Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Liệu tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa? Đây là một trong số các thắc mắc mà mẹ bầu mắc phải chứng bệnh này quan tâm. Mặc dù nước dừa chứa hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân làm phát sinh lượng đường huyết lớn trong cơ thể. Vậy, bà bầu có uống được nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn về vấn đề này.

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Cơ chế hình thành dựa trên những thay đổi bên trong cơ thể, đặc biệt là quá trình tăng sinh các hormone từ nhau thai khiến cho insulin bị ức chế hoạt động. Lúc này, lượng đường huyết trong máu người mẹ sẽ gia tăng. 

Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Chỉ số đường huyết của phụ nữ mang thai đạt mức được xem là an toàn từ 50mg/dL cho đến 100mg/dL.

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Khi mắc tiểu đường thai kỳ, nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Nhất là về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, họ phân phân không biết món ăn, thức uống nào có thể ăn và không nên ăn. Trong đó, nước dừa là một ví dụ cụ thể. Liệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, khi phụ nữ mắc phải tiểu đường thai kỳ vẫn có thể uống nước dừa bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải thay đổi cách thức sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Sử dụng với số lượng đủ và không uống liên tục mỗi ngày.

Tác dụng của nước dừa đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ

Trước khi đi tìm hiểu cách thức uống nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ sao cho đúng. Mời bạn đọc cùng điểm qua một vài lợi ích mà thức uống này mang lại cho những chị em đang bị tiểu đường trong thời gian mang thai. 

Ngoài công dụng làm thức uống giải khát, đặc biệt vào mùa hè được đông đảo người yêu thích thì nước dừa chứa khá nhiều dưỡng chất. Những thành phần này mang đến lợi ích về sức khỏe cho người đang mắc bệnh tim mạch, người đang bị sỏi thận hoặc tiểu đường. Dưới đây là một vài tác dụng cụ thể:

Tác dụng của nước dừa đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Tác dụng của nước dừa đối với cơ thể con người
  • Nước dừa chứa hàm lượng kali và axit lauric dồi dào. Đây là hai dưỡng chất có công dụng điều hòa huyết áp trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình tăng sinh cholesterol tốt. Điều này hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hạn chế các biến chứng không mong muốn đối với hệ tim mạch.
  • Trong thức uống này, chỉ số calo và chất béo hầu như rất thấp. Ngoài ra, nước dừa sẽ giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn, kiểm soát cân nặng cho người bệnh bằng cách hỗ trợ tiêu hủy một lượng lớn calo. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nói riêng và người mắc bệnh tiểu đường nói chung rất cần kiểm soát cân nặng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến căn bệnh này.
  • Không những thế, hấp thụ dinh dưỡng có trong nước dừa, máu huyết người bệnh tiểu đường cũng được cải thiện lưu thông. Khoáng chất giúp cơ giãn huyết mạch, vì thế mà tình trạng xuất hiện máu đông không còn, máu huyết lưu thông tốt hơn. Các thành phần khác như chất xơ, axit amino có trong nước dừa còn có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thu đường quá mức trong cơ thể, cải thiện tính nhạy của insulin.

Nhờ những lợi ích này mà bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng được nước dừa. Tuy nhiên, như đã đề cập, bạn cần biết điều chỉnh số lượng cũng như tần suất sử dụng sao cho hợp lý nhất. Bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp thai nhi có điều kiện phát triển khỏe mạnh nhất.

Tham khảo thêm: Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng

Tiểu đường thai kỳ nên uống nước dừa như thế nào?

Nước dừa vốn là thức uống thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Phụ nữ mang thai bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng nước dừa. Mặc dù vậy, mẹ bầu cũng cần lưu ý cách thức sử dụng sao cho hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của bản thân và con.

Tiểu đường thai kỳ nên uống nước dừa như thế nào?
Bà bầu nên chú ý cách sử dụng nước dừa để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên dùng nước dừa vào những bữa phụ thay vì bữa chính. Bên cạnh đó cần lưu ý thêm các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối tránh uống nước dừa vào 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm, nước dừa lúc này có thể khiến cho cơn ốm nghén của bạn trở nên trầm trọng. Nguy hiểm hơn là khi mẹ bầu vô ý sử dụng khi cơ thể mệt mỏi, rất có hại cho sức khỏe hai mẹ con.
  • Tránh sử dụng nước dừa vào ban đêm. Bởi vì mẹ bầu có thể phải đi tiểu đêm thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bởi, nước dừa có tính hàn, nên có khả năng kích thích tiểu tiện.
  • Không lạm dụng nước dừa vì trong thức uống này có chứa hàm lượng đường nhất định. Mẹ bầu có thể sử dụng 1 – 2 trái dừa/ ngày, nhưng cũng hạn chế uống liên tục trong thời gian dài. 
  • Không ăn cùi dừa bởi vì trong đó có khá nhiều axit béo no. Yếu tố này có thể làm cho bệnh tiểu đường thai kỳ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tốt nhất nên tham vấn ý kiến của người có chuyên môn. Đặc biệt là những mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể, huyết áp thấp cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ sản khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách giúp mẹ kiểm soát đường huyết tốt nhất. Bên cạnh những thực phẩm giúp cung cấp dinh dưỡng cho hai mẹ con, bạn cũng nên tránh dung nạp thêm đường vào cơ thể, hạn chế tiểu đường thai kỳ biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ:

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ
  • Chia bữa ăn thành nhiều phần ăn trong ngày, tốt nhất nên cách 2 – 3 giờ. Vẫn sử dụng tinh bột nhưng lúc này nên tránh ăn cùng một thời điểm mà nên chia nhỏ ra. Điều này sẽ góp phần duy trì đường huyết trong cơ thể bà bầu ở mức ổn định nhất.
  • Bổ sung chất đạm lành mạnh để giúp kiểm soát chỉ số đường huyết trong có thể.
  • Sử dụng sữa không đường tiệt trùng hoặc các dạng sữa chua, sữa đậu nành không đường để bổ sung vào các bữa ăn nhẹ.
  • Đường huyết của thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ thường tăng cao vào buổi sáng. Nên, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm có chứa tinh bột vào buổi sáng. 
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày, bạn có thể uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày.
  • Không nên ăn những thực phẩm có nhiều muối không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như mì, thực phẩm đóng hộp, thức ăn đông lạnh,…
  • Hạn chế ăn cháo, thức ăn có tinh bột xay, hầm nhừ. Chúng có thể hấp thụ khá nhanh và khiến cơ thể bị dư thừa đường huyết.
  • Ăn đúng bữa, đều độ sẽ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết.

Trên đây là giải đáp thắc mắc: “Bị tiểu đường thai kỳ uống được nước dừa không?”. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã có được cho mình câu trả lời. Nếu có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề gì, bạn đọc tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Đường huyết là gì? Có vai trò như thế nào?

Đường huyết là gì? Vai trò và vấn đề thường gặp

Đường huyết là tên gọi chỉ hàm lượng đường trong máu. Đây là yếu tố quan trọng, có vai trò...

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình...

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Đa số mọi người có quan niệm rằng việc thêm các loại hoa quả vào chế độ ăn uống sẽ...

Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng...

Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết

Một trong những cách kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt chất là lựa chọn và bổ sung cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *