Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Tăng huyết áp gây suy thận là biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và điều trị sớm. Hai vấn đề này có mối liên hệ mật thiết, nếu tình trạng suy thận kéo dài, đồng thời không kiểm soát huyết áp tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh.

Tăng huyết áp và suy thận có mối liên hệ gì?

Tăng huyết áp là tình trạng gia tăng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch dẫn đến các biểu hiện cơ thể bất thường. Người có huyết áp cao thường xuyên thấy nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu cam,… Trường hợp bệnh nặng có thể phát sinh các biến chứng khó lường.

Tăng huyết áp và suy thận có mối liên hệ gì?
Tăng huyết áp có mối liên hệ mật thiết với tình trạng suy thận

Trong đó, tăng huyết áp gây suy thận là vấn đề có khả năng cao xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Vậy có mối liên hệ nào giữa hai tình trạng này hay không? Theo các chuyên gia, cao huyết áp và suy thận có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau.

Trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp kéo dài khiến mạch máu trong cơ thể bị tổn thương. Từ đó, thận nói riêng và các cơ quan khác không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết dẫn đến sự suy giảm hoạt động. Thận lúc này không đào thải hết lượng muối dư thừa và độc tố, chúng tích tụ dần bên trong cơ thể gây ra nhiều vấn đề khác.

Đồng thời, khi thận không đào thải, thể tích nước ứ đọng gia tăng khiến cho chỉ số huyết áp đo được ngày càng cao. Có thể nói, cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây suy thận phổ biến hiện nay. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị có thể phát sinh các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết suy thận do tăng huyết áp

Theo các chuyên gia, tình trạng suy thận được chẩn đoán do cao huyết áp gây ra thường có liên quan đến huyết áp tâm thu là phổ biến, trong khi đó tỷ lệ người cao huyết áp tâm trương suy thận thấp hơn. Các biểu hiện của thận lúc này khi bị tổn thương ở dưới dạng albunmin vi thể, tiểu protein hoặc suy thận.

Người bệnh phải thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra tại cơ sở y tế để xác định mức độ tổn thương cũng như có hướng điều trị tốt nhất. Hiện nay, người ta thống kê được bệnh nhân suy thận do tăng huyết áp chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng số người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết suy thận do tăng huyết áp
Người bệnh nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường ở thận, nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa sớm

Để điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tham gia một vài xét nghiệm công thức máu, nước tiểu,… Ngoài ra, người bệnh còn được siêu âm, điện tâm đồ, kiểm tra các cơ quan lân cận, chẩn đoán các vấn đề liên quan để xây dựng phác đồ điều trị bệnh hợp lý nhất.

Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phương pháp điều trị tương ứng. Việc kiểm soát hiện tượng tăng huyết áp tốt sẽ là giải pháp giúp bạn phòng tránh được rủi ro suy thận cũng như các vấn đề khác. Do đó, tốt hơn hết, khi nhận thấy các triệu chứng cao huyết áp bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Tăng huyết áp gây suy thận nguy hiểm như thế nào?

Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng đào thải độc tố. Song song đó, huyết áp là chỉ số đánh giá sự ổn định của tốc độ và áp lực máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp cao và suy thận là hai tình trạng khá nguy hại đối với sức khỏe.

Chúng có thể xảy ra cùng lúc hoặc là hệ quả khi một trong hai không điều trị đúng cách. Trường hợp tăng huyết áp gây suy thận có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện kịp thời. Chức năng thận suy giảm, độc tố tích tụ ngày càng nhiều gây ra các hệ lụy nghiêm trọng khác.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, bệnh huyết áp và tình trạng suy thận mạn kéo dài thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn không nên chủ quan, thay vào đó hãy chủ động khám chữa, theo dõi chỉ số huyết áp và kịp thời điều trị khi cần thiết.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp gây suy thận

Tăng huyết áp gây suy thận là một trong những biến chứng xảy ra khi tình trạng áp lực máu gia tăng không kiểm soát. Như đã đề cập, trường hợp bệnh kéo dài không được khắc phục có thể phát sinh nhiều biến chứng. Do đó, bạn hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Sau khi kiểm tra, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân kiểm soát huyết áp cao và dần phục hồi chức năng thận. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc huyết áp để kiểm soát triệu chứng.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp gây suy thận
Sau khi kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ kiểm soát huyết áp cao cho bệnh nhân, đồng thời điều trị vấn đề tại thận

Tuy nhiên bạn cần biết việc thận bị tổn thương do hiện tượng tăng huyết áp kéo dài sẽ khó có biện pháp khắc phục tuyệt đối. Để cải thiện tình trạng lưu thông máu đến thận, hạ huyết áp, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu.

