Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề về huyết áp có thể khiến cơ thể gặp phải nhiều triệu chứng bất ổn. Chỉ số áp lực máu tăng hoặc giảm bất thường đều là cảnh báo vấn đề sức khỏe không thể chủ quan.

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Như các bạn đã biết, huyết áp là tên gọi của chỉ số áp lực máu tác động đến thành động mạch. Mục đích của hoạt động này nhằm giúp máu lưu thông đến các mô trong cơ thể, nuôi dưỡng chúng một cách hiệu quả hơn.

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường
Huyết áp là chỉ số của áp lực máu vào động mạch

Qua nghiên cứu, tác động chính tạo nên huyết áp là từ quá trình co bóp tim, cũng như sức cản từ động mạch. Ở trạng thái bình thường, chỉ số huyết áp vào ban ngày sẽ cao hơn ban đêm do hoạt động của cơ thể.

Thời điểm cơ thể ngủ say ( từ 1 – 3 giờ đêm) là lúc huyết áp giảm xuống mức thấp nhất, và cao nhất khi cơ thể thức dậy vào buổi sáng (từ 8 – 10 giờ sáng). Chỉ số huyết áp có thể thay đổi nếu cơ thể bị căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, hoặc sau khi vận động, ăn uống quá no,…

Chính vì thế, để xác định huyết áp được chính xác, thông thường bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn trước khi đo ít nhất 30 phút. Sự chênh lệch huyết áp cao hay thấp quá lớn là dấu hiệu cảnh báo các bất thường về sức khỏe.

Huyết áp được đo dụng cụ chuyên dụng, đơn vị là mmHg (mili mét thủy ngân). Hai thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường. Theo chỉ số được Bộ y tế đưa ra, người có sức khỏe bình thường huyết áp sẽ có các chỉ số như sau:

  • Người lớn: Áp lực mạch máu tối đa hay còn gọi là tâm thu dao động từ 90 – 139 mmHg. Áp lực mạch máu tối thiểu hay còn gọi là tâm trường dao động từ 60 – 89 mmHg.
  • Trẻ em: Áp lực mạch máu tối đa dao động khoảng 80 +2n (n tương ứng với tuổi của trẻ). Áp lực máu tối thiểu tương ứng với số đo mạch máu tối đa chia 2 +10/20.

Việc theo dõi huyết áp ở bệnh nhân là hết sức cần thiết để kịp thời phát hiện những thay đổi trong cơ thể để sớm có biện pháp khác phục phù hợp. Trường hợp huyết áp cao hay thấp đột ngột đều là cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần được kiểm tra và khắc phục sớm.

Tham khảo thêm: Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Huyết áp cao và huyết áp thấp

Vậy như thế nào là huyết áp cao, như thế nào là huyết áp thấp? Theo đó, tình trạng tăng giảm áp lực máu có thể nói là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe đang diễn ra. Việc xác định tình trạng huyết áp giúp bạn chủ động trong việc kiểm soát sự tăng hoặc giảm của áp lực máu.

Huyết áp cao và huyết áp thấp
Sự tăng và giảm của áp lực máu lên thành mạch gây ra các vấn đề sức khỏe

Cả hai trường hợp được đánh giá là tình trạng có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể người. Trường hợp huyết áp tăng hoặc tụt giảm quá mức còn có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh, đặc biệt là những trường hợp bệnh nhân có bệnh nền, đang điều trị bệnh. Vậy, thế nào là huyết áp bất thường, những chỉ số cảnh báo như sau:

  • Trường hợp huyết áp cao: Huyết áp tâm thu tăng lên hơn 140 mmHg, trong khi đó huyết áp tâm trương cũng tăng cao hơn 90 mmHg. Nếu đo được các chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá đây là trường hợp cao huyết áp. Ngoài ra còn một trường hợp thu được chỉ số huyết áp cao hơn huyết áp bình thường nhưng nằm giữa chỉ số huyết áp cao, được gọi là tình trạng tiền cao huyết áp.
  • Trường hợp huyết áp thấp: Ngược lại trường hợp kể trên, nếu chỉ số đo được huyết á tâm thu và tâm trương thấp hơn mức bình thường được xác định là tụt huyết áp. Huyết áp thấp được chẩn đoán nếu huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, hoặc chỉ số đo được giảm hơn so với bình thường khoảng 25 nnHg.

