10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt

Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có giá thành rẻ, nguyên liệu dễ tìm, đơn giản, lành tính, dễ thực hiện và dễ sử dụng tại nhà. Vì thế những bài thuốc chữa bệnh này nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm của người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguyên liệu thiên nhiên đều có khả năng kiểm soát đường huyết và mang đến hiệu quả điều trị như mong đợi. Bởi hiệu quả chữa bệnh còn tùy thuộc vào thời gian sử dụng, yếu tố cơ địa và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể.

Danh sách 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt

Hiệu quả điều trị bệnh của những bài thuốc dân gian chữa tiểu đường còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên nếu lựa chọn đúng bài thuốc phù hợp và kiên trì sử dụng, lượng đường trong máu của bạn có thể được kiểm soát. Từ đó giúp cải thiện tốt bệnh tiểu đường.

Dưới đây là danh sách 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt
Tìm hiểu thông tin và cách thực hiện 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt

1. Bài thuốc từ vỏ dưa hấu giúp điều trị bệnh tiểu đường

Trong Y học cổ truyền, vỏ dưa hấu có tính mát, vị ngọt thanh, mùi thơm nhẹ, có tác dụng giảm say nắng, giải khát, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu và kiểm soát đường huyết.

Theo Y học hiện đại, phần vỏ màu trắng bao quanh ruột dưa hấu chứa nhiều Citrulline. Đây là một hoạt chất có khả năng cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch, thư giãn các mạch máu, giảm huyết áp, tổng hợp oxit nitric, tốt cho thận, phổi, gan và sinh sản.

Ngoài ra chất xơ, vitamin và một số chất khác trong vỏ dưa hấu còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường từ việc tiêu thụ các loại thức ăn nhiều carbs và giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ vỏ dưa hấu giúp điều trị bệnh tiểu đường

Cách 1: Kết hợp vỏ dưa hấu cùng vỏ bí xanh

Nguyên liệu:

  • 30 gram vỏ dưa hấu
  • 30 gram vỏ bí xanh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu
  • Cho vỏ dưa hấu và vỏ bí xanh vào nồi, sắc lấy nước uống
  • Chia đều lượng nước thuốc thu được thành 3 lần uống
  • Uống thuốc trước hoặc sau mỗi bữa ăn
  • Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 1 tháng để lượng đường trong máu được kiểm soát.

Cách 2: Kết hợp vỏ dưa hấu với các nguyên liệu khác

Nguyên liệu:

  • 60 gram vỏ dưa hấu
  • 12 gram thiên hoa phấn
  • 10 gram ô mai
  • 15 gram câu kỷ tử.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và để ráo nước các nguyên liệu
  • Tiến hành sắc thuốc đến khi nước thuốc cô cạn
  • Tắt bếp, lấy lượng nước thuốc thu được uống trong ngày
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 thang thuốc để sớm kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bài thuốc từ vỏ dưa hấu giúp điều trị bệnh tiểu đường
Bài thuốc từ vỏ dưa hấu giúp điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch

Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

2. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng củ và thân cây chuối hột

Củ và thân cây chuối hột được đánh giá là một loại nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng ổn định lượng đường trong máu. Bởi dựa trên kết quả nghiên cứu, một lượng lớn chất xơ đã được tìm thấy thành phần của loại nguyên liệu thiên nhiên này. Khi tiến hành ép thân củ và thân cây chuối hột để lấy nước uống, người bệnh không bị đói vặt, có cảm giác nhanh no. Từ đó giúp giảm cân và giảm lượng đường trong máu.

Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim – biến chứng của bệnh tiểu đường. Hàm lượng kali trong gốc và thân chuối hột có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của tế bào, nâng cao sức để kháng và ổn định mức insulin.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng củ và thân cây chuối hột

Cách 1: Uống nước ép thân cây chuối hột

Nguyên liệu:

  • Thân cây chuối hột.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ép thân cây chuối hột để lấy nước
  • Dùng nước này để uống 1 lần/ ngày, mỗi lần 100ml (tuyệt đối không uống hơn vì sẽ gây hạ đường huyết)
  • Thực hiện trong 2 tuần.

