Xơ Vữa Động Mạch: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Hướng điều trị

Xơ vữa động mạch có diễn biến âm thầm, triệu chứng xuất hiện mờ nhạt khiến nhiều người chủ quan trước các dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên, khi hiện tượng tắc nghẽn diễn biến nặng nề có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch hay còn được gọi là xơ cứng động mạch có tên khoa học là Atherosclerosis. Đây là hiện tượng mạch máu bị tắc nghẽn do các chất béo, canxi, cặn tế bào hay cholesterol dư thừa, chất đông máu tích tụ ở hai bên thành động mạch gây thu hẹp dòng chảy của máu.

Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch gây ra tình trạng tắc nghẽn khiến dòng chảy máu không thông thoáng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể

Tình trạng này làm lượng oxy cùng với các dưỡng chất không lưu thông thuận lợi trong động mạch dẫn đến các biểu hiện suy nhược cơ thể, do các cơ quan không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Thông thường hiện tượng tắc mạch xảy ra phổ biến tại các động mạch lớn, vừa, những động mạch nhỏ thường không xuất hiện.

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề về tim mạch. Nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh trải qua những cơn đau tim bất thường. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị đột quỵ dẫn đến tử vong.

Vậy, đối tượng nào có nguy cơ mắc phải chứng xơ vữa động mạch? Theo các chuyên gia, người có tuổi cao, sức khỏe kém, có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc đang gặp phải tình trạng cao huyết áp, tiểu đường, thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia,… có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.

Cần tìm hiểu bệnh lý này và nhanh chóng khám chữa để phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên do bệnh có diễn biến khá âm thầm nên không phải trường hợp nào cũng phát hiện bệnh từ sớm. Đến khi các chất tích tụ dày khiến máu huyết kém lưu thông, triệu chứng rõ nét thì việc điều trị cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các dạng xơ vữa động mạch và dấu hiệu nhận biết

Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở động mạch vành, động mạch cảnh, mạch chi dưới,… Mỗi tình trạng sẽ gây ra các triệu chứng đặc trưng. Theo đó, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để kịp thời theo dõi, điều trị phòng ngừa biến chứng.

Các dạng xơ vữa động mạch và dấu hiệu nhận biết
Sự tích tụ mảng bám vật chất trên thành động mạch thường diễn ra trên các mạch lớn

Dưới đây là các triệu chứng của từng dạng xơ vữa động mạch tại các vị trí, bạn đọc nên lưu ý:

  • Xơ vữa động mạch vành: Động mạch vành giữ vai trò qua trong trong hệ thống mạch máu, là động mạnh chính đưa máu và oxy đến tim. Khi các cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành làm tăng nguy cơ tắc mạch, khiến máu không điều tiết về tim như bình thường. Nhận biết nguy cơ thông qua biểu hiện khó thở, đau đầu, mệt mỏi, tê liệt cơ thể.
  • Xơ vữa động mạch cảnh: Nếu không kịp thời cứu chữa, những vấn đề tại động mạch cảnh có khả năng gây tổn thương não cao, đồng thời đây cũng là nguy cơ khiến người bệnh đột quỵ. Bởi, các tác nghẽn khiến cho máu không lưu thông lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Không chủ quan trước những triệu chứng như buồn nôn, đau tức ngực, ho liên tục, choáng váng,…
  • Xơ vữa động mạch ngoại biên: Đây là một trong những trường hợp xơ vữa động mạch. Các mảng bám hình thành khiến động mạch ở các chi dần dần thu hẹp không gian làm dòng chảy của máu bị tắc nghẽn. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị cắt cụt chi để điều trị. Dấu hiệu nhận biết: Các chi trở nên nặng nề hơn, có cảm giác chuột rút khó chịu xảy ra thường xuyên, đồng thời vết thương lâu lành hơn.
  • Xơ vữa động mạch thận: Tình trạng này có thể khiến thận bị tổn thương vĩnh viễn, các triệu chứng kéo dài khó khắc phục. Động mạch ở thận bị hẹp dần, gây ra các triệu chứng khó chịu như ăn không ngon, phù nè tay chân, đầu óc khó tập trung.

Xơ vữa động mạch diễn biến âm thầm, triệu chứng dễ bị nhầm lẫn, nhất là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi không gian động mạch bị thu hẹp dần do sự tích tụ các chất dư thừa ngày càng nhiều có khả năng gây tắc mạch nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch là do đâu?

Như các bạn đã biết, xơ vữa động mạch thường xảy ra ở người có tuổi cao, thói quen ăn uống không đảm bảo, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá,… Dưới đây là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tình trạng tích tụ chất dư thừa dẫn đến hẹp thành động mạch:

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch là do đâu?
Có nhiều yếu tố tác động khiến động mạch bị tắc nghẽn, gây biến chứng
  • Tăng cholesterol máu: Nồng độ cholesterol xấu trong máu tăng cao khiến bạn có nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Cholesterol dư thừa trở thành các mảng xơ cứng bám vào thành động mạch. Lúc này dòng chảy của máu trở nên khó khăn hơn, dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở một số cơ quan.
  • Bệnh huyết áp, tim mạch: Người mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao.
  • Chế độ ăn uống: Ăn thiếu chất, bổ sung cho cơ thể nhiều chất béo xấu từ mỡ động vật, nội tạng,… khiến cơ thể bị dư thừa cholesterol. Đồng thời bạn không ăn rau, không bổ sung trái cây lâu dần khiến cơ thể trở nên ù lỳ, nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, dễ phát sinh các vấn đề tim mạch, máu huyết.
  • Thói quen xấu: Lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, hút thuốc lá,… là thói quen khiến bạn đối mặt với nguy cơ xơ vữa động mạch cao. Nếu không điều chỉnh khắc phục, bạn có thể đối mặt với nhiều rủi ro khác.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng xơ vữa động mạch có thể liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi tác, mắc bệnh mãn tính trước đó,… Cần theo dõi các bất thường, chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện và chữa trị phòng biến chứng gây hại sức khỏe.

Xơ vữa động mạch nguy hiểm không?

Xơ vữa động mạch được đánh giá rất nguy hiểm. Đặc biệt khi mạch bị tắc nghẽn, máu không lưu thông đến não bộ, tim mạch có thể gây đột quỵ, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, quá trình tích tụ các mảng bám trên thành động mạch diễn ra âm thầm, khó nhận biết nên nhiều người chủ quan.

Đến khi các triệu chứng bất thường rõ nét hơn cho thấy tình trạng xơ vữa động mạch đã nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

Nhồi máu cơ tim

Những mảng xơ vữa xuất hiện trên thành động mạch là yếu tố gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim. Cơ chế dựa trên sự tổn thương thành mạch, các vết thương sẽ tự sửa chãu bằng cách hình thành cục máu đông bịt lại vết thương.

Tuy nhiên nếu cục máu đông quá lớn có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn hoặc khi mảng bám nứt vỡ và trôi theo dòng chảy của máu đến các mạch máu nhỏ hơn dẫn đến tắc nghẽn. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời có thể khiến một vùng cơ tim bị thiếu máu.

Tim dần suy yếu hơn, gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim. Người bệnh sẽ trải qua cảm giác đau quặn dữ dội ở ngực trái. Cơn đau dần lan ra các vùng xung quanh khiến người bệnh thở khó, vả mồ hôi, trống ngực,…

Phình tách động mạch

Nhiều trường hợp xơ vữa động mạch do cao huyết áp gây ra khiến cho động mạch bị tổn thương, dẫn đến tình trạng phình giãn động mạch. Nếu không phát hiện kịp thời, hiện tượng này dần trở nên nghiêm trọng hơn, tiên lượng sống giảm.

Xơ vữa động mạch nguy hiểm không?
Người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng

Trường hợp chậm trễ, người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Nhận biết biến chứng thông qua những triệu chứng nặng nề như đau dữ dội như bị dao nhọn đâm vào, vùng đau lan rộng, người bệnh thở khó, mất ý thức, choáng váng, không thể giữ thăng bằng,…

Biến chứng tại tim

Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm kể trên, người bị xơ vữa động mạch nghiêm trọng còn đối mặt với nguy cơ suy tim, rối loạn nhịp tim. Máu không cung cấp đủ cho tim khiến cơ quan này dần suy yếu, tim đập nhanh,…

Đặc biệt, người bệnh nếu có tiền sử nhồi máu cơ tim trước đó sẽ có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng tim mạch khác. Bởi, những vết sẹo trong động mạch, cơ tim tổn thương trước đó có thể làm gián đoạn quá trình dẫn truyền điện tim nguy hiểm.

Trên đây là một số trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra nếu xơ vữa động mạch tiến triển không kiểm soát. Ngoài ra, bạn đọc có thể gặp nhiều biến chứng khác nhưu bệnh thận mãn, mù lòa, bệnh động mạch cảnh não,…

Trước những biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng cao, bạn đọc cần thận trọng khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thườn. Hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ, điều trị sớm.

Phương pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch

Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp với tình trạng sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Theo đó, để xác định xơ vữa động mạch, thông thường người bệnh cần thực hiện một số phương pháp xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm công thức máu: Nhận diện nguy cơ tăng cholesterol và tăng đường huyết trong máu giúp chẩn đoán sớm tình trạng xơ vữa động mạch. Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bệnh nhân cần nhịn ăn trong khoảng 9 – 12 giờ, chỉ sử dụng nước lọc để tránh gây ảnh hưởng kết quả.
  • Siêu âm: Thông thường bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tác nghẽn động mạch thông qua dụng cụ Doppler siêu âm, đo huyết áp tại các điểm trên tứ chi.
  • Đo điện tâm đồ: Ngoài các phương pháp trên, bệnh nhân còn được đo điện tâm đồ giúp nhận diện có hay không tình trạng đau tim xảy ra trước đó.
  • Kiểm tra huyết áp: Đây là phương pháp giúp xác định bạn co nguy cơ bị xơ vữa động mạch chi dưới hay không. Bác sĩ tiến hành đo chỉ số huyết áp ở vị trí mắt cá chân và cánh tay. Thông qua bất thường bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng mà bạn đang gặp phải.
  • Kiểm tra hoạt động tim: Bằng phương pháp cho người bệnh chạy bộ và đạp xe để theo dõi nhịp tim, đo chỉ số hơi thở ra vào và chỉ số huyết áp. Thông qua đó, bác ĩ có thể nhận định được tình trạng hoạt động của tim là ổn định hay không ổn định.

Ngoài các phương pháp chẩn đoán kể trên, để sớm phát hiện tình trạng xơ vữa động mạch, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các chẩn đoán bằng hình ảnh khác như siêu âm, chụp CT, cộng hưởng từ,… Thông qua kết quả bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Hướng điều trị xơ vữa động mạch

Điều trị xơ vữa động mạch cần phải dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để tránh các biến chứng khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe. Dưới đây là các biện pháp điều trị được áp dụng:

Hướng điều trị xơ vữa động mạch
Bác sĩ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Sử dụng thuốc

Bệnh nhân có thể được bác sĩ cho dùng một số loại thuốc với công dụng làm chậm hiện tượng tích tụ mảng bám thành động mạch hoặc phá vỡ chúng, khai thông sự tắc nghẽn dòng chảy của máu. Các loại như:

  • Thuốc ức chế cholesterol: Thuốc ức chế cholesterol xấu, làm chậm quá trình tích tụ chất béo trên thành động mạch khiến mạch bị tắc nghẽn. Ngoài ra, thuốc còn giúp kiểm soát đường máu, bổ sung các chất giúp ổn định hoạt động của tim và ngăn nguy cơ xơ vữa động mạch xuất hiện. Chẳng hạn như statin, fibrate,…
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc được chỉ định cho những đối tượng gặp phải các vấn đề về động mạch vành. Thuốc có tác dụng ổn định chỉ số huyết áp, ổn định nhịp tim, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh. Sử dụng thuốc giúp phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Thuốc ACEI: Tác dụng ức chế quá trình làm xơ vữa động mạch, hỗ trợ hạ áp, giúp cải thiện các vấn đề tại động mạch tim. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ giúp ngăn nguy cơ đau tim tái phát, biến chứng.
  • Thuốc chống vón cục tiểu cầu: Một số thuốc được chỉ định nhằm tránh nguy cơ máu đông hình thành gây nên hiện tượng tắc nghẽn mạch nghiêm trọng.

Ngoài những loại thuốc trên, tùy vào mức độ tổn thương của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chẹn canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các bệnh lý liên quan.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe. Đặc biệt, nguy cơ dùng sai thuốc, quá liều còn có khả năng gây tác dụng phụ, kéo theo các biến chứng xơ vữa động mạch đe dọa tính mạng của người bệnh.

Can thiệp ngoại khoa

Ngoài sử dụng thuốc, khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa giúp khắc phục xơ vữa động mạch, phòng ngừa biến chứng. Thông qua chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương án phẫu thuật phù hợp, chẳng hạn như:

Hướng điều trị xơ vữa động mạch
Bác sĩ chỉ định biện pháp ngoại khoa khắc phục xơ vữa động mạch
  • Phẫu thuật nong mạch: Vị trí động mạch bị hẹp sẽ được chèn một ống dài giúp nong mạch tránh nguy cơ tắc mạch. Dụng cụ được sử dụng là ống mỏng dẻo và quả bóng bơm căng giúp nén các mảng cặn trên thành động mạch vào trong giúp mạch máu được mở thông thoáng.
  • Nạo mảng xơ vữa trên thành động mạch: Tình trạng tắc nghẽn mạch máu có thể gây đe dọa tính mạng người bệnh. Để khắc phục, bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật ngoại khoa để nạo sạch mảng xơ vữa trên thành động mạch. Dụng cụ gồm ống thông và lưỡi dao sắc.
  • Cắt nội mạc động mạch: Phần nội mạc tổn thương có thể cũng được loại bỏ để giúp tránh nguy cơ tích tụ chất béo gây ảnh hưởng lưu thông máu.
  • Tiêm thuốc vào động mạch: Thủ thuật tiêm một loại thuốc đặc trị vào trong mạch giúp khối máu đông nhanh chóng được tan ra, khai thông dòng chảy của máu như bình thường.
  • Phẫu thuật bắt cầu: Một tĩnh mạch bình thường khác được thay thế, sử dụng làm ống chuyển để máu chảy quanh động mạch đang bị tổn thương, hạn chế nguy cơ tắc mạch máu.

Mỗi phương pháp can thiệp đều tiềm ẩn rủi ro nhất định. Bởi nếu không thực hiện đúng cách hoặc có sự sai sót trong quá trình phẫu thuật có nguy cơ gây đứt mạch máu hoặc tổn thương niêm mạc gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chăm sóc và phòng tránh xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể phát sinh nhiều biến chứng. Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe tim mạch, não bộ và các cơ quan khác, tình trạng nghiệm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

Chăm sóc và phòng tránh xơ vữa động mạch
Xây dựng chế độ ăn uống và thói quen sống cải thiện sức khỏe

Do đó, bạn nên chủ động khám chữa sớm. Đồng thời kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống phù hợp giúp bệnh sớm cải thiện. Dưới đây là một số lưu ý, bạn đọc tham khảo:

  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, xây dựng thực đơn khoa học. Không ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, quá cay nóng, không nên lạm dụng đồ uống chứa cồn, rượu bia, không hút thuốc lá.
  • Ưu tiên ăn các loại hoa quả tươi, rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, làm giảm cholesterol xấu trong máu giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường để kháng.
  • Duy trì cân nặng cân đối, không nên ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa. Tập thể dục, rèn luyện cơ thể dẻo dai, hạn chế béo phì, thừa cân tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…
  • Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý hơn, không nên căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài. Nên thư giãn, có thời gian dành cho bản thân. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng động mạch làm tăng khả năng mắc chứng xơ vữa động mạch nguy hiểm. Hãy thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, kịp thời khắc phục các vấn đề bất thường khi cần thiết.

Trên đây là những thông tin về chứng xơ vữa động mạch nguy hiểm, không thể chủ quan. Trường hợp nhận thấy bất thường, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ khám và chữa trị sớm. Bởi, nếu hiện tượng tắc nghẽn mạch máu diễn ra thường xuyên có thể gây ra nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chế độ dinh dưỡng cho người xơ vữa động mạch

15 Thực Phẩm Chống Xơ Vữa Mạch Máu Tốt Cho Người Bệnh

Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu tốt cho người đang gặp vấn đề xơ vữa động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch chi dưới,... Cân...
Cơ chế hình thành xơ vữa mạch máu não

Xơ Vữa Mạch Máu Não: Triệu chứng và Giải pháp điều trị

Xơ vữa mạch máu não diễn biến âm thầm, có khả năng gây tai biến hoặc nhiều biến chứng khác...

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị xơ vữa động mạch

Thuốc Làm Tan Mảng Xơ Vữa Động Mạch [Lưu ý khi dùng]

Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch,...

Chế độ dinh dưỡng cho người xơ vữa động mạch

15 Thực Phẩm Chống Xơ Vữa Mạch Máu Tốt Cho Người Bệnh

Cung cấp các thực phẩm chống xơ vữa mạch máu tốt cho người đang gặp vấn đề xơ vữa động...

Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành

Xơ Vữa Động Mạch Vành: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Chữa trị

Xơ vữa động mạch vành có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm. Đây là một trong những...

Xơ vữa động mạch chi dưới là gì? 

Xơ Vữa Động Mạch Chi Dưới: Cách chẩn đoán, Phòng ngừa

Xơ vữa động mạch chi dưới nếu kéo dài có thể gây biến chứng khiến người bệnh mất khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.