Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Ăn ớt có tăng huyết áp không? Nhiều người cho rằng ớt cay nóng có thể khiến tình trạng huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, thực tế trong quả ớt lại có chứa các chất hỗ trợ hạ huyết áp nếu được sử dụng đúng cách. Do đó, bạn không phải quá lo lắng việc ăn ớt làm huyết áp tăng cao.

Những lợi ích không ngờ từ quả ớt

Ớt là loại quả được dùng trong chế biến món ăn. Có rất nhiều loại ớt hiện được trồng và bán trên thị trường. Trong đó có ớt cay và không cay. Tuy nhiên khi nhắc đến ớt người ta sẽ nghĩ ngay đến vị cay nồng không phải ai cũng có thể thưởng thức.

Những lợi ích không ngờ từ quả ớt
Ớt mang lại nhiều tác dụng và cũng có các tác hại đối với sức khỏe

Nhiều người nghĩ rằng việc ăn ớt cay sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe, chẳng hạn như tình trạng loét dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, làm tăng nhịp tim,… Thực tế cho thấy, những tác hại mà ớt gây ra thường xuất phát từ việc lạm dụng, ăn thường xuyên với số lượng lớn.

Bởi, nếu duy trì thói quen ăn cay ở mức độ vừa phải, bạn sẽ nhận lại được nhiều lợi ích tuyệt vời, chẳng hạn như:

  • Giảm đau: Ớt có chứa hoạt chất tên là capsaicin, chất này không có mùi vị nên không thể cảm nhận bằng giác quan thông thường. Khi tiếp xúc với niêm mạc miệng, chất này sẽ gây cảm giác cay nóng, kích thích cơ thể. Capsaicin thúc đẩy quá trình sản sinh neurotranmitter giúp não bộ kiểm soát cảm giác đau. Do đó, ăn ớt với lượng vừa đủ mang lại công dụng giảm đau được nhiều người quan tâm.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Ăn ớt cay với lượng phù hợp, không ăn quá nhiều sẽ không gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn. Đặc biệt, loại quả này còn giúp tăng vị giác, giúp bạn ăn thấy ngon miệng hơn. Chất có trong quả ớt giúp ức chế quá trình sản sinh acid chua, kiểm soát lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày từ đó tình trạng xuất huyết được cải thiện.
  • Hỗ trợ giảm cân: Bạn không nghe nhầm, ăn ớt thực tế có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân. Chất cay có trong quả ớt khiến cơ thể tạo ra một lượng nhiệt lớn. Lượng nhiệt này có tác dụng đốt cháy chất béo dư thừa, giảm calo trong bữa ăn, giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn, duy trì cân nặng, tăng cường trao đổi chất giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn.
  • Phòng ngừa biến chứng tim mạch: Ăn ớt với một lượng vừa đủ giúp cơ thể bị kích thích, tăng tuần hoàn máu, nhờ đó ngăn ngừa được nguy cơ gặp phải các biến chứng về tim mạch. Đặc biệt, các chất có trong quả ớt giúp cơ thể cân bằng cholesterol, hỗ trợ hạ áp, ngăn nguy cơ xơ cứng động mạch, giúp sát trùng, chống lạnh và nhiều lợi ích khác,….

Bổ sung ớt vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bạn đọc có được nhiều lợi ích tuyệt vời. Ngoài các công dụng kể trên, ớt cay còn giúp bạn tăng cường điều tiết cho cơ thể, thải độc da, cải thiện giấc ngủ, tăng cường đề kháng, phòng ngừa biến chứng ung thư,…

Tuy nhiên người bệnh cần ăn đủ, không lạm dụng để tránh các phản ứng bất lợi cho hệ tiêu hóa. Các đối tượng không nên sử dụng ớt được chuyên gia khuyến cáo như:

  • Người đang mắc bệnh dạ dày như viêm loét, xuất huyết, viêm thực quản.
  • Đối tượng người mắc bệnh tim, bệnh về huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh về phổi.
  • Người gặp vấn đề về túi mật, vừa phẫu thuật xong có vết thương chưa lành.
  • Người bị trĩ, táo bón không nên ăn ớt để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Ngoài các đối tượng kể trên, phụ nữ mang thai, người bị bệnh về tuyến giáp, vùng hầu họng, khoang miệng nên hạn chế ăn ớt cay để tránh nguy cơ gặp phải rủi ro không mong muốn.

Ăn ớt có tăng huyết áp không? Có cần kiêng?

Như đã đề cập, quả ớt mang lại nhiều lợi ích đối sức khỏe nếu được sử dụng đúng, dùng đủ. Bên cạnh các thắc mắc về quả ớt, nhiều người cho rằng ăn ớt có thể ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Bởi, ớt cay kích thích quá trình lưu thông máu, làm tăng nhịp tim khiến cho dòng chảy máu lên thành mạch lớn, tạo áp lực khiến huyết áp tăng.

Vậy, thực tế ăn ớt có tăng huyết áp không? Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia cho rằng nếu chỉ ăn ớt cay với mức độ vừa phải, không ăn quá cay và liên tục thì bạn không cần quá lo lắng. Ớt không gây tăng huyết áp nếu được bổ sung vào cơ thể với lượng phù hợp.

Ăn ớt có tăng huyết áp không? Có cần kiêng?
Ăn quá nhiều ớt có thể gây tác hại cho hệ tim mạch, huyết áp, dạ dày và nhiều vấn đề khác

Tuy nhiên tốt hơn hết bệnh nhân nên hạn chế ăn ớt để tránh nguy cơ gặp phải các phản ứng không mong muốn. Mặc dù vậy bạn cũng không cần kiêng khem quá mức. Nhiều món ăn cần có chút vị cay để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể chọn và ăn chúng nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống.

Cho đến hiện nay, chưa có thử nghiệm nào trên người đưa ra kết luận ăn ớt gây tăng huyết áp. Ngược lại đã có nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy nếu chúng ăn ớt có thể làm thay đổi chỉ số huyết áp theo chiều hướng đi xuống.

Hiện nay có nhiều giống ớt được trồng không quá cay. Nếu muốn thưởng thức loại quả này bạn hoàn toàn có thể tìm mua các loại ớt chuông, ớt không cay thay cho những quả ớt siêu cay. Ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết, việc ăn cay không quá kiêng khem nhưng tốt nhất là nên hạn chế.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý các tác hại mà ớt có thể gây ra cho sức khỏe, đặc biệt là trường hợp sử dụng quá liều, quá nhiều. Dưới đây là những vấn đề thường gặp:

  • Ăn quá nhiều ớt dẫn đến bệnh tiêu hóa, gây viêm loét niêm mạc ống tiêu hóa, dạ dày, đường ruột. Đặc biệt ảnh hưởng đến bệnh nhân bị bệnh trĩ, người gặp khó khăn khi đi đại tiện.
  • Người bị ợ nóng ăn ớt cay khiến tình trạng này trở nên nặng nề hơn.
  • Tăng kích thích da, khiến vị giác giảm nếu ăn quá nhiều, thậm chí là mất vị giác tạm thời.
  • Ăn nhiều ớt cay dẫn đến hiện tượng nổi nhiều mụn, khó ngủ, nóng trong,…

Tóm lại, ăn ớt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, trong đó có hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên nếu lạm dụng, ăn quá nhiều lại gây ra các vấn đề khác. Người ăn ớt có bị cao huyết áp không?

Nếu bạn ăn quá nhiều cũng có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao, do cơ thể nóng trong, tim đập nhanh hơn khiến dòng chảy của máu tăng áp lực lên thành động mạch. Do đó, bổ sung ớt hay bất kỳ thực phẩm nào cũng nên ăn với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều trong cùng một lần ăn hoặc ăn số lượng nhiều, liên tục.

Người cao huyết áp nên ăn ớt như thế nào?

Người cao huyết áp vẫn có thể ăn ớt, tuy nhiên bạn có thể lựa chọn loại ớt không cay như ớt chuông để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn. Ngoài ra, nếu lựa chọn ớt cay, hãy ăn với lượng vừa đủ, tuyệt đối không lạm dụng để tránh gặp phải các phản ứng ảnh hưởng tình trạng cao huyết áp.

Người cao huyết áp nên ăn ớt như thế nào?
Lựa chọn loại ớt không quá cay, chứa dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bổ sung với lượng vừa đủ, hợp lý

Người bình thường khỏe mạnh có thể ăn cay nóng, tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế và chỉ sử dụng với lượng vừa phải. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn ớt, bạn đọc tham khảo:

  • Không nên ăn quá cay bởi việc này không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn khiến bạn giảm cảm giác khi thưởng thức món ăn do vị cay lấn át các mùi vị khác. Chính vì thế, khi chế biến bạn nên hạn chế cho nhiều ớt hoặc các gia vị cay để giữ mùi vị tự nhiên của các thực phẩm khác trong món ăn.
  • Mỗi ngày có thể ăn ớt, tuy nhiên chỉ ăn với lượng nhỏ. Với những quả ớt cay kích thước nhỏ chỉ ăn 1 quả mỗi ngày. Nếu sử dụng quá nhiều, thần kinh cảm giác có thể bị tê liệt.
  • Không ăn ớt cay khi bụng rỗng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Do đó, trước khi ăn cay nóng bạn nên ăn những món có thể tạo cảm giác no như tinh bột hoặc bánh,… để ngăn chặn rủi ro viêm loét niêm mạc dạ dày.
  • Tốt hơn hết bạn nên nấu chín ớt trước khi ăn sẽ giúp giảm vị cay, đồng thời tránh tình trạng kích thích khiến niêm mạc miệng khó chịu, tác động tiêu cực lên hệ thống tiêu hóa.
  • Kết hợp ớt cùng với các nguyên liệu khác giúp trung hòa vị cay, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, giúp cải thiện tình trạng cay nóng sau khi ăn ớt. Đặc biệt, ớt rất hợp khi kết hợp dùng chung với các món có vị chua, ngọt, mặn,…
  • Tránh ăn những món cay nóng khi vừa chế biến xong, nhiệt độ món ăn còn quá cao có thể gia tăng vị cay nồng của ớt. Người có thói quen ăn nóng sẽ có khả năng bị tổn thương niêm mạc hầu họng, thậm chí có thể khiến vị giác mất đi tạm thời.
  • Nếu ăn cay khó chịu, bạn có thể làm dịu cảm giác này bằng cách uống sữa, ngậm kẹo ngọt, ăn sữa chua,…

Trên đây là những lưu ý giúp bạn phòng tránh các tác hại khi ăn ớt đối với cơ thể. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao hãy thận trọng khi dùng các món cay có ớt. Không nên ăn quá nhiều, cân bằng dinh dưỡng với các thực phẩm phù hợp, tốt cho tình trạng tăng huyết áp.

Đồng thời, điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc huyết áp. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp, tăng cường sức khỏe tổng thể giúp ngăn chặn các rủi ro biến chứng cao huyết áp ảnh hưởng sức khỏe.

Hy vọng những thông tin kể trên đã giúp bạn đọc giải đáp: “Ăn ớt có tăng huyết áp không?”. Thực tế ăn ớt với lượng ít mỗi bữa cơm sẽ không khiến bạn gặp vấn đề quá nghiêm trọng, đặc biệt là không ảnh hưởng đến huyết áp. Tuy nhiên nếu lạm dụng, ăn ớt cay quá nhiều và liên tục sẽ làm phát sinh nhiều hệ lụy. Ngoài tác động làm áp lực máu tăng, ăn ớt cay còn có nguy cơ viêm loét dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây nóng trong và các vấn đề liên quan khác.

Có thể bạn quan tâm:

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Sâm là gì? Lợi ích đối với sức khỏe

Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không? Tăng Hay Giảm?

Huyết áp cao có uống được sâm không? Bên cạnh nhiều vấn đề liên quan đến bệnh huyết áp, đây...

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của những rối loạn lo âu kéo dài, dẫn đến...

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ

Cao Huyết Áp Ở Người Trẻ: Nguyên nhân và Hướng điều trị

Hiện nay tình trạng cao huyết áp ở người trẻ có tỷ lệ gia tăng hơn nhiều so với trước...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.