Để kết luận một người gặp vấn đề về huyết áp cần đánh giá dựa trên kết quả đo nhiều ngày. Chính vì thế, thông thường người bệnh được bác sĩ kiểm tra huyết áp thường xuyên, theo dõi chỉ số áp lực của dòng chảy máu lên thành động mạch.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đo được. Do đó, người bệnh thường phải nằm nghỉ ngơi cho cơ thể ổn định trước khi đo. Vận động mạch, hồi hộp, lo lắng,… trước khi đo có thể ảnh hưởng, làm sai lệch kết quả đo, do đó bạn đọc nên lưu ý.

Huyết áp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nào?

Như đã đề cập, chỉ số áp lực máu lên thành động mạch có thể thay đổi nếu cơ thể bị căng thẳng quá mức, vừa vận động mạnh hoặc ăn uống quá no,… Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác tác động khiến chỉ số này thay đổi tạm thời hoặc kéo dài. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, bạn đọc cần lưu ý:

Huyết áp chịu ảnh hưởng từ các yếu tố nào?
Chỉ số áp lực máu có liên quan đến các yếu tố từ bên trong và ngoài cơ thể
  • Tư thế: Huyết áp có thể biến đổi nếu người bệnh có tư thế ngồi hoặc đứng không phù hợp. Việc cơ thể chịu áp lực khi ngồi hoặc đứng có thể tác động đến sự co bóp tim hoặc sức cản của động mạch. Từ đó, tốc độ dòng chảy cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, khi đo huyết áp bạn cần điều chỉnh tư thế sao cho thoải mái nhất, tránh gây ép tim hoặc làm gián đoạn dòng chảy mạch máu.
  • Do chế độ ăn uống: Cơ thể không được nạp đủ dinh dưỡng có thể gây suy nhược. Điều này là tác nhân ảnh hưởng đến huyết áp mà nhiều người gặp phải. Đặc biệt, việc thay đổi chỉ số trong cơ thể còn phổ biến hơn đối với đối tượng thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, lạm dụng đồ uống chứa cồn, hút thuốc lá,…
  • Do chế độ sinh hoạt: Làm việc quá sức, stress, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân khiến chỉ số huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột. Ngoài ra, chỉ số này còn thay đổi khi bạn vận động quá sức hoặc ngồi một chỗ quá lâu, ngủ không đủ giấc, ngủ quá nhiều,…
  • Các yếu tố bên trong: Bên cạnh các tác động bên ngoài, tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp còn có thể bị ảnh hưởng từ các vấn đề tim mạch, sức cản dòng chảy máu của động mạch, lượng máu trong cơ thể,… Cần chủ động đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc, ổn định huyết áp nhằm phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu chỉ số đo được tăng hoặc giảm quá mức, đồng thời cơ thể có các biểu hiện bất ổn. Bởi đây có thể là dấu hiệu nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Tham khảo thêm: Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Sự thay đổi huyết áp lên xuống bất thường nguy hiểm ra sao?

Có thể bạn đã biết các mối nguy hại mà sự thay đổi chỉ số huyết áp trong cơ thể gây ra. Cả hai trường hợp tăng hoặc giảm huyết áp đều có nguy cơ gây ra nhiều vấn đề khiến sức khỏe bị tác động với các triệu chứng không rõ ràng, tuy nhiên lại có nhiều khả năng phát sinh biến chứng.

Sự thay đổi huyết áp lên xuống bất thường nguy hiểm ra sao?
Tăng hoặc giảm chỉ số áp lực máu lên thành mạch đều gây ra nhiều vấn đề bất ổn đối với sức khỏe

Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra ở hai trường hợp là tăng hoặc giảm huyết áp:

Trường hợp áp lực tăng

Huyết áp tăng cao có thể xảy ra thường xuyên ở người có bệnh nền và những người cao tuổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cũng như là lí do khiến người bệnh gặp phải các vấn đề thần kinh. Một số trường hợp sự tăng cao huyết áp dẫn đến tình trạng liệt nửa người, hôn mê sâu, cơ thể rơi vào trạng thái đời sống thực vật.

Ngoài ra, nhiều trường hợp khác bị cao huyết áp đột ngột, tăng tốc độ và áp lực dòng chảy của máu lên thành mạch dẫn đến nguy cơ suy tim, gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình giãn động mạch,… Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến máu còn là nguồn gốc của tình trạng suy thận, gây biến chứng ở nhiều bộ phận khác, trong đó có mắt.

Người thường xuyên đối mặt với tình trạng tăng áp lực máu lên động mạch có tuổi thọ trung bình thấp hơn những người khỏe mạnh bình thường. Trường hợp chậm trễ trong việc nhận diện và điều trị có thể gây ra các biến chứng cực kì nguy hiểm. Cụ thể như sau:

  • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh về thận, phổi,… dẫn đến tử vong. Đây là những biến chứng tức thời vô cùng nguy hiểm mà nhiều người đã gặp phải hiện nay.
  • Ngoài ra, người thường xuyên bị cao huyết áp còn đối mặt với các vấn đề dài hạn như biến chứng về thần kinh, về mắt, tim mạch, gan, thận,… Chúng không gây tử vong tức thời nhưng khiến sức khỏe của bệnh nhân ngày càng giảm sút và gây ra nhiều đau đớn cho cơ thể.

Trường hợp áp lực giảm

Huyết áp thấp cũng là một trong những vấn đề cực kỳ nguy hiểm nếu kéo dài và tái phát thường xuyên. Mặc dù so với trường hợp kể trên, sự giảm áp lực máu lên thành động mạch không dẫn đến suy tim, tai biến mạch máu não tức thời nhưng có khả năng phát sinh nhiều biến chứng khác.

Mức độ nguy hiểm
Tụt huyết áp là một trong những vấn đề nguy hiểm

Đặc biệt là những người thường xuyên bị tụt huyết áp, cơ thể lâu dần có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm không kém. Trong đó đặc biệt là vấn đề về não bộ, tim mạch, thận và các cơ quan quan trọng khác khi dòng chảy của máu bị thay đổi, suy giảm. Những biến chứng thường gặp khi huyết áp thấp xảy ra thường xuyên có thể kể đến như:

  • Nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy thận, đau ngực quặn thắt ảnh hưởng đến đời sống, tính mạng.
  • Tai biến mạch máu não vẫn có thể xảy ra nếu huyết áp tụt thấp.
  • Tỷ lệ bệnh nhân gặp biến chứng nhồi máu não tăng cao.
  • Người bị tụt huyết áp có thể bị sốc, đặc biệt tình trạng này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu người bệnh đang tham gia giao thông hoặc đang làm việc ở nơi cao,…

Đừng nên chủ quan khi nhận thấy huyết áp thay đổi sau đó trở lại trạng thái bình thường. Trường hợp tăng, giảm huyết áp diễn ra liên tục, cơ thể trở nên yếu hơn dễ gặp phải các biến chứng khi gặp phải điều kiện thuận lợi. Không chỉ gây hại cho đời sống hàng ngày, chỉ số áp lực máu thay đổi còn có khả năng đe dọa tính mạng, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Tham khảo thêm: Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Cách kiểm soát áp lực máu lên thành mạch bảo vệ sức khỏe

Trước các thông tin kể trên cho thấy tình trạng huyết áp tăng hoặc giảm đều gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động điều chỉnh các thói quen từ sinh hoạt đến ăn uống, đồng thời thường xuyên kiểm tra những thay đổi để kịp thời can thiệp khi cần thiết. Cụ thể:

Cách kiểm soát
Điều chỉnh và kiểm sóat áp lực máu lên thành mạch

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, bạn không nên ăn nhiều muối có thể khiến cơ thể khát nước và uống nhiều nước. Việc này khiến cho thành động mạch chịu nhiều áp lực hơn. Thay vào đó, bạn hãy nêm nếm món ăn vừa phải, không nên ăn quá mặn, không sử dụng quá nhiều gia vị để không gây ra hiện tượng tích nước, ảnh hưởng đến huyết áp.
  • Ngoài ra, bạn cần bổ sung protein đúng cách, ưu tiên ăn các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể cung cấp đạm thông qua các loại hạt, thịt động vật ít mỡ,… Không nên dung nạp lượng chlesterol, axit béo no quá nhiều khiến cơ thể tích mỡ, tăng nguy cơ bị cao huyết áp và nhiều vấn đề khác.
  • Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, bổ sung chất xơ cho cơ thể. Ngoài ra bạn nên bổ sung các nhóm chất khác có trong thực vật như vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất giúp cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng, hoạt động các cơ quan ổn định, giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Hạn chế tinh bột xấu, bổ sung cho cơ thể nguồn tinh bột tốt từ cơm gạo lức, yến mạch, các loại ngũ cốc nguyên cám,…
  • Ngoài ra, bạn nên kiêng sử dụng chất kích thích như cà phê, không nên lạm dụng đồ uống chứa cồn, không nên sử dụng thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng cân đối, hợp lý, cải thiện sức khỏe từ bên trong giúp bạn phòng tránh nguy cơ tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp đột ngột, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Sinh hoạt và rèn luyện thể chất:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc, lao động quá sức khiến huyết áp tăng giảm bất thường.
  • Tránh việc đi ngoài trời nắng quá lâu hay dầm mưa nhiều giờ khiến cho cơ thể không ổn định, rối loạn lưu thông máu ảnh hưởng chỉ số áp lực mạch máu.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan, tránh stress, căng thẳng, áp lực trong thời gian dài.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya, bỏ bữa, ăn muộn,…
  • Tập thể dục phù hợp với thể trạng, rèn luyện thể chất phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe tổng thể, đề kháng chống lại tấn công của hại khuẩn gây hại cho cơ thể.
  • Đồng thời bạn không nên tập luyện quá sức, không ngồi ngay khi vừa chạy bộ hoặc vận động thể chất để tránh gây ép tim, chèn ép mạch máu.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột, ngoài ra bạn cũng không nên ngồi một chỗ quá lâu. Hãy điều chỉnh tư thế đi đứng, ngồi, nằm phù hợp giúp cho máu huyết lưu thông đều, tránh ảnh hưởng đến áp lực mạch máu.

Tham khảo thêm: Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Theo dõi sự thay đổi chỉ số áp lực máu:

Ngoài các vấn đề kể trên, bạn nên thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân và gia đình để kịp thời xử lý, phòng tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe. Ngoài ra, khi gặp phải các biểu hiện bất thường như đau đầu, choáng váng, buồn nôn,… bạn cũng cần kiểm tra huyết áp.

Cách kiểm soát
Theo dõi sự thay đổi áp lực máu và khắc phục phòng ngừa biến chứng hại sức khỏe

Hiện nay với sự phát triển của nền y tế hiện đại, bạn có thể mua và sử dụng máy đo huyết áp điện tử để thường xuyên theo dõi huyết áp. Máy cho kết qua tương đối chính xác, giúp bạn nhanh chóng phát hiện bất thường và xử lý sớm.

Trên đây là những thông tin về huyết áp nói chung, bạn đọc có thể tham khảo. Chỉ số áp lực mạch máu có thể thay đổi dựa trên tình trạng sức khỏe, các yếu tố trong và ngoài cơ thể. Trường hợp huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, nhất là các chỉ số chênh lệch lớn hãy đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý, phòng tránh rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không?

Người cao huyết áp có dùng được cao ngựa không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm...

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?

Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nhiều Nước Không? [Giải Đáp]

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Câu hỏi nhận được sự quan tâm của đa số người...

Hướng dẫn cách trị cao huyết áp tại nhà bằng thảo dược

Cách Trị Cao Huyết Áp Tại Nhà Qua 10 Mẹo Dùng An Toàn

Sử dụng các cách trị cao huyết áp tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên như cần tây, cây xạ...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Những lợi ích không ngờ từ quả ớt

Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Ăn ớt có tăng huyết áp không? Nhiều người cho rằng ớt cay nóng có thể khiến tình trạng huyết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *