Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của những rối loạn lo âu kéo dài, dẫn đến một số biểu hiện bất thường ở tim. Nhận biết các triệu chứng và sớm điều trị để phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe. Vậy rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không?

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim được định nghĩa là một trong những hiện tượng rối loạn lâu âu nặng dẫn đến các triệu chứng bất thường ở tim như tim đập lúc nhanh lúc chậm. Hội chứng không gây ra bất kỳ tổn thương thực thể nào nên việc phát hiện và điều trị tương đối khó khăn.

Rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của rối loạn lo âu kéo dài không được kiểm soát

Bên cạnh đó, các nhóm thuốc thần kinh được dùng cũng chỉ giúp kiểm soát những triệu chứng ở tim. Thực tế các triệu chứng về thần kinh như cảm giác lo lắng, bất an, mệt mỏi,… phải được kết hợp giải quyết bằng việc điều chỉnh lối sống và tư duy.

Triệu chứng

Như đã đề cập, tình trạng rối loạn thần kinh còn được nhắc đến với tên gọi khác là rối loạn thần kinh thực vật. Theo các chuyên gia, hội chứng này hình thành do cơ thể bị rối loạn lo âu trong thời gian dài không được kiểm soát.

Tim không bị tổn thương như các bệnh lý khác. Tuy nhiên các biểu hiện bất thường ở tim vẫn có thể xuất hiện làm cơ thể có các triệu chứng bất thường. Theo đó, người bị rối loạn thần kinh tim có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Tim đập nhanh hay chậm hơn bình thường
  • Cảm giác hồi hộp, lòng ngực khó chịu
  • Thở khó, có biểu hiện ngộp thở
  • Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ
  • Dạ dày khó chịu, hay đổ mồ hôi, chân tay mỏi, không có sức lực

Mặc dù các biểu hiện bất thường thể hiện một cách rõ ràng, tuy nhiên qua thăm khám sẽ không nhận thấy tổn thương thực thể nào tại tim. Do đó, thông thường các bác sĩ sẽ kết luận rằng tim ở trạng thái bình thường, dẫn đến việc không kê đơn thuốc điều trị.

Tham khảo thêm: Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Nguyên nhân

Rối loạn thần kinh tim có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ như:

  • Tâm lí bị ảnh hưởng từ công việc, đời sống, tình cảm dẫn đến biểu hiện lo âu kéo dài. Đây là yếu tố khiến bạn có khả năng cao bị rối loạn thần kinh tim.
  • Ngoài nguyên nhân trên, khả năng rối loạn thần kinh thực vật xảy ra liên quan đến trường hợp bị sốt cao, cơ thể mất nước, hoặc sử dụng thuốc đặc trị gặp tác dụng phụ liên quan đến thần kinh.
  • Không loại trừ khả năng các vấn đề về tâm lý, thần kinh tim xảy ra là do thói quen không vận động, cơ thể ù lì mệt mỏi, béo phì, người lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích,…

Nhận diện sự bất thường để sớm khắc phục, phòng tránh rủi ro. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng như đã đề cập bên trên hãy đến gặp bác sĩ, trình bày triệu chứng và những mối nghi ngại để được bác sĩ giải đáp và chỉ định hướng điều trị sớm.

Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không?

Nhiều người thắc mắc liệu tình trạng rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không? Các chuyên gia cho biết, cơ bản tình trạng rối loạn này diễn ra có liên quan đến những lo âu, stress từ các yếu tố trong và ngoài cơ thể.

Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không?
Rối loạn thần kinh tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc chẩn đoán bệnh tương đối khó khăn do triệu chứng xảy ra ở tim rõ nét nhưng không ghi nhận tổn thương thực thể. Tim vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Tuy nhiên trường hợp sự rối loạn diễn ra nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Sự rối loạn thần kinh tim khiến cơ quan này bị rối loạn nhịp đập, có lúc chậm và có lúc khá nhanh. Việc này làm cho lượng máu đổ về các cơ quan khác cũng bị tăng, giảm bất thường. Do đó, với thắc mắc rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không, câu trả lời là có.

Tuy nhiên một vài trường hợp rối loạn thần kinh tim lại khiến huyết áp của bệnh nhân bị tụt giảm không nguyên do. Do đó, bạn cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, kết hợp kiểm tra sức khỏe tổng quát để kịp thời khắc phục, điều trị sớm phòng tránh biến chứng.

Rối loạn thần kinh tim nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn thần kinh tim không gây tổn thương thực thể, do đó mức độ nguy hiểm so với các chứng bệnh khác được đánh giá thấp hơn. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên những tác động tâm lý có thể gây ra nhiều di chứng khác cho người bệnh.

Cụ thể, bệnh nhân mắc chứng rối loạn thần kinh tim có thể bị tăng tụt huyết áp bất thường, đồng thời tâm lý luôn trong trạng thái lo lắng, bất an, mệt mỏi, lâu dần gây trầm cảm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các chấn thương tâm lý khác khiến tinh thần không minh mẫn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, công việc.

Người bệnh khó ngủ, thậm chí bị mất ngủ, suy nghĩ liên tục và hay nghĩ đến những điều tiêu cực. Tổn thương về mặt tinh thần còn gây ra nhiều biến chứng hơn so với các bệnh lý gây tổn thương thực thể, có thể điều trị bằng thuốc.

Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim nếu không phát hiện và kiểm soát có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hại cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, bệnh nhân hãy chủ động đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được giải đáp, hỗ trợ điều trị các bất ổn về thần kinh, kiểm soát tình trạng rối loạn một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm: Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh tim

Như trên đã giúp bạn giải đáp một số vấn đề liên quan đến rối loạn thần kinh tim, trong đó có câu hỏi: “Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không?”. Sự tăng tụt huyết áp có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó rối loạn thần kinh tim có thể là yếu tố liên quan.

Phương pháp điều trị
Xác định nguyên nhân, tình trạng rối loạn thần kinh tim và điều trị sớm

Việc điều trị các triệu chứng khi huyết áp tăng do hội chứng này gây ra có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Người bệnh cần ổn định cả về tinh thần lẫn thể chất để tình trạng rối loạn thuyên giảm. Từ đó, hiện tượng tăng huyết áp cũng được cải thiện. Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống giúp cơ thể được bổ sung dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể. Việc ăn đủ chất cũng giúp tinh thần được cải thiện, ổn định huyết áp và các vấn đề tim mạch. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp khi bị rối loạn thần kinh tim. Một số lưu ý:

  • Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch như các loại rau củ quả, trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn những món cay nóng, quá ngọt hoặc quá mặn, quá chua,… Nêm nếm món ăn vừa miệng, không nên ăn mặn khiến nguy cơ tăng huyết áp khi bị rối loạn thần kinh tim nghiêm trọng hơn.
  • Không nên lạm dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn hoặc các chất kích thích.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, bổ sung nước ép trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Ăn chín uống sôi, ăn đủ bữa, không nên nhịn ăn. Duy trì cân nặng cân đối để tránh nguy cơ chèn ép tim, huyết áp tăng ngày càng nặng nề.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh lưu ý về chế độ dinh dưỡng, những điều chỉnh trong lịch sinh hoạt hàng ngày cũng là cách giúp bạn kiểm soát rối loạn thần kinh tim, ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp. Một số vấn đề như:

  • Dành thời gian thư giãn, để cơ thể được nghỉ ngơi cả về mặt tinh thần.
  • Hạn chế áp lực, căng thẳng kéo dài có thể khiến sự rối loạn trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt còn có nguy cơ làm bệnh tim mạch, huyết áp biến chứng nguy hiểm.
  • Không làm việc quá sức, tránh khiêng vác vật nặng, không nên ngồi ngay sau khi chạy nhảy, làm việc ngoài trời nắng để hạn chế nguy cơ ép tim.
  • Tìm đến người thân, bạn bè để chia sẻ các vấn đề gây lo âu để giải tỏa tâm trạng, giúp phòng ngừa rối loạn thần kinh tim trở nên nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
  • Dành thời gian cho bản thân, không nên làm việc quá sức, nên ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ ngon cũng là cách giúp cơ thể bạn phục hồi, sửa chữa các vấn đề một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: Top 11 Loại Thuốc Điều Trị Cao Huyết Áp Tốt Nhất

Điều trị bằng thảo dược

Sử dụng thảo dược điều trị chứng rối loạn thần kinh tim cũng là cách được áp dụng phổ biến hiện nay. Dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc Y học cổ truyền có thể kê đơn với các thảo dược kết hợp giúp người bệnh sớm cải thiện các triệu chứng do hội chứng này gây ra.

Phương pháp điều trị
Dùng dược liệu tự nhiên chữa rối loạn thần kinh tim, ngăn ngừa cao huyết áp và các biến chứng khác

Dưới đây là một số bài thuốc:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các dược liệu gồm 12g mỗi loại củ mài, rau má, hạt sen, hà thủ ô, long nhãn, trái dâu chín, kết hợp cùng với 20g bồ chính sâm và 8g mỗi loại gồm bá tử nhân, táo nhân. Sắc nấu uống mỗi ngày 1 thang. Dành cho bệnh nhân có thể tâm hư huyết, giúp cải thiện hiện tượng thiếu máu, suy nhược.
  • Bài thuốc 2: Dùng 12g mỗi vị hạt sen, thục địa, 8g mỗi vị trạch tả, liên nhục, phụ tử chế, táo nhân, 7g nhục quế, 16g hoài sơn. Sắc nấu uống mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc 3: Sắc nấu uống thang thuốc gồm 8g mỗi vị bán hạ chế, trần bì, chỉ thực, 6g gừng 12g cam thảo. Bài thuốc dành cho đối tượng bị rối loạn thần kinh tim liên quan đến các sang chấn tinh thần, lo lắng diễn ra đột ngột,…

Chữa vấn đề về thần kinh tim bằng thuốc y học cổ truyền giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Sử dụng kiên trì, tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để sớm kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa rủi ro.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn

Ngoài các biện pháp giúp hỗ trợ ổn định thần kinh tim, cải thiện huyết áp, tăng cường lưu thông máu bên trên, bạn có thể được bác sĩ chỉ định thuốc điều trị. Các thuốc tân dược sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tim thường có công dụng an thần, giảm lo âu, căng thẳng.

Tuy nhiên, thực tế các loại thuốc này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không khắc phục tuyệt đối vấn đề này. Các nguyên nhân gây rối loạn liên quan đến tâm lý không thể khắc phục thông qua các loại thuốc đơn thuần.

Thay vào đó, người bệnh cần dùng thuốc song song với các giải pháp tự nhiên, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi giúp đầu óc giảm tải áp lực. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số viên uống cung cấp vitamin để tăng cường đề kháng.

Với thắc mắc: “Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp hay không?”, câu trả lời là có. Tuy nhiên hiện tượng huyết áp cao có thể giảm xuống bất thường do tim bị rối loạn nhịp đập và các ảnh hưởng khác. Do đó, bạn cần theo dõi chỉ số huyết áp, áp dụng các biện pháp theo dõi nhịp tim, điều trị triệu chứng. Trường hợp các biểu hiện bất thường diễn ra nặng nề hơn nên thông báo để được bác sĩ xử lý.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Thực đơn gợi ý cho người cao huyết áp

Chế Độ Ăn Cho Người Cao Huyết Áp: Thực Đơn Tốt Nhất

Việc xây dựng chế độ ăn cho người cao huyết áp giúp hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh tốt...

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *