Bệnh Cao Huyết Áp Ở Người Già: Nguyên nhân và Cách xử lý
Bệnh cao huyết áp ở người già có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bởi người già thường có đề kháng kém, cộng với nhiều bệnh lý khác khiến cơ thể suy nhược. Nếu không kiểm soát, tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể gây ra nhiều rủi ro, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe còn có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.
Bệnh cao huyết áp ở người già là gì?
Cao huyết áp là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Theo một số thống kê gần đây cho thấy, hơn nửa phần trăm người từ 70 tuổi đều có biểu hiện tăng huyết áp. Cần phát hiện và điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt để phòng tránh hệ lụy đối với sức khỏe.
Bệnh cao huyết áp ở người già nói riêng và tình trạng cao huyết áp nói chung do nhiều yếu tố tác động. Đối với người cao tuổi, cơ thể trong thời kì lão hóa tự nhiên, các cơ quan cũng hoạt động kém hơn trước nên việc điều trị bệnh sẽ có phần khó khăn hơn.
Người già gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu cam, mất ngủ, khó thở,… khi bị cao huyết áp. Nếu không sớm phát hiện, triệu chứng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí phát sinh biến chứng đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già
Như đã đề cập, tình trạng cao huyết áp ở người già có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, cả trong và ngoài cơ thể. Trường hợp tăng nhẹ, bạn đọc có thể khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên đối với các đối tượng tăng huyết áp nặng cần được khám chữa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để điều trị bệnh hiệu quả, đúng cách, dưới đây là các nguyên nhân có khả năng gây bệnh cao, bạn nên theo dõi và sớm thăm khám để điều trị, phòng ngừa rủi ro:
Do lão hóa tự nhiên
Người càng lớn tuổi sức khỏe ngày càng suy nhược, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém dần. Trong đó, tim mạch cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tuổi tác. Đây là một trong những yếu tố tác động khiến huyết áp thay đổi bất thường.
Người già ngoài gặp phải tình trạng tăng huyết áp, nhiều người còn mắc phải chứng tụt huyết áp thường xuyên do các cơ quan trong cơ thể không hoạt động ổn định như bình thường. Cần theo dõi chỉ số huyết áp và kịp thời xử lý, ngăn chặn những rủi ro không mong muốn.
Chế độ ăn uống không đảm bảo
Người có thói quen ăn mặn, ăn đồ ngọt thường xuyên, hoặc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, khi tuổi tác cao có nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch và nhiều vấn đề liên quan khác. Trong đó, tình trạng cao huyết áp ở người già ngày càng gia tăng.
Lựa chọn thực phẩm không phù hợp, ăn những món có tính nóng, làm tăng huyết áp và phát sinh nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, hiện tượng chỉ số huyết áp tăng cũng có liên quan đến việc ăn uống “nghèo nàn”, không đủ chất.
Có thể nói chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với các vấn đề tim mạch, bệnh huyết áp. Nếu nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già do ăn uống dư thừa, ăn nhiều muối hoặc thiếu chất, bạn có thể điều chỉnh thói quen ăn uống và kết hợp theo dõi điều trị theo hướng của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?
Thói quen sinh hoạt kém khoa học
Ngoài các yếu tố kể trên, bệnh cao huyết áp ở người già có thể xuất hiện do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt không đảm bảo. Người già có sức khỏe yếu nên lười vận động, ăn uống khó khăn lâu dần gây nên tình trạng suy nhược.
Nếu tiếp tục các thói quen xấu như uống rượu bia, thức khuya,… không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn gây hại cho sức khỏe tổng thể, dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi thăm khám, bác sĩ nếu tìm ra nguyên nhân gây tăng huyết áp từ thói quen sinh hoạt sẽ tư vấn giúp người bệnh khắc phục, ổn định huyết áp.
Ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý
Huyết áp không chỉ tăng cao do liên quan đến yếu tố tuổi tác, ăn uống và sinh hoạt mà còn nhiều khả năng liên quan đến yếu tố tâm lý. Cảm giác lo âu, bất an, stress gây rối loạn nội tiết tố dẫn đến tình trạng huyết áp tăng hoặc tụt giảm bất thường.