Cách 2: Uống nước củ chuối hột

Nguyên liệu:

  • Củ chuối hột.

Cách thực hiện:

  • Mang củ chuối hột rửa sạch và giã nát
  • Vắt lấy nước uống
  • Thực hiện 1 lần/ ngày trong 2 tuần.

Cách 3: Uống nước quả chuối hột

Nguyên liệu:

  • Quả chuối hột vừa chín hoặc già.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và thái mỏng quả chuối hột, mang phơi khô
  • Sử dụng quả chuối hột khô sắc lấy nước để uống trong ngày
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần đến khi lượng đường huyết được ổn định.

3. Bài thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu. Ngoài ra loại mướp này còn có khả năng điều trị các bệnh ngoài da, chữa mụn nhọt, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2 và chống ung thư.

Theo Y học hiện đại, các thành phần có lợi trong mướp đắng có khả năng ức chế hoạt động của enzym tham gia vào quá trình phá vỡ monosaccharides, disaccharides. Điều này giúp làm giảm quá trình hấp thu và đưa glucose vào máu. Vì tác động đến những kênh vận chuyển glucose, nên mướp đắng mang đến hiệu quả cao trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2.

Ngoài ra nước ép mướp đắng có tác dụng giảm lượng đường trong nước tiểu, giảm đường trong máu và lọc máu do có chứa chất hạ đường huyết. Đồng thời giúp tăng cường bài tiết Insulin, thúc đẩy tiêu hóa carbohydrate, giảm glucose trong máu, hồi sức kháng insulin, chống oxy hóa, kháng viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Bài thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường bằng mướp đắng
Bài thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường, tăng cường bài tiết Insulin bằng mướp đắng

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc kiểm soát bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Nguyên liệu:

  • 1 quả mướp đắng xanh
  • Nước cốt chanh
  • Một thìa cà phê bột nghệ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mướp đắng
  • Cắt mướp đắng thành từng lát, sau đó ngâm với nghệ hoặc muối cho sạch
  • Vớt ra ngoài, để ráo và xay nguyên liệu với một ít nước
  • Lọc lấy nước, thêm chanh tươi và khuấy đều
  • Uống nước mướp đắng vào mỗi buổi sáng sớm khi dạ dày rỗng
  • Một ngày uống 1 ly nước ép mướp đắng, thực hiện trong 20 ngày để kiểm soát bệnh tiểu đường.

4. Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh đái tháo đường

Lượng chất nhầy, chất sắt, canxi, pectin, thiamin, axit ascorbic cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, giảm quá trình hấp thụ và đưa glucose vào máu. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong đậu bắp tương đối cao. Chất này tham gia vào quá trình loại bỏ cholesterol, giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn, giảm nhũ tương hóa chất béo và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh đái tháo đường

Nguyên liệu:

  • 500 gram đậu bắp tươi
  • 2 lít nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Rửa và ngâm đậu bắp trong nước muối để làm sạch
  • Vớt đậu bắp ra ngoài và nấu cùng với 2 lít nước, còn 1 lít
  • Để nước đậu bắp nguội bớt và uống trong ngày
  • Chữa bệnh tiểu đường với đậu bắp mỗi ngày một lần, liên tục trong 20 ngày để cảm nhận hiệu quả kiểm soát đường huyết của bài thuốc này.
Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh đái tháo đường
Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn

Tham khảo thêm: Thuốc trị tiểu đường của Pháp loại nào tốt? Giá bán?

5. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng tỏi

Hoạt chất Phytoncid trong tỏi hoạt động như một chất kháng sinh. Vì thế chất này có tác dụng diệt khuẩn, cải thiện khả năng miễn dịch, đồng thời giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó việc sử dụng tỏi sẽ giúp bạn kích thích quá trình giải phóng lượng insulin tự do trong máu, giúp quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể và máu diễn ra suôn sẻ. Từ đó giúp lượng đường trong nước tiểu và trong máu giảm nhanh.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng tỏi

Nguyên liệu:

  • 40 gram tỏi khô
  • 100 gram rượu nếp 50 độ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ vỏ và rửa sạch tỏi
  • Thái nhỏ tỏi và cho nguyên liệu vào bình thủy tinh
  • Thêm rượu vào bình, đậy kín nắp và ngâm tỏi đến khi nhận thấy rượu tỏi chuyển sang màu vàng, thường xuyên lắc nhẹ bình tỏi trong thời gian ngâm để tỏi ngấm đều
  • Uống 1 thìa cà phê rượu tỏi/ lần x 2 lần/ ngày sử dụng trong 20 ngày để kiểm soát lượng đường trong máu.

6. Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường bằng lá sa kê

Lá sa kê dùng trong điều trị bệnh tiểu đường là lá sa kê vừa rụng, lưu ý không dùng lá xanh. Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của nguyên liệu thiên nhiên này chứa nước (khoảng 70%) và carbohydrate cùng nhiều dưỡng chất khác (25%). Do đó lá sa kê thường được sử dụng để điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Ngoài ra trong thành phần của lá sa kê còn chứa campherol và quercetin. Đây là hai hoạt chất có khả năng giảm đường huyết, phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường, giúp lợi tiểu, tiêu viêm và điều trị u kháng viêm.

Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường bằng lá sa kê
Bài thuốc sử dụng lá sa kê điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường bằng lá sa kê

Cách 1: Kết hợp lá sa kê, đậu bắp và búp ổi tươi

Nguyên liệu:

  • 100 gram lá sa kê vàng vừa rụng
  • 100 gram đậu bắp
  • 20 gram búp ổi tươi.

Cách thực hiện:

  • Mang lá sa kê, đậu bắp và búp ổi tươi ngâm và rửa sạch
  • Nấu các nguyên liệu trong ấm chứa 2 lít nước
  • Đợi đến khi nước sắc cạn còn 500ml thì tắt bếp
  • Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
  • Sử dụng nước sắc lá sa kê, đậu bắp và búp ổi tươi mỗi ngày 1 lần, duy trì trong 30 ngày.

Cách 2: Kết hợp lá sa kê, chè xanh và lá ngót tươi (phù hợp với bệnh nhân bị đái tháo đường kèm tăng huyết áp)

Nguyên liệu:

  • 2 lá sa kê vàng vừa rụng
  • 20 gram chè xanh
  • 50 gram lá ngót tươi.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá sa kê, chè xanh và lá ngót tươi
  • Nấu lá sa kê, chè xanh và lá ngót tươi trong ấm cùng với 2 lít nước
  • Tắt bếp khi nước thuốc trong nồi cạn còn 500ml
  • Chia nước thuốc thành nhiều phần bằng nhau để uống nhiều lần trong ngày
  • Để kiểm soát lượng đường trong máu, bạn cần kiên trì uống nước sắc lá sa kê, chè xanh và lá ngót tươi 1 thang mỗi ngày, trong 1 tháng.

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

7. Bài thuốc dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường

Kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng trong thành phần của lá dứa chứa flavonoids. Đây là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa tế bào, chống viêm, chống dị ứng và kháng khuẩn. Ngoài ra hợp chất flavonoids còn có tác dụng ức chế hoạt động gây hại của các gốc tự do, giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim, mạch máu và bệnh tiểu đường.

Mặt khác, lá dứa được xác định là một loại nguyên liệu thiên nhiên không độc hại. Vì thế việc thêm nguyên liệu này vào quá trình điều trị tiểu đường lâu dài không làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan nội tạng. Đặc biệt các hoạt chất được tìm thấy trong rễ cây lá dứa có khả năng làm hạ đường huyết hiệu quả và chữa tiểu nhiều lần (anti-diuretic).

