Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được dùng chế biến nhiều món ăn, món bánh hoặc nước uống. Tuy nhiên đối với người huyết áp cao có ăn được trứng không? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Tìm hiểu và giải đáp vấn đề này qua bài viết sau.

Giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sức khỏe

Trứng gà, trứng vịt, trứng cút,… chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó đặc biệt là các thành phần như betaine, choline, vitamin D và nhiều hoạt chất có lợi khác. Ăn trứng đúng cách giúp bạn tăng cường sức khỏe, phát triển trí não, tốt cho hệ tim mạch và nhiều lợi ích khác.

Giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sức khỏe
Trứng là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Mỗi loại trứng khác nhau sẽ mang lại các giá trị cho sức khỏe riêng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất béo, vitamin, dưỡng chất trong trứng gà, trứng vịt, trứng cút hay các loại trứng lộn sẽ có mức chênh lệch nhất định. Dưới đây là chi tiết hơn:

  • Dinh dưỡng trong trứng gà:

Trứng gà là loại trứng quen thuộc được sử dụng phổ biến. Nhiều món ăn được chế biến từ loại thực phẩm này. Ngoài ra, người ta còn dùng lòng trắng, lòng đỏ trứng gà làm bánh, làm nước uống lạ miệng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Trong quả trứng gà có chứa hàm lượng chất béo lớn, khoảng 11,6g và canxi là 55mg. Ngoài ra, trứng gà còn chứa các dưỡng chất phong phú khác, chẳng hạn như vitamin A, D, E, kẽm, kali, photpho, protein,… Lượng calo trong trứng gà khá thấp, đồng thời nồng độ cholesterol cũng không quá cao.

Để hấp thu được các dưỡng chất từ trứng tốt nhất, bạn nên ăn trứng luộc. Việc ăn trứng hòa tan trong cháo, canh súp quá nóng có thể làm mất đi dưỡng chất trong trứng. Tuy nhiên cũng có nhiều người ăn trứng sống, việc này có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn nếu nguồn gốc trứng gà không đảm bảo.

  • Dinh dưỡng trong trứng vịt:

Hàm lượng chất béo và canxi có trong trứng vịt cao hơn so với trứng gà. Cụ thể, chất béo chiếm khoảng 14,2g, canxi chiếm khoảng 71mg. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết lượng carbs trong trứng vịt và trứng gà tương đương nhau. Tuy nhiên so với trứng gà thì các chất béo, cholesterol, protein từ trứng vịt đều cao hơn.

Xét về kích thước, trứng vịt to, lượng calo trong trứng vịt gấp đôi tượng calo từ trứng gà, cụ thể là 130 calo cho mỗi quả trứng. Trứng vịt cung cấp omega 3 dồi dào, giúp chống viêm, ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính. Mặc dù vậy, do trứng vịt có mùi vị tanh hơn trứng gà khi chế biến món ăn nên loại trứng này được ít người ưa chuộng hơn.

  • Dinh dưỡng trong trứng cút:

Trứng cút có kích thước nhỏ, mỗi trứng nặng khoảng 8.5g. Mặc dù nhỏ bé nhưng trứng cút chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe. Mỗi quá trứng có khoảng 14 calo, protein khoảng 1,2g. Không những thế, trong trứng cút còn chứa các dưỡng chất khác gồm nhiều vitamin, khoáng chất, amino axit.

Nhiều người ưa chuộng trứng cút vì loại trứng này lành tính hơn trứng gà. Nhiều trường hợp sử dụng trứng gà bị dị ứng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Sử dụng trứng cút thay thế trứng gà là sự lựa chọn an toàn.

  • Dinh dưỡng trong trứng lộn:

Trứng vịt lộn cung cấp dinh dưỡng dồi dào. Người ta thường ăn loại trứng này khi cảm thấy cơ thể thiếu năng lượng, cần bổ sung dưỡng chất, cải thiện sức khỏe, giảm suy nhược,… Tuy nhiên ăn trứng lộn cần ăn kết hợp với các thực phẩm có tính ấm để tránh tình trạng đầy hơi, lạnh bụng.

Giá trị dinh dưỡng của trứng đối với sức khỏe
Lựa chọn trứng phù hợp, ăn với lượng vừa đủ

Bạn có thể lựa chọn trứng gà, vịt hoặc trứng cút, trứng lộn tùy thuộc sở thích và nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều, cần bổ sung với lượng phù hợp. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang gặp vấn đề sức khỏe như cao huyết áp.

Nhiều người đặt ra nghi vấn liệu người huyết áp cao có ăn được trứng không. Như trên đã nêu ra các loại trứng quen thuộc được sử dụng hiện nay. Để giải đáp vấn đề liên quan đến bệnh nhân cao huyết áp, nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Người huyết áp cao có ăn được trứng không?

Như trên đã nhắc đến những lợi ích mà một số loại trứng mang lại cho sức khỏe. Trong đó, trứng gà thường là sự lựa chọn tốt cho những bệnh nhân đang gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp. Với thắc mắc người huyết áp cao có ăn được trứng không? Câu trả lời là có.

Bởi, các loại trứng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên chúng có lượng calo thấp. Đồng thời, trứng không khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao quá mức nếu chỉ ăn với lượng vừa đủ. Chính vì thế, người bệnh cao huyết áp vẫn có thể bổ sung trứng vào thực đơn ăn uống.

Tuy nhiên, bạn đọc chỉ nên bổ sung với lượng vừa phải, hạn chế ăn quá nhiều lòng đỏ trứng. Ngoài ra, lựa chọn loại trứng phù hợp, ưu tiên trứng chứa calo thấp nhất. Việc lạm dụng, ăn quá nhiều trứng không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh huyết áp mà còn tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người cao huyết áp có ăn được trứng không? Hy vọng nội dung bài viết bên trên đã giúp bạn giải đáp vấn đề này. Theo đó, bệnh nhân bị cao huyết áp có thể ăn trứng, tuy nhiên cần chọn trứng phù hợp và ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp
Ăn trứng với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều và liên tục

Bảo quản và sử dụng trứng đúng cách giúp cơ thể hấp thu được dưỡng chất tốt nhất. Một số lưu ý như sau:

  • Lựa chọn trứng mới, còn tươi không bị nứt vỡ, không mua quả có vết bầm, đen trong trứng.
  • Cho trứng vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản sử dụng dần. Trứng tươi ngon có thể dùng trong 5 tuần sau khi đóng gói, trứng mua về không có ngày đóng gói tốt nhất nên dùng nhanh trong 3 tuần, không để quá lâu.
  • Ăn kết hợp lòng trắng và lòng đỏ, ưu tiên chế biến các món đơn giản, không nhiều muối. Bạn có thể luộc trứng trộn cùng với salad, dầu giấm ăn để đổi khẩu vị.
  • Kết hợp bổ sung dinh dưỡng từ trứng và các nhóm thực phẩm có lợi khác. Mỗi tuần người bệnh không nên ăn quá nhiều quả trứng, chỉ sử dụng với lượng vừa đủ.
  • Cân bằng dinh dưỡng, ưu tiên ăn rau xanh, trái cây tươi, hạn chế uống bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích.
  • Điều trị bệnh huyết áp theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, không sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Ăn uống đều độ kết hợp nghỉ ngơi, làm việc vừa sức, hạn chế stress, căng thẳng kéo dài.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên. Trường hợp huyết áp tăng cao không có dấu hiệu thuyên giảm bạn cần thông báo ngay với bác sĩ.

Người huyết áp cao có ăn được trứng không? Câu trả lời là có. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất từ trứng, tuy nhiên chỉ ăn với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều và liên tục. Để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, không ăn thiên về nhóm thực phẩm nào có thể khiến cơ thể thiếu hoặc dư thừa chất ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh huyết áp.

Có thể bạn quan tâm:

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không...

Lưu ý khi dùng thảo dược điều trị cao huyết áp

Dùng Thảo Dược Điều Trị Cao Huyết Áp Theo Dân Gian

Dùng thảo dược điều trị cao huyết áp thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp tăng huyết áp...

Lưu ý khi sử dụng nước lá vối cho người cao huyết áp

Huyết Áp Cao Có Uống Được Lá Vối Không? [Giải Đáp]

Lá vối được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu...

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối Loạn Thần Kinh Tim Có Làm Tăng Huyết Áp Hay Không?

Rối loạn thần kinh tim được xem là hệ quả của những rối loạn lo âu kéo dài, dẫn đến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.