Nếu nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp ở người già có liên quan đến yếu tố tâm lý, người thân cần hỗ trợ để giúp người bệnh thư giãn, thoải mái hơn. Nếu những rối loạn về tinh thần không cải thiện, ngoài tăng tụt huyết áp, người già còn đối mặt với nhiều rủi ro gây hại sức khỏe khác.
Cao huyết áp do bệnh lý khác
Bệnh cao huyết áp ở người già có thể xảy ra do ảnh hưởng từ các vấn đề sức khỏe khác. Theo đó, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thường kèm theo hiện tượng tăng tụt huyết áp bất thường. Trường hợp cao huyết áp có thể là do người già mắc bệnh tiểu đường, suy nhược cơ thể,…
Ngoài những yếu tố kể trên, người cao tuổi có huyết áp tăng thường xuyên cũng có khả năng liên quan đến các yếu tố khác. Chẳng hạn như do di truyền, thừa cân, béo phì, tỷ lệ nam giới cao huyết áp cao hơn so với nữ giới, tỷ lệ này có thể đảo ngược khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh.
Huyết áp cao được chia thành hai dạng là huyết áp cao nguyên phát (chưa xác định nguyên nhân chính xác gây tăng huyết áp) và huyết áp cao thứ phát (xác định được nguyên nhân cụ thể). Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phác đồ điều tương ứng, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy biểu hiện bất thường, phòng rủi ro hại sức khỏe người cao tuổi.
Bệnh cao huyết áp ở người già nguy hiểm như thế nào?
Người cao tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp. Theo đó, trường hợp không phát hiện và điều trị sớm, huyết áp tăng cao có khả năng gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Cao huyết áp ở người già thường khó điều trị do cơ thể yếu, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém dần.
Lúc này, tình trạng huyết áp cao có thể trở thành bệnh mãn tính, gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến não bộ, thận, tim mạch, mắt. Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra:
- Người già bị tăng huyết áp thường xuyên có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy tim. Máu dồn về tim quá mức gây áp lực lên cơ quan này khiến tim làm việc quá sức dẫn đến suy nhược. Tình trạng suy tim ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí có thể gây ra nhiều rủi ro đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
- Ảnh hưởng cao huyết áp đến não bộ, máu không cung cấp đủ lên cơ quan đầu não dẫn đến những bất thường trong nhận thức, dễ gây trí nhớ kém, kéo theo bệnh Alzheimer, thiếu máu não, đột quỵ,…
- Các rối loạn về chuyển hóa, áp lực dòng chảy máu lên thành động mạch tăng cao khiến thị lực của người già kém hơn. Ngoài ra, nguy cơ tổn thương võng mạc cao có thể khiến xuất huyết võng mạc, người bệnh thậm chí còn có nguy cơ mù vĩnh viễn nếu biến chứng nặng.
So với người trẻ, cao huyết áp ở người già có thể gây ra nhiều biến chứng và mức độ rủi ro cao hơn. Do đó, bạn đọc cần theo dõi, kiểm tra huyết áp cho người bệnh thường xuyên. Nếu cần thiết hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Tham khảo thêm: Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?
Cách xử lý bệnh cao huyết áp ở người già
Bệnh cao huyết áp ở người già có thể kéo dài mãn tính, gặp điều kiện bất lợi sẽ bùng phát các triệu chứng khó chịu. Do đó, người già cần chủ động kiểm tra, theo dõi huyết áp thường xuyên, đồng thời chăm sóc cơ thể tốt để bảo vệ an toàn sức khỏe, phòng ngừa biến chứng. Dưới đây là những cách điều trị cao huyết áp ở người già, bạn đọc tham khảo:
Điều chỉnh lối sống
Người già bị cao huyết áp gặp phải các biểu hiện khó chịu, tuy nhiên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Đến khi triệu chứng nặng nề hơn cũng đồng nghĩa với việc bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng. Do đó, chuyên gia khuyến khích mỗi gia đình nên trang bị máy kiểm tra huyết áp, để thường xuyên theo dõi chỉ số của người bệnh.