Bài thuốc dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường
Bài thuốc sử dụng lá dứa trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa các bệnh lý về tim và mạch máu

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc dùng lá dứa trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu:

  • Lá dứa.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi lá dứa cho đến khi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh (tránh phơi héo lá dứa)
  • Bảo quản lá dứa khô trong bị kín
  • Khi cần, lấy 10 lá dứa cắt nhỏ
  • Đun sôi lá dứa với 2,5 lít nước
  • Chắt nước thuốc sau 20 phút
  • Chia nước lá dứa thành 3 phần, uống trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút và uống hết trong ngày
  • Kiên trì uống nước lá dứa trong 20 ngày để cảm nhận hiệu quả chữa bệnh.

Lưu ý:

  • Nam giới bị tiểu đường cần tránh uống nước lá dứa vào ban đêm.

8. Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng hạt quả vải

Trong Đông y, hạt quả vải có tính ôn, vị chát, thường được dùng trong điều trị đau răng, tán hàn, tiêu chảy, đau tinh hoàn. Ngoài ra nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa phát sinh những biến chứng mạn tính.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, các hoạt chất trong hạt quả vải hoạt động như biguanide nên có khả năng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, tăng mức độ nhạy cảm của insulin trong cơ thể, tăng quá trình sử dụng glucose ở tế bào cơ và những tế bào ngoại vi khác. Đồng thời giảm hấp thu glucose ở ruột và giảm sản xuất glucose ở gan. Điều này giúp lượng đường trong máu không bị tăng đột ngột sau khi ăn.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng hạt quả vải

Cách 1: Dùng hạt vải khô

Nguyên liệu: 

  • Hạt quả vải.

Cách thực hiện:

  • Mang hạt quả vải rửa sạch và phơi khô
  • Tiếp tục sấy nhỏ, cho hạt vải khô vào nồi, tiến hành sắc lấy nước cho đến khi thuốc cô thành cao thì vo viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3 gram
  • Mỗi lần lấy 4 – 6 viên để uống, uống trước bữa ăn 30 phút và uống 3 lần/ ngày
  • Kiên trì sử dụng thuốc trong 3 tháng để lượng đường trong máu được ổn định, phòng ngừa bệnh tiểu đường tiến triển theo hướng xấu.

Cách 2: Sử dụng bột hạt vải

Nguyên liệu: 

  • Hạt quả vải.

Cách thực hiện:

  • Mang hạt quả vải rửa sạch, để ráo và sấy khô
  • Tiến hành tán hạt vải khô bằng bột mịn
  • Bảo quản thuốc bột trong bình thủy tinh có nắp đậy kín để dùng dần
  • Khi cần lấy 10 gram thuốc bột uống cùng với nước ấm
  • Uống thuốc trước bữa ăn 30 phút và uống mỗi lần 3 ngày
  • Người bị tiểu đường nên uống thuốc liên tục trong 3 tháng để cải thiện bệnh lý.
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng hạt quả vải
Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa phát sinh những biến chứng mạn tính bằng hạt quả vải

Tham khảo thêm: Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không?

9. Bài thuốc kết hợp râu ngô và rau muống chữa bệnh tiểu đường

Râu ngô có tác dụng giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng lượng insulin trong cơ thể. Chính vì thế râu ngô được đánh giá là một loại nguyên liệu thiên nhiên phù hợp với những người có cholesterol cao, bị suy tim sung huyết và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của râu ngô chứa một lượng lớn vitamin C cùng các khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần dinh dưỡng này có khả năng kích thích quá trình tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống viêm nhiễm.

Đối với rau muống, nguyên liệu thiên nhiên này có tác dụng giảm cân, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm lượng cholesterol xấu, giúp hạn chế chỉ số mỡ máu. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng rau muống còn giúp bạn kích thích sự phát triển của những chất đề kháng trong cơ thể. Từ đó giúp phòng ngừa và phát triển bệnh tiểu đường.

