Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng

Thuốc hạ đường huyết loại nào tốt là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Thuốc có tác dụng giúp người bệnh kiểm soát, ổn định lại hàm lượng đường trong máu. Bác sĩ sẽ chỉ định loại phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số loại thuốc hạ đường huyết phổ biến hiện nay, kèm theo đó là cách dùng và giá bán cụ thể để bạn dễ tham khảo.

Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng
Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến nhất hiện nay

Sử dụng thuốc hạ đường huyết khi nào?

Đường huyết là tên gọi chỉ hàm lượng đường trong máu con người. Đây là thành phần có vai trò duy trì năng lượng cho các hoạt động sống trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn quyết định hoạt động của hệ thần kinh và tư duy não bộ. Nếu chỉ số đường huyết tăng hoặc giảm đột ngột có thể gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Trường hợp tăng đường huyết lên cao quá mức là tình trạng đường glucose đang bị dư thừa trong máu. Lúc này, tại các mô trong cơ thể có thể đo được lượng đường dư thừa lớn. Cụ thể, chỉ số đường huyết khi đói sẽ cho kết quả lớn hơn hoặc bằng với con số 1.26g/l tương đương với 7mmol/l. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, nếu chỉ số đường huyết đo vào thời gian bất kỳ trong ngày thu được con số lớn hơn hoặc bằng 2g/l tương đương 11mmol/l thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tăng đường huyết. Tùy theo tình trạng của từng người mà chỉ số đường huyết sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Ngoài ra, chỉ số này có thể thay đổi nhanh chóng theo từng giờ, từng giây, phút.

Bác sĩ sẽ dựa vào sự thay đổi này để chẩn đoán tình trạng bệnh lý của bạn. Trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường là khi chỉ số đường huyết cao hơn mức quy định. Khi đó, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hạ đường huyết để giúp ổn định lại hàm lượng đường trong máu. 

Bên cạnh đó, thay vì tăng lên đột ngột, chỉ số này cũng có thể giảm xuống thấp. Cụ thể, kết quả thu được sẽ cho con số dưới 70mg/dl tương đương với 3.9mmol/l. Bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán mắc phải chứng hạ đường huyết. Tình trạng này cũng nguy hiểm không kém tình trạng tăng đường huyết. Lúc này, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng hôn mê, thậm chí là tổn thương não.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết khi nào?
Sử dụng thuốc hạ đường huyết khi nào?

Thuốc trị tiểu đường cũng sẽ được chỉ định sử dụng để nhanh chóng ổn định lại đường huyết cho cơ thể người bệnh. Vậy nên, tùy theo tình trạng cụ thể của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp, giúp người bệnh khắc phục những vấn đề do tăng, tụt đường huyết gây ra. Hạn chế những nguy cơ không mong muốn xảy ra đối với người bệnh.

Một số thuốc hạ đường huyết tốt nhất hiện nay

Có nhiều loại thuốc có công dụng hạ đường huyết được bán trên thị trường. Dưới đây là gợi ý một số loại thuốc tốt, phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:

1. Thuốc Repaglinide

Thuốc Repaglinide là loại thuốc có công dụng hạ đường huyết tốt nhất hiện nay. Thuốc giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu của người bệnh. Đặc biệt phát huy công dụng tuyệt đối nếu người bệnh kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục hàng ngày. 

Cơ chế hoạt động của thuốc là đi vào cơ thể, kích thích sản sinh ra insulin để tổng hợp đường. Người bệnh nhờ thế mà duy trì được chỉ số đường huyết ở mức ổn định, giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch. Thuốc có dạng viên nén, một viên sẽ từ 0,5mg cho đến 2mg tùy theo mỗi loại.

  • Tác dụng phụ: Người bệnh khi sử dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau lưng, viêm xoang, đau bao tử, viêm phế quản,…
  • Cách sử dụng: Uống thuốc trước 15 phút mỗi bữa ăn. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán tham khảo: 150.000 VNĐ cho một hộp.

2. Thuốc Metformin

Thuốc Metformin thuộc nhóm thuốc Biguanide, là dạng thuốc hạ đường huyết được nhiều người sử dụng. Tác dụng chính của thuốc là phát huy công dụng lên các cơ quan và mô ở gan. Bởi vì, gan là bộ phận có chức năng tổng hợp glucose và giải phóng vào máu. 

Người bệnh sử dụng thuốc Metformin sẽ giúp ổn định lại hoạt động này của gan. Chỉ số đường huyết trong máu sẽ được cân bằng, không làm người bệnh bị tăng cân quá mức ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Thông thường, loại này sẽ được chỉ định sử dụng cho người không còn điều trị bằng biện pháp thay đổi chế độ ăn uống thông thường.

Một số thuốc hạ đường huyết tốt nhất hiện nay
Thuốc Metformin thuộc nhóm thuốc Biguanide, là dạng thuốc hạ đường huyết được nhiều người sử dụng
    • Tác dụng phụ: Thuốc Metformin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể người bệnh như gây cảm giác chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng,…
    • Cách sử dụng: Người bệnh uống mỗi ngày 2 – 3 lần sau các bữa ăn. Bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.
    • Giá bán tham khảo: 30.000 VNĐ cho một hộp thuốc 3 vỉ (10 viên/ vỉ).

3. Thuốc Acarbose

Thuốc Acarbose cũng có tác dụng tương tự như những loại thuốc hạ đường huyết kể trên. Acarbose giúp kiểm soát chỉ số đường trong máu, đặc biệt là sau khi người bệnh ăn. Ngoài ra, thuốc còn giúp giảm dao động nồng độ glucose và đường huyết trong máu vào ban ngày. 

Bên cạnh đó, thuốc còn phát huy công dụng ức chế quá trình tiêu hóa carbohydrate bên trong ruột non. Nhờ vào lợi ích này mà lượng đường trong máu của người bệnh sau khi ăn được kiểm soát ở mức hợp lý nhất. Acarbose được sản xuất với dạng viên nén, thường được chỉ định cho người đang bị tiểu đường tuýp 2, tăng đường huyết. 

  • Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng thuốc sẽ gặp tình trạng tiêu hóa chậm, khiến xì hơi, đau bụng, rối loạn chức năng gan,…
  • Cách sử dụng: Uống mỗi ngày trước khi ăn, liều lượng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán tham khảo: 225.000 VNĐ cho hộp 10 vỉ (10 viên/ vỉ).

4. Thuốc Glimepiride

Thuốc Glimepiride thuộc nhóm thuốc Sulfonylurea, tác dụng kiểm soát đường huyết, hạ đường huyết trở về mức bình thường. Phù hợp cho bệnh nhân mắc chứng tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh phải sử dụng liên tục loại thuốc này sẽ có nguy cơ bị tăng cân.

  • Tác dụng phụ: Ngoài tăng cân, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng khác như nổi mề đay, cơ thể bị thiếu máu, hay chóng mặt,…
  • Cách sử dụng: Uống sau mỗi bữa ăn sáng 1mg – 2mg, tuân thủ tốt nhất theo chỉ định của bác sĩ.
  • Giá bán tham khảo: 50.000 VNĐ cho một hộp.

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

Để việc điều trị bệnh, ổn định chỉ số đường huyết diễn ra nhanh chóng, an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết
Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết
  • Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc tùy tiện nếu không được sự hướng dẫn từ người có chuyên môn. Trường hợp sử dụng sai liều lượng, sai cách có thể gây ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe người bệnh.
  • Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể làm cơ thể nhờn thuốc, hoặc xảy ra vấn đề không mong muốn.
  • Kiên trì sử dụng trong thời gian dài, chỉ dừng khi cơ thể gặp phải một số dấu hiệu bất thường. Báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp, tránh những thực phẩm có thể làm rối loạn đường huyết trong máu. Ưu tiên những thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
  • Có thời gian luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng cường trao đổi chất của cơ thể.
  • Nếu cơ thể có các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ, điều trị.

Trên đây là một số loại thuốc hạ đường huyết nhanh và tốt nhất hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có được những thông tin bổ ích. Việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian. Do đó, bạn đọc nên kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn xảy đến với cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

 

Các loại thuốc trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay

Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là phương pháp được áp...

Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu và cách cấp cứu nhanh

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị...

Các loại insulin hiện nay & cách dùng cho người tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều loại Insulin chữa trị bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào nhiều yếu...

Chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà được không?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua việc chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua nhưng có thể sẽ khá...

chữa tiểu đường tại nhà

9 cách chữa tiểu đường tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Tiểu đường là bệnh lý chuyển hóa nghiêm trọng cần chú ý kiểm soát tốt. Khi chỉ số đường huyết...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Hồng ThuậnLê Hồng Thuận says: Trả lời

    Xét nghiệm máu đường huyết tôi là 115 mmol/l, vậy có cần uống thuốc hạ đường không. Xin cảm ơn.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.