Bên cạnh đó còn một vài thuốc khác cũng được kê đơn như thuốc giãn mạch, thuốc ức chế beta, ức chế men chuyển,… Tuân thủ theo phác đồ điều trị giúp tình trạng cao huyết áp được kiểm soát, ổn định chỉ số này trở về trạng thái bình thường. Song song đó, các vấn đề ở thận cũng được điều trị bằng giải pháp tương ứng.

Để cơ thể phục hồi tốt hơn, song song với việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Cắt giảm những món ăn chứa nhiều muối, nước mắm, bột nêm để hạn chế lượng natri dư thừa cho cơ thể.

Đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để tình trạng tăng huyết áp gây suy thận không tiển triển nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Thường xuyên theo dõi huyết áp và thông báo với bác sĩ nếu chỉ số này tiếp tục tăng hoặc có sự tụt giảm hơn mức an toàn để được hỗ trợ sớm.

Tham khảo thêm: Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Chăm sóc phòng tránh tăng huyết áp gây suy thận

Bệnh nhân bị cao huyết áp cần theo dõi chỉ số này thường xuyên, đồng thời chăm sóc cơ thể, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trường hợp tăng huyết áp gây suy thận báo động tình trạng bệnh tiến triển nặng có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng.

Chăm sóc phòng tránh tăng huyết áp gây suy thận
Theo dõi chỉ số huyết áp, nếu phát hiện bất thường nên tìm kiếm biện pháp kiểm soát phù hợp, an toàn

Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng tránh từ giai đoạn đầu. Một số lưu ý như sau:

  • Theo dõi huyết áp và kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt bạn có thể kiểm tra chức năng thận để sớm phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và ngăn chặn sớm.
  • Ngoài ra, bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên dùng thuốc tân dược bừa bãi, thay vào đó cần dùng thuốc theo đơn, uống đúng liều lượng và loại thuốc. Trường hợp gặp các phản ứng bất thường trong quá trình dùng thuốc hãy thông báo để bác sĩ có các điều chỉnh sao cho phù hợp hơn.
  • Về chế độ ăn uống, bệnh nhân bị cao huyết áp nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, không dùng những thực phẩm có khả năng tác động khiến tình trạng cao huyết áp. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh lá, hoa quả mọng, đồ ăn chế biến vừa miệng không quá mặn, quá ngọt.
  • Để phòng ngừa các rủi ro gây hại sức khỏe, tốt hơn hết người bệnh nên kiêng uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, thay vào đó nên bổ sung nước lọc, nước ép trái cây để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể.
  • Duy trì cân nặng cân đối, tránh tình trạng thừa cân, béo phì khiến tăng huyết áp gây suy thận. Tham gia tập luyện thể dục, chơi thể thao vừa sức, việc vận động phù hợp sẽ giúp cơ thể bạn dẻo dai, tuần hoàn máu ổn định, cải thiện các vấn đề tim mạch và huyết áp,…
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra chỉ số huyết áp, kiểm tra đánh giá chức năng thận. Trường hợp phát hiện các bất thường, bác sĩ sẽ nhanh chóng đề ra phương án giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

Tăng huyết áp gây suy thận là một trong những biến chứng có thể xảy ra nếu hiện tượng huyết áp cao không được kiểm soát. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bạn nên điều trị cao huyết áp theo phác đồ. Đồng thời chăm sóc, điều chỉnh lối sống để cải thiện sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa rủi ro biến chứng suy thận.

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Chỉ số huyết áp 170 là cao hay thấp?

Huyết Áp 170 Là Cao Hay Thấp? Có Nguy Hiểm Không?

Huyết áp 170 là huyết áp cao và cần được kiểm soát để phòng tránh biến chứng. Chỉ số huyết...

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì?

Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh cần bổ sung những...

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Lưu ý

9 Loại Nước Uống Cho Người Cao Huyết Áp Nên Biết Đến

Sử dụng một số loại nước uống cho người cao huyết áp từ rau củ quả tươi, trà thảo dược,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *