Huyết Áp Cao Có Uống Được Tam Thất Không? Lưu Ý Gì?

Huyết áp cao có uống được tam thất không? Có thể bạn đã biết những công dụng tuyệt vời mà loại dược liệu này mang lại cho sức khỏe. Việc dùng hoa tam thất khi mắc bệnh huyết áp có tác dụng hỗ trợ điều trị, tuy nhiên cần biết cách sử dụng để tránh gặp phải các rủi ro cho sức khỏe.

Công dụng của hoa tam thất đối với sức khỏe

Trước khi giải đáp thắc mắc: “Huyết áp cao có uống được tam thất không?”, bạn nên tìm hiểu các lợi ích mà loại hoa này mang lại cho sức khỏe. Ngoài tên gọi là cây tam thất, loại hoa này còn được biết đến với các tên khác như sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán,…

Công dụng của hoa tam thất đối với sức khỏe
Hoa tam thất được dùng pha trà, làm thuốc hỗ trợ cải thiện vấn đề về máu huyết, tim mạch,…

Người ta thu hoạch hoa và rễ của loại cây này làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y ghi chép, hoa tam thất có vị ngọt tự nhiên, tính mát. Quy vào kinh can. Tác dụng chính là giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, thanh nhiệt, điều hòa máu huyết, và đặc biệt là ổn định huyết áp.

Ngoài ra, những nghiên cứu Y học hiện đại ngày nay cũng cho biết, trong hoa tam thất có chứa chất sapoin giúp chống viêm nhiễm, ngăn nguy cơ lão hóa tế bào. Đặc biệt các nhà khoa học còn thông tin thêm, loại hoạt chất này rất tốt trong việc điều tiết áp lực máu lên thành mạch, tốt cho người bệnh tim.

Không những thế, hoa tam thất còn chứa các dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như khoáng chất, canxi, axit amin,… Người ta thường dùng hoa tam thất trong điều trị các bệnh lý liên quan đến máu huyết, tim mạch, hỗ trợ tăng cường đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, phòng ngừa nhiều bệnh lý.

Huyết áp cao có uống được tam thất không?

Vậy, trước những lợi ích kể trên, huyết áp cao có uống được hoa tam thất không? Như đã đề cập, loại hoa này chứa hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với hệ tim mạch. Do đó, người bệnh có thể uống nước hoa tam thất để ổn định huyết áp, phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Sử dụng với liều lượng phù hợp, đúng cách giúp bạn nhanh chóng đưa chỉ số huyết áp trở về mức ổn định bình thường. Đồng thời, các dưỡng chất có trong hoa tam thất giúp tăng cường đề kháng, giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây hại, bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ khác.

Huyết áp cao có uống được tam thất không?
Người bệnh cao huyết áp có thể uống trà tam thất hỗ trợ điều trị và ngừa biến chứng tim mạch

Tuy nhiên, bạn đọc không lạm dụng, chỉ dùng với lượng vừa đủ để tránh gây ra các phản ứng phụ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Người bệnh chỉ nên uống tam thất vừa phải, kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để huyết áp duy trì mức ổn định an toàn.

Cách sử dụng loại hoa này rất đơn giản, bạn có thể sử dụng hoa tươi thêm vào các món ăn hàng ngày, hoặc cũng có thể dùng loại hoa khô hãm với nước sôi, uống như uống trà. Cách làm đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Sử dụng khoảng 5 – 10g tam thất khô, cho vào bình đã tráng sơ bằng nước sôi.
  • Tiếp đến đổ ngập khoảng 100 – 200ml nước sôi vào trong bình, hãm trong khoảng 10 phút.
  • Thưởng thức trà tam thất giúp thanh nhiệt, ổn định huyết áp, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Uống trà tam thất tốt nhất là vào buổi sáng sớm giúp cung cấp dưỡng chất cải thiện sức khỏe, tăng hệ miễn dịch, giúp cơ thể tỉnh táo, tràn năng lượng. Hoặc, bạn cũng có thể uống trà tam thất vào buổi tối để dễ ngủ hơn, ngủ sâu và ngon giấc hơn.

Tham khảo thêm: Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Một số lưu ý khi dùng tam thất cho người cao huyết áp

Như trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc huyết áp cao có uống được tam thất không, câu trả lời là có. Loại hoa này mang lại nhiều lợi ích đối với người bệnh huyết áp. Tuy nhiên khi sử dụng bạn đọc nên lưu ý không lạm dụng, không tự ý kết hợp cùng thuốc tân dược có thể gây ra các tương tác gây hại sức khỏe.

Mặc dù loại hoa này được biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thực tế nếu người bệnh sử dụng quá nhiều cũng có thể khiến cơ thể có các phản ứng bất thường. Chẳng hạn tình trạng đau bụng, buồn nôn, đau đầu, đi tiên phân lỏng, chóng mặt,…

Một số lưu ý khi dùng tam thất cho người cao huyết áp
Thận trọng khi dùng, không lạm dụng uống trà tam thất có thể gây ra các phản ứng phụ

Do đó, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề sau đây khi sử dụng hoa tam thất chữa cao huyết áp:

  • Không uống nhiều trà tam thất mỗi ngày, chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp.
  • Không sử dụng tam thất cho đối tượng đang gặp vấn đề về dạ dày, hay đi ngoài phân lỏng, thận âm hư,… Ngoài ra, đặc biệt bạn không nên tự ý sử dụng loại hoa này cho đối tượng phụ nữ mang thai, người đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bên cạnh uống trà hoa tam thất, để cải thiện sức khỏe tốt hơn, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp. Đồng thời, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, ưu tiên những thực phẩm mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe, không lạm dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá,…

Bên cạnh các vấn đề kể trên, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế. Trường hợp bác sĩ phát hiện có sự bất thường sẽ kịp thời can thiệp khắc phục, phòng tránh rủi ro gây hại sức khỏe.

Hy vọng với bài viết trên đây bạn đọc đã có lời giải đáp cho thắc mắc: “Huyết áp cao có uống được tam thất không?”. Song song với việc sử dụng thảo dược cải thiện huyết áp, bạn đọc nên kết hợp theo dõi sức khỏe y tế để đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh huyết áp, tim mạch.

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Sử dụng thuốc huyết áp và nguyên tắc điều trị

Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không nên dùng thuốc...

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn dễ thực hiện

Cách Hạ Huyết Áp Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhanh Chóng

Cách hạ huyết áp tại nhà an toàn được áp dụng như ngâm chân, massage, tập thở, uống nước,... Những...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *