Người bị tiểu đường có ăn chuối được không? Lưu ý gì?
Chuối là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, được nhiều người bổ sung vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Tuy là thực phẩm có nhiều công dụng nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được, điển hình là bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Vậy những người này có ăn chuối được không, nếu được thì nên ăn như thế nào để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh?
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của quả chuối
Chuối là thực phẩm quá đỗi quen thuộc và được mọi lứa tuổi ưa thích và bổ sung trong chế độ ăn uống hằng ngày. Không chỉ là một loại quả ngon, bổ dưỡng, rẻ tiền, chuối còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết đến.
Theo sự ghi nhận của một số tài liệu mới đây cho biết, trong 100 gram thịt chuối sẽ cung cấp 92 calo, 1.03 protein, 1mg natri, 29mg magie, 20mg photpho, 0.16mg kẽm, 6mg calcium,… Đây đều là những thành phần rất cần thiết cho việc điều hòa sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, chuối là một loại quả rất giàu chất xơ, kali, sắt và một số hàm lượng vitamin khác có tác dụng lành mạnh cho một bữa ăn nhẹ. Nếu vitamin C trong quả chuối có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch thì vitamin B6 giúp điều hòa tâm trạng.
Hơn thế nữa, hàm lượng kali cao giúp ổn định đường huyết và chất xơ giúp cơ thể luôn trong trạng thái sảng khoái. Ngoài ra, hàm lượng sắt có tác dụng kích thích tăng huyết cầu trong máu và hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu.
Song song, trong chuối còn chứa hàm lượng đường rất cao, nhất là trong những quả chuối chín mà chủ yếu là đường đơn do tinh bột chuyển hóa thành. Điển hình là đường glucose, sucrose, fructose,…
Đặc biệt hơn, trong chuối chín có chứa chất Tumor Necrosis Factor (viết tắt là TNF), đây là một loại chất có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường xuất hiện trong cơ thể. Điều này còn giúp ngăn chặn sự khởi phát của một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Nhờ có những thành phần và công dụng trên, bạn không nên bỏ qua việc bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cũng như cải thiện sức khỏe.
Tham khảo thêm: Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?
Bệnh nhân bị tiểu đường ăn chuối có làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều trị bệnh cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng. Hơn hết, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao không được khuyến khích người bệnh sử dụng. Thay vào đó, người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít đường.
Trở lại với vấn đề “Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?” – Câu trả lời là có thể ăn được nhưng phải ăn đúng cách và ăn vừa đủ. Nếu việc dùng chuối không đúng cách không chỉ làm đường huyết tăng cao mà còn làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc người mắc bệnh tiểu đường ăn chuối không đúng cách:
- Tinh bột có trong chuối có thể có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin. Điều này không hề tốt cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, lượng tinh bột này giúp giảm trọng lượng cho các đối tượng bị béo phì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
- Lượng đường trong chuối rất cao do quá trình chuyển hóa của tinh bột nên sẽ gây bất lợi cho sức khỏe của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm và thậm chí kéo theo việc trao đổi chất trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng không kém;
- Một số dưỡng chất trong quả chuối có thể khiến cho hệ tuần hoàn máu và quá trình trao đổi chất bị kém đi. Từ đó sẽ khiến cho bệnh tiểu đường càng trở nên nặng hơn.
Từ những mối nguy hiểm trên cho thấy, các đối tượng mắc bệnh tiểu đường không nên ăn chuối. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi lượng đường trong máu tụt xuống quá thấp hay điều trị tiêm insulin quá liều thì người bệnh có thể bổ sung chuối để bổ sung lượng đường trong máu trở về mức cân bằng. Hơn thế nữa, quả chuối chỉ tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu có chế độ ăn hợp lý, ăn đúng cách và chọn lựa chuối để ăn cho phù hợp lý.
Ngoài việc bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích người bệnh cần tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm khác như: táo, kiwi, dưa hấu, bưởi đỏ, việt quất,… Người bệnh có thể luân phiên thay đổi giữa các bữa ăn để tránh sự nhàm chán cũng như bổ sung thêm những dưỡng chất mà chuối không có.
Tham khảo thêm: Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mít không?
Một số lưu ý khi dùng chuối cho người mắc bệnh tiểu đường
Mặc dù chuối là thực phẩm lành tính, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng được nhưng cũng không được quá chủ quan khi ăn thực phẩm này. Bởi vì, chế độ ăn không đúng cách, ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến quá trình điều trị bệnh.
Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh trở nặng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra, người bệnh nên điều chỉnh cách ăn chuối tốt cho sức khỏe thông qua việc ăn như thế nào và ăn bao nhiêu là đủ. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
– Cách chọn chuối cho người mắc bệnh tiểu đường
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên ăn chuối chắc, chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn một chút so với chuối chín.
Một quả chuối chín có thể có chỉ số đường huyết trung bình khoảng 60, trong khi đó chuối chắc chỉ có chỉ số đường huyết chừng 40. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc trong việc lựa chọn chuối sao cho phù hợp để tránh làm tăng lượng đường trong máu.
– Ăn bao nhiêu là đủ khi mắc bệnh tiểu đường?
Không phải ăn nhiều hay ăn liên tục trong nhiều ngày liền là tốt là bổ. Việc lạm dụng chuối không chỉ không tốt cho sức khỏe mà thậm chí có thể làm phản tác dụng của chuối.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh tiểu đường chỉ ăn khoảng 1 quả chuối là đủ hoặc có thể 2 quả đối với những loại chuối có kích thước nhỏ hơn. Người bệnh chỉ nên thi thoảng bổ sung vào thực đơn chứ không được ăn liên tục trong nhiều ngày liền.
Bên cạnh đó, không ăn chuối cùng với bánh kẹo hay nước ngọt và nên ăn cách xa bữa ăn ít nhất 30 phút. Nếu ăn cùng bữa ăn chính thì cần đảm bảo bữa ăn chứa ít tinh bột, đường và carbohydrate.
Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu
– Bị tiểu đường uống sinh tố chuối được không?
Ngoài việc sử dụng chuối để ăn trực tiếp, nhiều người còn dùng loại quả này để xay sinh tố uống giải khát. Đây là một loại đồ uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, sinh tố chuối lại không được khuyến khích dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Bởi vì loại đồ uống này có chứa hàm lượng đường khá cao, điều này có khả năng cao làm gia tăng chỉ số đường huyết và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường không nên dùng sinh tố chuối hay bất kỳ các loại sinh tố từ trái cây nào khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa.
Qua những chia sẻ được cập nhật trong bài viết về vấn đề bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có ăn được chuối không hy vọng sẽ giúp ích cho người bệnh trong vấn đề bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp song song với lối sống lành mạnh và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường không tốt cho sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!