Ngoài ra, cần điều chỉnh một vài vấn đề về lối sống, ăn uống nâng cao hiệu quả kiểm soát và ổn định huyết áp. Cụ thể:
- Duy trì cân nặng cân đối: Người cao tuổi thừa cân, béo phì dễ gặp phải các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Do đó, tốt hơn hết người bệnh hãy chủ động kiểm soát cân nặng, duy trì mức cân cân đối để phòng tránh nguy cơ cao huyết áp biến chứng.
- Rèn luyện cơ thể dẻo dai: Tập luyện thể dục vừa sức, phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho người cao tuổi. Không chỉ hỗ trợ xương khớp linh hoạt hơn, tập thể dục còn giúp điều hòa máu huyết lưu thông, tránh tình trạng tắc mạch gây ra các hệ lụy khó lường khác.
- Hạn chế lượng muối nạp vào: Không nên ăn những món ăn chứa nhiều muối, mặn hoặc các gia vị khác. Kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể góp phần hỗ trợ quá trình điều trị cao huyết áp ở người già diễn ra thuận lợi và an toàn.
- Cân bằng dinh dưỡng: Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe, loại bỏ nhóm thực phẩm có nguy cơ gây tăng huyết áp. Chế biến món ăn không nhiều dầu mỡ, không quá mặn, quá ngọt, ưu tiên những muốn luộc, hấp,… Ăn rau củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám. Đồng thời người bệnh nên kiêng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
- Cải thiện giấc ngủ: Sắp xếp thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn. Không nên làm việc quá sức, thức khuya thường xuyên khiến cơ thể ngày càng suy nhược. Người già mắc chứng khó ngủ có thể tìm các giải pháp thiên nhiên hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn, từ đó bảo vệ cơ thể trước nguy cơ huyết áp tăng cao thất thường.
Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống hàng ngày giúp người già được nạp đủ dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, để kiểm soát chứng cao huyết áp tốt hơn, bên cạnh thay đổi lối sống người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc huyết áp.
Tham khảo thêm: Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết áp cao cho người già là cách được nhiều người sử dụng. Thuốc nhanh chóng kiểm soát sự gia tăng áp lực máu lên thành mạch, phòng ngừa biến chứng cho người bệnh. Dưới đây là một vài loại thuốc được sử dụng:
- Thuốc lợi tiểu: Công dụng đào thải lượng muối dư thừa giúp người bệnh giảm tải áp lực cho thận, tim mạch, từ đó khắc phục chứng cao huyết áp. Người bệnh có thể dùng riêng thuốc lợi tiểu hoặc kết hợp với đơn thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thuốc ức chế men chuyển ACE: Ngăn nguy cơ hình thành những hormone có khả năng khiến thành mạch hẹp làm máu huyết lưu thông kém hơn. Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ xơ vữa động mạch cao, mạch cứng, tổn thương dần làm ứ đọng máu huyết. Dùng thuốc nhằm khắc phục tình trạng này.
- Thuốc giãn tĩnh mạch: Đây cũng là thuốc được chỉ định điều trị bệnh cao huyết áp ở người già. Công dụng là giúp làm giãn nở mạch, giúp dòng chảy của máu thuận lợi hơn, tránh nguy cơ hẹp động mạch làm tắc nghẽn gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe người bệnh.
- Thuốc chẹn beta: Nhóm thuốc giúp kiểm soát hoạt động bơm máu từ tim đến các mao mạch, giảm tình trạng cao huyết áp ở người già.
Trên đây là những thông tin về bệnh cao huyết áp ở người già cũng như cách chăm sóc và điều trị bệnh. Bạn đọc nên theo dõi tình trạng sức khỏe của người thân, kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu khi chỉ số huyết áp có những thay đổi bất thường. Trường hợp kéo dài, không kiểm soát bệnh sớm có thể gây ra các biến chứng, nặng nề nhất là đe dọa tính mạng.
Có thể bạn quan tâm
- Ăn Uống Gì Để Hạ Huyết Áp Nhanh Giúp Ngăn Ngừa Bệnh?
- Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!