Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Huyết áp tăng về đêm rất nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao. Việc điều trị đạt được hiệu quả tốt và an toàn trước hết người bệnh phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định giải pháp điều trị tương ứng, đảm bảo kiểm soát huyết áp, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Chỉ số huyết áp ban đêm và những thông tin liên quan

Huyết áp là tên gọi của áp lực dòng máu tạo ra tác động lên thành động mạch. Chỉ số huyết áp ở người bình thường dao động khoảng 129/80mmHg. Tuy nhiên, con số này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào hoàn cảnh, yếu tố bên ngoài, bên trong cơ thể.

Chỉ số huyết áp ban đêm và những thông tin liên quan
Huyết áp tăng cao khi ngủ vào ban đêm khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro

Ngoài ra, chỉ số huyết áp ban ngày và ban đêm cũng có những sự khác biệt nhất định. Chuyên gia sẽ dựa vào các chỉ số đo được cả ngày và đêm để đánh giá tình trạng tăng giảm huyết áp của người bệnh. Trong đó, thông thường chỉ số huyết áp ban đêm có khả năng đánh giá nguy cơ suy tim và các bệnh tim mạch rõ nét hơn.

Chính vì thế, những trường hợp ghi nhận huyết áp tăng về đêm thường cảnh báo những mối nghi ngại sức khỏe. Tuy nhiên, việc phát hiện tăng huyết áp diễn ra vào ban đêm sẽ khó khăn hơn ban ngày do cơ thể người bệnh trong trạng thái ngủ. Điều này cho thấy nguy cơ biến chứng các vấn đề tim mạch vào ban đêm là rất cao.

Huyết áp tăng về đêm do nguyên nhân nào gây ra?

Chỉ số huyết áp thu được vào ban đêm thường thấp hơn khoảng 10mmHg đến 15mmHg so với ban ngày. Nguyên nhân là do cơ thể trong trạng thái nghỉ, hệ thần kinh giao cảm cũng giảm hoạt động hơn so với ban ngày. Từ đó, tốc độ dòng chảy của máu cũng giảm dần, khiến huyết áp thấp hơn so với ban ngày khi cơ thể vận động.

Trường hợp huyết áp tăng về đêm xác định khi chỉ số huyết áp vượt ngoài 120/80mmHg. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này trong khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, và như đã đề cập khi ngủ chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn so với chỉ số ban ngày?

Có rất nhiều yếu tố tác động gây ra hiện tượng huyết áp tăng về đêm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Nhiều khả năng huyết áp tăng cao khi ngủ vào ban đêm là hệ quả của việc tăng huyết áp ban ngày không được kiểm soát tốt.
  • Ảnh hưởng bởi các hội chứng khi ngủ như tình trạng ngưng thở tạm thời, bệnh về thận, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh về tuyến giáp,…
  • Ngoài ra, hiện tượng huyết áp tăng cao vào ban đêm còn do cơ thể bị mất ngủ, rối loạn thần kinh, ảnh hưởng bởi tuổi già, người vừa phục hồi sức khỏe sau khi mắc phải các bệnh lý nguy kịch,…
  • Không thể loại trừ khả năng cao huyết áp xảy ra vào ban đêm là do bạn mắc bệnh về tim mạch khiến dòng chảy của máu bất ổn ngay cả khi ngủ.

Bên cạnh những vấn đề bên trong, liên quan đến yếu tố sức khỏe, hiện tượng cao huyết áp còn có thể xảy ra khi ngủ nếu bạn có thói quen ăn nhiều đồ ăn mặn, ăn đồ ngọt hay những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Đồng thời, lối sống cũng là một yếu tố then chốt gây nên các bệnh lý về huyết áp.

Người có thói quen thức khuya, lạm dụng thuốc lá, hay lo âu, nghĩ ngợi, làm việc quá sức,… có sức khỏe kém, dễ bị tác nhân gây hại tấn công. Tình trạng tăng huyết áp về đêm có thể liên quan đến những yếu tố này. Bạn cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục phù hợp và triệt để.

Tham khảo thêm: Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Tăng huyết áp về đêm nguy hiểm như thế nào?

Trong lúc ngủ, huyết áp có thể tăng cao khiến người bệnh đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Do đó, tình trạng huyết áp tăng về đêm cần được nhận biết và khắc phục sớm để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tăng huyết áp về đêm nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng tăng huyết áp về đêm thậm chí có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Tuy nhiên cũng sẽ rất khó để người bệnh chủ động nhận biết các triệu chứng bất thường trong khi ngủ. Nhiều trường hợp xảy ra biến chứng không cấp cứu kịp thời khiến bệnh nhân tử vong ngay trên giường ngủ.

Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp về đêm thường diễn ra đột ngột nên trong nhiều trường hợp không có sẵn thuốc huyết áp. Điều này khiến bệnh nhân có khả năng gặp các biến chứng tim mạch ngay sau đó. Không chỉ gây hại cho tình trạng sức khỏe, nhiều khả năng tăng huyết áp quá mức có thể dẫn đến tử vong.

Nên thận trọng đối với những đối tượng có bệnh nền, tuổi tác cao, người khó ngủ và cơ thể đang bị suy nhược. Những thay đổi chỉ số huyết áp vào ban đêm chỉ ở mức trung bình cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người bệnh cần chuẩn bị sẵn thuốc huyết áp, máy đo huyết áp tại nhà để kịp thời khắc phục, phòng tránh biến chứng.

Đối tượng nguy cơ cao bị huyết áp tăng về đêm

Với mức độ nguy hiểm kể trên, bạn không nên chủ quan đối với tình trạng huyết áp tăng về đêm. Thậm chí ngay cả khi chỉ số đo được cao hơn mức bình thường không quá lớn cũng là dấu hiệu cảnh báo các mối nguy hại đang rình rập.

Bởi, như đã đề cập, thông thường chỉ số huyết áp vào ban đêm sẽ thấp hơn mức trung bình vào ban ngày từ 10 – 15mmHg. Do đó, khi chỉ số này đột ngột tăng cao cần nhận biết và khắc phục kịp thời. Lưu ý những đối tượng có nguy cơ cao huyết áp về đêm dưới đây:

  • Xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi, người có sức khỏe kém.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp tuy nhiên không điều trị, không sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp về đêm.
  • Những đối tượng lạm dụng muối, ăn nhiều món mặn, đồ ăn dầu mỡ, nhiều đường,…
  • Bệnh nhân trước đó đã mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính làm suy giảm hệ miễn dịch,…
  • Ngoài ra, tình trạng huyết áp tăng về đêm còn xảy ra ở những đối tượng có cuộc sống quá áp lực, lo âu, stress diễn ra trong thời gian dài.

Xác định đối tượng nguy cơ, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để kịp thời phát hiện, điều trị sớm. Trường hợp huyết áp tăng cao nghiêm trọng có thể gây hại đến tính mạng, bạn đọc không thể chủ quan.

Tham khảo thêm: Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Chẩn đoán và khắc phục cao huyết áp vào ban đêm

Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên giúp bạn kịp thời phát hiện sự tăng giảm huyết áp để có cách khắc phục, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao kể trên. Huyết áp tăng về đêm có thể được chẩn đoán thông qua dụng cụ đo tại nhà hoặc máy theo dõi tại các cơ ở y tế.

Chẩn đoán và khắc phục cao huyết áp vào ban đêm
Theo dõi huyết áp thường xuyên, dùng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ

Chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường từ 10 – 15 mmHg được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc kết hợp chăm sóc tại nhà. Các cách điều trị được áp dụng như sau:

  • Sử dụng thuốc: Dùng thuốc huyết áp giúp bạn kiểm soát huyết áp buổi tối, đồng thời ổn định cả chỉ số này vào ban ngày. Sử dụng liều dùng, loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tác dụng không không mong muốn. Một số thuốc được dùng như thuốc ức chế thụ thể ACE, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch hoặc thuốc chẹn canxi,… Không tự ý dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Cơ thể không nạp đủ dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không lành mạnh gây huyết áp tăng về đêm. Do đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nhất là đối với những đối tượng nguy cơ tăng huyết áp cao, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, phòng biến chứng.
  • Hạn chế ăn mặn: Ngoài lựa chọn những nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch, bạn nên cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi, thói quen ăn mặn là một trong những yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp vào ban đêm. Do đó, bạn hãy chủ động điều chỉnh thói quen, không ăn quá mặn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Xây dựng lối sống khoa học: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, làm việc quá sức, đồng thời hình thành thói quen tập thể dục, chơi thể thao để cơ thể sớm phục hồi, cải thiện bệnh huyết áp, ngăn nguy cơ huyết áp tăng về đêm.
  • Điều chỉnh tư thế ngủ: Người có tiền sử cao huyết áp nên điều chỉnh tư thế ngủ để tránh gây áp lực lên thành mạch làm huyết áp tăng vào ban đêm khi ngủ. Theo đó, người bệnh nên ngủ nghiêng về bên trái, tư thế này giúp giảm áp lực lên mạch máu ổn định hoạt động của tim mạch. Ngoài ra, tư thế nằm sấp cũng giúp giảm huyết áp hiệu quả hơn so với tư thế nằm ngủ.

Ngoài các vấn đề kể trên, để điều chỉnh huyết áp vào ban đêm bạn có thể sử dụng một số thảo dược lành tánh, uống trà thảo dược trước khi ngủ góp phần kiểm soát huyết áp, cải thiện giấc ngủ. Với đối tượng mắc bệnh nền, bệnh tim mạch hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến huyết áp hãy thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các nguy cơ biến chứng.

Tham khảo thêm: Huyết Áp 170 Là Cao Hay Thấp? Có Nguy Hiểm Không?

Phương pháp phòng tránh huyết áp tăng về đêm

Huyết áp tăng về đêm khó nhận biết và có thể phát sinh biến chứng bất cứ lúc nào. Người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng nếu huyết áp tăng trong đêm không được cứu chữa kịp thời. Các hệ lụy như gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… là những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh.

Phương pháp phòng tránh huyết áp tăng về đêm
Chăm sóc phòng ngừa nguy cơ huyết áp tăng về đêm gây biến chứng

Chính vì thế, bạn nên chủ động trong việc kiểm soát huyết áp, phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe. Một số lưu ý như sau:

  • Điều trị các bệnh lý về đường huyết, tim mạch theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc đều đặn theo phác đồ, không nên tự ý thay đổi liều dùng có thể gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng kết quả chữa bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý. Không bỏ bữa, nhịn ăn, nên chú ý đến giấc ngủ, hạn chế thức khuya.
  • Tránh xa thức uống chứa cồn, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt là đối với người cao tuổi, người có thể suy nhược nên vận động nhẹ để máu huyết lưu thông tốt hơn. Tránh những bộ môn đòi hỏi nhiều sức lực, nguy cơ chấn thương cao.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, để tâm lý ổn định, không nên căng thẳng, stress trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp về đêm.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên, kiểm tra trước khi ngủ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, bệnh nhân nên thăm khám sức khỏe định kỳ để điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất.

Huyết áp tăng về đêm là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay. Tuy nhiên dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, người bệnh trong trạng thái ngủ có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc theo dõi huyết áp, điều trị bệnh theo phác đồ và chăm sóc cơ thể tốt là điều hết sức cần thiết để phòng và chữa trị các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch.

Có thể bạn quan tâm

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn dễ thực hiện

Cách Hạ Huyết Áp Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn được áp dụng như ngâm chân, massage, tập thở, uống nước,... Những...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Thực đơn gợi ý cho người cao huyết áp

Chế Độ Ăn Cho Người Cao Huyết Áp: Thực Đơn Tốt Nhất

Việc xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp giúp hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh tốt...

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị

Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *