Những cách làm giảm lượng Axit Uric trong máu cho người bị Gout
Gout là bệnh viêm khớp mãn tính gây ra các triệu chứng nặng nề. Cách duy nhất để kiểm soát cơn đau do bệnh là giảm lượng axit uric có trong máu.
Mặc dù bệnh gout chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu nhưng để giảm nồng độ axit uric lại có rất nhiều cách. Thực hiện đều đặn và nghiêm ngặt những cách này, lượng axit uric sẽ thuyên giảm đồng thời cơn đau và các triệu chứng của bệnh cũng sẽ được cải thiện.
Những cách làm giảm axit uric trong máu cho bệnh nhân gout
Axit uric trong máu tăng cao bắt nguồn từ hai nguyên nhân trực tiếp. Thứ nhất do cơ thể hấp thu nhiều purin, thúc đẩy quá trình sản sinh axit uric. Thứ hai là do quá trình bài tiết axit uric ở thận bị cản trở.
Axit uric không chỉ là nguyên nhân khiến bệnh gout hình thành mà còn làm gia tăng tần suất và mức độ đau đớn của các triệu chứng. Vì vậy, bạn cần giảm lượng axit uric trong máu để kiểm soát cơn đau và các triệu chứng từ bệnh lý này.
1. Dùng thuốc hạ axit uric
Thuốc hạ axit uric hoạt động dựa trên hai cơ chế, ức chế tổng hợp axit uric và tăng khả năng đào thải axit uric qua đường bài tiết. Các loại thuốc thường được sử dụng để hạ nồng độ thành phần này bao gồm:
- Thuốc Allopurinol
Được sử dụng trong quá trình điều trị gout, sỏi thận hoặc trong trường hợp axit uric tăng khi bệnh nhân ung thư thực hiện hóa trị. Thuốc được chỉ định khi tình trạng gout nhẹ, các triệu chứng chưa xuất hiện với tần suất dày đặc.
Để biết liều lượng và cách dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Allopurinol có thể gây ra một số tác dụng phụ như sốt, chảy máu khi đi tiểu, phát ban, ngứa ran, đau khớp,… Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
- Colchicin
Tương tự Allopurinol, Colchicin được dùng trong trường hợp xuất hiện cơn đau gút cấp tính. Cơn đau do bệnh gout thường kéo dài và rất dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chứ không đau âm ỉ nhưng những bệnh lý thoái hóa khớp.
Colchicine tương tác với rất nhiều loại thuốc, rượu bia và thuốc lá, bạn cần thận trọng khi sử dụng để đảm bảo hiệu điều trị đồng thời kiểm soát những tác dụng phụ có thể phát sinh.
- Benzbromarone
Là loại thuốc thúc đẩy quá trình đào thải axit uric qua thận, thuốc thường được dùng chung với allopurinol để tăng hiệu quả trong điều trị gout.
Benzbromarone có thể gây nhiễm độc gan, gây tử vong cho người sử dụng. Bạn hãy ngưng dùng thuốc ngay khi xuất hiện những triệu chứng như nôn mửa, vàng da, phát ban, tiêu chảy,…
Các loại thuốc hạ axit uric thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân gút ở giai đoạn cấp tính. Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, những loại thuốc này không thực sự đem lại tác dụng. Ngoài những loại thuốc nêu trên, bạn có thể được chỉ định những nhóm thuốc khác tùy vào triệu chứng cụ thể và tình hình sức khỏe.
→Xem thêm: 7 cách chữa bệnh Gout không cần dùng thuốc có thể bạn chưa biết
2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sức khỏe và các bệnh lý trong cơ thể. Gout là một trong những vấn đề sức khỏe bị chi phối gần như hoàn toàn bởi yếu tố này.
Axit uric tăng cao là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout, tuy nhiên thực phẩm chứa nhiều purin lại chính là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng này. Bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn có thể giảm thiểu quá trình tổng hợp purin và tăng khả năng đào thải axit uric qua thận.
- Tuyệt đối không thu nạp thực phẩm chứa nhiều purin
Đây là nguyên tắc quan trọng mà bệnh nhân gout cần phải thực hiện để ngăn chặn tiến triển của bệnh. Thực phẩm chứa nhiều purin khiến cho quá trình sản sinh axit uric bị thúc đẩy, khiến nồng độ thành phần này tăng cao.
Thịt đỏ, nội tạng, mỡ động vật, hải sản,… là những loại thực phẩm chứa nhiều purin nhất. Người mắc bệnh gout chỉ nên bổ sung đạm bằng các loại cá để tránh gây ảnh hưởng xấu đến bệnh.
- Hạn chế rượu bia
Rượu bia khi được thu nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic. Axit lactic được loại bỏ qua đường bài tiết, vì vậy chúng vô tình cản trở quá trình đào thải axit uric. Theo thời gian, hàm lượng axit uric bên trong cơ thể ngày càng tăng, kích thích cơn đau và các triệu chứng của bệnh gout xuất hiện.
Lạm dụng rượu bia còn gây ra những vấn đề xấu như tim mạch, xơ gan, suy gan, sỏi thận, yếu sinh lý,… Vì vậy bạn cần tránh xa nhóm thực phẩm gây hại này.
- Không dùng nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas không được khuyến khích cho bệnh nhân gout. Khi cơ thể hấp thu nước ngọt có gas, độ pH trong cơ thể nói chung và thận nói riêng sẽ thay đổi. Hiện tượng này xuất hiện khiến thận phải điều tiết để cân bằng độ pH và các thành phần điện giải, vì vậy quá trình đào thải axit uric bị ngưng trệ.
Bạn nên loại bỏ thức uống này trong thực đơn hàng ngày để tránh làm tăng nồng độ axit uric và khiến gout chuyển biến sang giai đoạn mãn tính.
- Bổ sung trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh là nhóm thực phẩm lành mạnh, rất thích hợp với bệnh nhân gout. Trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều nước, chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy hoạt động bài tiết của thận.
Bổ sung nhiều rau xanh giúp thanh lọc cơ thể, giảm thiểu cholesterol và hạ axit uric một cách tự nhiên và không phát sinh tác dụng phụ.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày để kích thích hoạt động của thận, tăng lượng nước tiểu và giải phóng hàm lượng axit uric ra khỏi cơ thể.
3. Thay đổi lối sống
Thói quen sinh hoạt là một trong những yếu tố tác động đến bệnh gout. Bằng cách thay đổi những thói quen thường ngày, bạn có thể làm giảm hàm lượng axit uric trong máu.
- Duy trì cân nặng vừa phải
Người thừa cân – béo phì là đối tượng dễ mắc phải những bệnh lý xương khớp. Trọng lượng cơ thể lớn gây chèn ép và tạo áp lực lên các đốt xương.
Người béo phì còn dễ gặp phải tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến quá trình sản sinh purin bị thúc đẩy, đồng thời giảm khả năng đào thải của thận. Bệnh nhân gout nên duy trì cân nặng vừa phải để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng và làm phát sinh cơn đau tại khớp.
- Tránh căng thẳng
Mặc dù tâm lý không tác động trực tiếp đến nồng độ axit uric nhưng một tinh thần lạc quan và tích cực chính là yếu tố hỗ trợ các phương pháp điều trị, giúp bệnh tình có những chuyển biến tích cực hơn.
Bệnh gout không chỉ gây ra các cơn đau nhức dữ dội mà còn ảnh hưởng lên các cơ quan trong cơ thể. Để giảm thiểu những tình trạng này, bạn nên thực hiện hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn chặn sự chuyển biến của bệnh. Gout tuy nguy hiểm nhưng lại có tiến triển chậm nên người bệnh có thể kiểm soát cơn đau và các triệu chứng thường gặp.
Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, định hướng y khoa hay phương pháp điều trị với bất cứ trường hợp nào. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và chỉ định hướng khắc phục phù hợp!
Có thể bạn quan tâm
- Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
- Bí quyết sống chung với bệnh Gout an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!