Chính vì thế việc sử dụng kết hợp râu ngô và rau muống sẽ giúp bạn tạo ra bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc kết hợp râu ngô và rau muống chữa bệnh tiểu đường 

Nguyên liệu:

  • 60 gram rau muống (chỉ lấy phần cọng)
  • 30 gram râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Mang râu ngô và rau muống rửa sạch
  • Cho râu ngô và rau muống vào ấm, thêm 1,5 lít nước
  • Tiến hành sắc thuốc cho đến khi nước thuốc cô cạn
  • Tắt bếp, chắt lấy phần nước thuốc
  • Uống hết nước thuốc trong 1 lần hoặc chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày
  • Thực hiện sắc thuốc và uống mỗi ngày 1 thang
  • Kiên trì điều trị bệnh tiểu đường với râu ngô và rau muống cho đến khi lượng đường trong máu đạt mức an toàn và ổn định.
Bài thuốc kết hợp râu ngô và rau muống chữa bệnh tiểu đường
Bài thuốc kết hợp râu ngô và rau muống chữa bệnh tiểu đường, giảm cholesterol

10. Bài thuốc dùng lá xoài khắc phục bệnh đái tháo đường

Theo Y học cổ truyền, lá xoài có tính mát, vị chua ngọt, có tác dụng chống sa nội tạng, chữa bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, hoạt chất anthxyanhdin trong lá xoài có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giúp đường huyết luôn ở mức ổn định. Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường gây ra biến chứng trên mạch máu và ở mắt.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết trong lá xoài rất thấp. Kết hợp với các thành phần quan trọng gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C,flavonoid, phenol… giúp người bệnh giảm cholesterol, chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

Hướng dẫn thực hiện bài thuốc dùng lá xoài khắc phục bệnh đái tháo đường

Nguyên liệu:

  • 2 – 3 lá xoài non.

Cách thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá xoài non cùng với nước muối
  • Để ráo nước và thái lá xoài non thành sợi
  • Cho lá xoài non đã thái vào bình cách nhiệt
  • Đổ nước sối vào bình, đậy kín nắp và ngâm qua đêm cho các tinh chất ra hết
  • Gạn lấy phần nước, không sử dụng bã
  • Uống hết nước thuốc trong 1 lần sau khi thức dậy
  • Người bệnh cần điều trị bệnh đái tháo đường với lá xoài non cho đến khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Lưu ý: 

  • Nên sử dụng bài thuốc chữa bệnh tiểu đường từ lá xoài và thuốc tây điều trị cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để phòng ngừa tình trạng tương tác thuốc, giảm hiệu quả điều trị của cả hai phương pháp.
Bài thuốc dùng lá xoài khắc phục bệnh đái tháo đường
Bài thuốc dùng lá xoài khắc phục bệnh đái tháo đường, phòng ngừa gây biến chứng ở mắt và mạch máu

Bài viết là danh sách 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt. Hy vọng thông qua thông tin trong bài viết, người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc trị bệnh tiểu đường phù hợp, giúp kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các bài thuốc. Đặc biệt là khi đang người bệnh trong quá trình chữa tiểu đường với thuốc tây.

Có thể bạn quan tâm

Thuốc tiểu đường của Nhật Bản loại nào tốt? Giá bán?

Kikuimo Seikatsu, Tokaijyo, Ala Pro, Ala - Bio,... là một trong những sản phẩm nổi bật đến từ các hãng...

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?

Không quá bất ngờ khi nhắc đến việc sử dụng lá ổi để chữa bệnh nhưng rất ít người không...

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2: Cách điều trị và thông tin cần biết

Tiểu đường tuýp 2 thuộc dạng phổ biến của căn bệnh tiểu đường nguy hiểm. Bệnh diễn ra âm thầm...

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Bạn đọc có...

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *