Tất tần tật cách làm giảm nhanh cơn đau Gout kịp thời
Những cơn đau gout thường xuyên tái phát không những gây đau đớn mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh. Tham khảo một số cách sau đây để giảm nhanh cơn đau gout, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
8 cách làm giảm nhanh cơn đau gout
Kiểm soát và giảm đau tức thời là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh gout. Một số bệnh nhân có thể cần dùng đến thuốc kê toa để cải thiện tình trạng khó chịu. Ngoài ra còn rất nhiều cách khác giúp cải thiện cơn đau khớp tại nhà bạn có thể thử nghiệm.
1/ Chườm đá lạnh
Nước đá có thể giúp giảm đau và cải thiện tình trạng sưng khớp do gout. Bạn cho đá vào trong các túi chườm và áp lên khớp bị ảnh hưởng. Thực hiện mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 20 phút mỗi khi cơn đau gout tái phát.
2/ Nghỉ ngơi, tránh áp lực lên khớp
Bất cứ thứ gì chạm vào khớp đều có thể khiến cơn đau tăng mạnh. Vì vậy trong giai đoạn bạn nên nghỉ ngơi một chỗ cho đến khi cơn đau giảm xuống. Tránh đi lại hoặc vận động khớp nhiều.
3/ Nâng chân lên cao
Nếu cơn đau gout xảy ra ở chân, bạn hãy nâng chân lên cao mỗi khi nằm bằng cách kê một cái gối phía dưới. Người ta tin rằng hành động này sẽ giúp chống ứ trệ máu tại khớp bị tổn thương, giảm sưng đau cho khớp bị gout.
4/ Cải thiện cơn đau gout bằng chế độ ăn hợp lý
Bệnh gout xảy ra là do sự tích tụ quá nhiều axit uric tại khớp. Chất này tạo ra bởi lượng purin đưa vào cơ thể chủ yếu thông qua con đường ăn uống. Chính vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gout, bao gồm cả các cơn đau khủng khiếp do căn bệnh này mang lại.
– Các thực phẩm có lợi cho người đang bị gout bao gồm:
- Quả anh đào: Loại trái cây này giàu chất chống oxy hóa. Nó cũng giúp giảm nồng độ axit uric trong máu và hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin C có thể giúp giảm đáng kể hàm lượng axit uric trong máu. Do vậy nếu bạn đã bị gout trước đây hoặc đang phải chịu đựng cơn đau do gout nên thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như trái cây họ cam/quýt, dâu tây, cà chua, rau cải xoăn, súp lơ xanh…
- Củ nghệ: Nghệ vàng cung cấp chất kháng viêm tự nhiên (curcumin) giúp giảm viêm, giảm sưng đau do bệnh gout.
- Táo: Ăn táo giúp trung hòa lượng axit uric trong cơ thể. Bạn có thể uống nước ép táo mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tránh ăn các thực phẩm như các loại thịt đỏ, thịt xông khói, sò điệp, rau mầm, cá cơm… Chúng là nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao do chứa nhiều nhân purin. Mặc dù có thể không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này nhưng bạn cũng nên cắt giảm lượng tiêu thụ nếu không muốn cơn đau gout tăng nặng.
Tìm hiểu thêm: Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?
5/ Uống đủ nước và kiêng rượu bia
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy cơn đau gout tái phát là do bệnh nhân uống quá bia rượu. Do vậy, một khi đã mắc căn bệnh này thì bạn nên nói không với bia rượu để không phải đối mặt thường xuyên với những cơn đau gout khó chịu.
Bên cạnh đó, những người đang bị gout cũng nên đảm bảo uống đủ nước. Bệnh nhân được khuyến khích uống khoảng tám ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, qua đó cải thiện các cơn đau do gout.
6/ Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
Thừa cân có liên quan đến nồng độ axit uric cao, có thể khiến bệnh gút phát triển. Nó cũng làm gia tăng áp lực lên các khớp bị tổn thương và khiến khớp bị đau nhức dữ dội hơn.
Nếu bạn đang bị thừa cân, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn một phương pháp giảm cân an toàn. Chế độ ăn ít chất béo và giàu chất xơ được khuyến khích. Trong đó,rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt và sữa ít béo là những gợi ý hữu ích cho người đang bị đau gout.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tập thể dục sau khi cơn đau và tình trạng viêm đã giảm nhằm nâng cao sức khỏe và duy trì khả năng vận động linh hoạt của khớp.
7/ Giữ ấm các chi
Nhiệt độ lạnh có thể khiến cơn đau nhức và các triệu chứng bệnh gout trở nên dữ dội hơn. Do vậy, hãy giữ ấm các chi của bạn khi trời lạnh. Bạn có thể bảo vệ mình bằng cách mang vớ, đeo bao tay, mặc quần áo dày và lựa chọn những đôi giày thoải mái, phù hợp với kích thước chân.
8/ Uống thuốc giảm đau gout
Khi tất cả các biện pháp khác đều thất bại, bạn nên dùng đến thuốc tân dược để giảm đau gout nhanh hơn. Các loại thuốc như Ibuprofen, Oxycodone hay Codeine có thể được bác sĩ chỉ định trong thời gian ngắn để giảm đau gout cấp tính.
Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Bạn nên dùng đúng liều lượng, đủ thời gian theo chỉ định trong toa của bác sĩ.
LỜI KHUYÊN BÁC SĨ: Các cách làm giảm nhanh cơn đau Gout tự nhiên đều chỉ có tác dụng tạm thời. Tình trạng đau sẽ lại tái phát ngay sau đó, thậm chí nặng hơn. Việc lạm dụng hoặc áp dụng các cách giảm đau sai cách có thể gây nhiễm trùng, tổn thương sụn khớp. Lạm dụng thuốc giảm đau gây áp lực lên gan, thận về hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ suy gan, suy thận. Để chấm dứt cơn đau gout và chống tái phát, người bệnh cần có phương pháp điều trị bài bản, chuyên sâu hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa bệnh gout bằng Đông y – Giải pháp pháp an toàn từ YHCT
- 7 cách chữa bệnh Gout không cần dùng thuốc bạn nên biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!