Đột Quỵ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Chẩn đoán và Phòng ngừa

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn khi triệu chứng bùng phát bệnh nhân có thể bị chết não, tim không thể cứu chữa. Chính vì thế, bạn đọc nên chủ động tìm hiểu và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ từ sớm.

Đột quỵ là gì?

Theo những thống kê nhiều năm trở lại đây, tình trạng bệnh nhân tử vong do đột quỵ ngày càng gia tăng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể khiến não bộ ngừng hoạt động trong thời gian ngắn khi các triệu chứng mới bùng phát.

Khái niệm
Đột quỵ là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay

Đột quỵ được biết đến là bệnh cấp tính, diễn biến nhanh và nguy hiểm. Cơn đột quỵ xuất hiện đột ngột ngay khi mạch máu não có hiện tượng tắc nghẽn, thậm chí là vỡ khiến cho não bộ không được cung cấp đủ máu dẫn đến chết não.

Thời gian triệu chứng bùng phát đến tử vong khá ngắn. Các tế bào não không được cung cấp oxy trong máu bị ngưng hoạt động khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều rủi ro. Không những để lại di chứng suốt đời, đột quỵ còn khiến bệnh nhân tử vong, không thể cứu chữa.

Các dạng đột quỵ thường gặp

Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị đột quỵ. Trong đó người có nguy cơ cao thường đã và đang gặp phải vấn đề về mạch máu, tim mạch. Ngoài ra, cơn đột quỵ còn hay xuất hiện ở người cao tuổi, sức khỏe kém.

Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ được chia thành các dạng chính gồm thiếu máu cục bộ, xuất huyết não và các cơn đột quỵ nhỏ. Cụ thể như sau:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Theo thống kê, đây là một trong những trường hợp đột quỵ được ghi nhận nhiều nhất hiện nay. Tỷ lệ bệnh nhân mắc phải tình trạng này gần như là 90%. Lúc này, động mạch bị mảng xơ vữa hoặc cục máu đông làm tắc nghẽn, không lưu thông máu ổn định đến cơ quan đầu não khiến các triệu chứng bất thường xuất hiện.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: Tình trạng tắc mạch có thể khiến mạch máu bị yếu, dễ vỡ. Trường hợp đột quỵ do vỡ mạch máu não có mức độ nguy hiểm cao, người bệnh có thể tử vong ngay tại chỗ.
  • Các cơn đột quỵ nhỏ: Bệnh nhân gặp vấn đề về thiếu máu não lâu dần khiến cho não bộ không nhận đủ khí oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào. Từ đó, thỉnh thoảng bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng đột quỵ nhỏ lẻ, tuy nhiên chúng cũng sớm qua đi khi máu lưu thông trở lại bình thường. Tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan, bởi đây có thể là tình trạng sớm, cảnh báo cơn đột quỵ nguy hiểm sắp sửa xảy ra.

Tế bào não bị ngưng hoạt động tạm thời trong vài phút khi lượng máu đổ về não không ổn định. Nếu tình trạng đột quỵ không được cấp cứu, khả năng tử vong của người bệnh là rất cao.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Triệu chứng nhận biết

Đột quỵ xuất hiện với các triệu chứng dễ dàng nhận biết, bởi thông thường chúng khá nặng nề, đặc trưng cho cơn xuất huyết hoặc tắc nghẽn mạch máu não. Cụ thể như:

Triệu chứng nhận biết
Cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau đầu, khó thở, nói ngọng, khó nói, tứ chi yếu, mặt xệ, lệch
  • Nhận thấy mặt có biểu hiện không cân xứng, đặc biệt phần miệng có dấu hiệu méo lệch một bên, đồng thời nhân trung lệch.
  • Tầm nhìn giảm, thị lực yếu dần, nhìn mọi thứ không rõ ràng. Tuy nhiên, đây là biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với trường hợp cận thị, loạn thị nên thông thường không được nhiều người quan tâm đến.
  • Các cử động tay chân trở nên khó khăn hơn, một số bệnh nhân bị liệt một bên cơ thể, không thể di chuyển như bình thường.
  • Tâm trí trở nên kém minh mẫn, nhận thấy mờ nhạt, gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, nói chuyện không rõ ràng, bị ngọng, tê cứng môi lưỡi.
  • Ngoài ra người bệnh còn bị đau đầu một cách dữ dội, có cảm giác buồn nôn và nôn ói.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia dựa trên quy tắc FAST là face (mặt), arm (tay), speech (lời nói) và time (thời gian) để nhận biết các dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ. Cụ thể:

  • FACE: Như đã đề cập, bệnh nhân bị đột quỵ có biểu hiện khuôn mặt không bình thường, khi cười mặt lệch không cân đối, đồng thời phần nếp mũi cũng bị xệ xuống theo một bên mặt.
  • ARM: Hai chi trên có biểu hiện cứng đơ, khó vận động là một trong những triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ đang đến gần.
  • SPEECH: Người bệnh phát âm không rõ ràng, nói ngọng, thậm chí một số trường hợp người bệnh không thể nói chuyện được.
  • TIME: Bệnh nhân sẽ sớm rơi vào trạng thái nguy kịch nếu 3 dấu hiệu trên xuất hiện mà không kịp thời cấp cứu.

Người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Trường hợp chậm trễ, sơ cứu không đúng cách có khả năng khiến bệnh nhân tử vong trong thời gian ngắn. Do đó, tốt hơn hết bạn nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ xuất hiện khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc tình trạng xơ vữa động mạch trở nên nặng nề. Một số trường hợp mạch máu bị vỡ ra dẫn đến đột quỵ, đây là trường hợp đặt biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Có nhiều yếu tố liên quan gây nên bệnh lý này. Trong số đó là các nguyên nhân có khả năng kiểm soát và cũng có nguyên nhân không thể kiểm soát. Cần xác định nguy cơ và có hướng điều chỉnh, khắc phục sớm.

Nguyên nhân gây đột quỵ
Tắc nghẽn mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não là nguyên nhân gây đột quỵ

Trường hợp xơ vữa động mạch, tắc mạch máu não liên quan đến yếu tố như cao huyết áp, do độc tố từ khói thuốc lá, do cholesterol trong máu tăng cao, do thừa cân, béo phí, mắc bệnh tim mạch, bệnh lý khác,…. có thể điều chỉnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu đột quỵ liên quan đến yếu tố tuổi tác, lão hóa, tiền sử bệnh lý trong gia đình và những vấn đề không thể kiểm soát, người bệnh có nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, không phải không thể khống chế và ngăn chặn đột quỵ. Nếu bạn nhận biết được sớm những vấn đề đã đề cập có thể chủ động chăm sóc cơ thể, bảo vệ khỏi chứng bệnh nguy hiểm này.

Tham khảo thêm: Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đối tượng nguy cơ đột quỵ

Theo thống kê hiện nay cho thấy tỷ lệ bệnh nhân qua đời liên quan đến đột quỵ ngày càng gia tăng. Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị đột quỵ. Trong đó, nam giới có tỷ lệ mắc phải cao hơn so với nữ giới. Ngoài ra, yếu tố tuổi tác cũng liên quan mật thiết tới tình trạng đột quỵ.

Những đối tượng sau đây có nguy cơ cao, cần được theo dõi để tránh cơn đột quỵ xuất hiện đột ngột gây hại nghiêm trọng sức khỏe và đe dọa tính mạng. Cụ thể:

  • Những đối tượng có người thân trong gia đình mắc phải các vấn đề về tim mạch, đặc biệt là có người thân bị đột quỵ.
  • Đối tượng trước đó xuất hiện các cơn đột quỵ thoáng qua.
  • Người gặp vấn đề về huyết áp, mắc bệnh tim mạch, bệnh tim bẩm sinh hoặc những tổn thương thứ phát tại tim khác.
  • Người đang mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì.
  • Người có lối sống không lành mạnh từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt,…

Biến chứng của đột quỵ

Đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng không bảo toàn được tính mạng của bệnh nhân. Khi được cấp cứu kịp thời, người bệnh vẫn có khả năng cứu sống, mặc dù vậy các di chứng đột quỵ cũng sẽ “đeo bám” suốt cuộc đời.

Biến chứng của đột quỵ
Người bệnh có nguy cơ bị dị tật suốt đời hoặc nguy hiểm hơn là tử vong trong thời gian ngắn

Dưới đây là những rủi ro người bệnh có thể phải đối diện ngoài cái chết, di chứng vô cùng nặng nề:

  • Gặp vấn đề về não bộ: Đây là một trong những biến chứng sau cơn đột quỵ mà người bệnh gặp phải. Não bị thiếu oxy khiến hoạt động trì trệ, xuất hiện tình trạng sưng não trong hộp sọ. Nếu biến chứng không nhanh chóng được cứu chữa sẽ làm người bệnh bị tụt não dẫn đến tử vong.
  • Ảnh hưởng tại phổi: Người bệnh nằm một chỗ khá lâu sau tai biến, lúc này sinh hoạt trở nên khó khăn. Người bệnh phải ăn uống trên giường, khi nằm khiến cho nguy cơ nuốt sặc tăng cao. Việc thường xuyên sặc thức ăn có thể làm đường hô hấp bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến phổi.
  • Ảnh hưởng đến đường tiết niệu: Khi cơn nguy kịch qua đi, người bệnh gặp phải các di chứng nặng nề, trong đó đường tiết niệu có thể bị viêm nhiễm. Tình trạng này làm bệnh nhân đi tiểu đau, tiểu ra máu, rát, bị chuột rút bụng dưới,…
  • Các vấn đề về thần kinh: Bệnh nhân sau đột quỵ có thể bị động kinh thường xuyên, điều này kéo theo rủi ro não bị thiếu oxy dẫn đến các tổn thương sau đó. Nếu không được hỗ trợ điều chỉnh, nhiều khả năng tế bào não ngưng hoạt động khá cao.
  • Ảnh hưởng tứ chi: Người bệnh sau khi trải qua cơn đột quỵ vô cùng nguy hiểm thường không dễ dàng trở lại cuộc sống bình thường. Đa phần người bệnh sẽ khó vận động chân tay, ngón tay, ngón chân co rút lại, dị tật.

Ngoài các di chứng kể trên, người bệnh còn có rủi ro gặp phải nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, mất khả năng nói, suy nghĩ kém, mắc bệnh trầm cảm,… Cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn và trở nên khó khăn hơn sau cơn đột quỵ, đặc biệt đối với sức khỏe.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ: Báo Động Nguy Hiểm

Can thiệp điều trị đột quỵ

Nếu nhận thấy người có dấu hiệu bị đột quỵ, bạn nên nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc chủ động đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, bạn hãy trấn an người bệnh, không nên để người bệnh lo âu làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Đặc biệt bạn không được để bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, hãy nói chuyện để đánh lạc hướng sự tập trung của người bệnh. Ngoài ra, trong lúc này bạn cần đảm bảo người bệnh được nằm ở tư thế không làm cản trở luồng không khí đi vào đường thở, nên nằm nghiêng nếu người bệnh bị nôn ói.

Can thiệp điều trị đột quỵ
Bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện cứu chữa càng sớm càng tốt

Nếu có sự có mặt của nhân viên y tế, người bệnh sẽ được hỗ trợ an toàn, đúng chuyên môn nghiệp vụ hơn. Theo đó, bệnh nhân có thể được nhân viên y tế sơ cứu bằng cách đặt ống hút đờm dãi, đặt nội khí quản, dùng thuốc để tránh đông máu.

Các trường hợp sơ cứu như sau:

  • Đối với bệnh nhân nghi ngờ mắc phải cơn đột quỵ thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao dùng Aspirin 300mg ngay tại chỗ. Sau đó nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám trong vòng 24 tiếng khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
  • Đối với bệnh nhân nghi ngờ có cơn thiếu máu não thoáng qua, xét nguy cơ đột quỵ thấp có thể cần sử dụng thuốc tại chỗ, sau đó đến bệnh viện khám chữa trong 7 ngày để phòng tránh biến chứng.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh. Người bệnh được chụp hình não bộ và điều trị dựa trên kết quả chẩn đoán. Ngoài ra, người bệnh còn được bác sĩ kiểm tra, đánh giá về thể trạng dinh dưỡng, khả năng nuốt, các vấn đề về hô hấp,…

Bên cạnh đó, biện pháp nội mạch và phẫu thuật cũng được thực hiện nhằm giải quyết sự ùn ứ, xuất huyết não, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. Tùy mức nguy hiểm mà mỗi bệnh nhân phải đối mặt, bác sĩ sẽ đưa ra những quyết định nhanh chóng và tiến hành cấp cứu, ngăn nguy cơ tử vong cho người bệnh.

Cấp cứu đột quỵ – Thời gian vàng không thể chậm trễ

Đột quỵ là một trong những tình trạng nguy hiểm, nếu bệnh nhân không kịp thời can thiệp có thể tử vong bất cứ lúc nào. Thời gian xử lý càng sớm, tỷ lệ tử vong càng giảm. Hãy đưa bệnh nhân đến viện trong thời gian sớm nhất khi các triệu chứng ban đầu xuất hiện.

Theo đó, tùy mỗi trường hợp, thời gian vàng để cấp cứu tương ứng như sau:

  • Đối với bệnh nhân nhồi máu não có sử dụng thuốc chống đông máu cần đến bệnh viện cấp cứu trong 4 – 5 giờ đầu.
  • Đối với người bệnh nhồi máu não có sự xuất huyết của cục máu đông, phải nhanh chóng lấy huyết khối ra khỏi mạch trong 6 giờ đầu.
  • Người bệnh bị đột quỵ liên quan đến tình trạng thiếu máu não phải đến bệnh viện cấp cứu ngay trong 3 tiếng đồng hồ khi các triệu chứng xuất hiện, không thể cứu chữa bằng thuốc.

Càng chậm trễ trong việc đưa bệnh nhân đến bệnh viện, khả năng cứu chữa càng thấp. Ngoài ra, bạn đọc cần lưu ý tránh thực hiện các thủ thuật bấm huyệt, châm cứu hoặc đánh gió để không gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Đặc biệt nếu làm mất thời gian vàng điều trị có thể khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Ngoài ra, không nên để bệnh nhân ăn uống trong thời điểm triệu chứng xuất hiện nhằm phòng ngừa trào ngược làm viêm nhiễm đường thở, thậm chí là tắc nghẽn nguy hiểm. Trường hợp bệnh nhân có tiền sử huyết áp, bệnh tim mạch không nên tự ý uống thuốc để tránh gặp phản ứng phụ.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ gia tăng, tập trung ở nhóm đối tượng có tiền sử người thân đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,… Trong đó đặc biệt là người cao tuổi, người có sức khỏe kém.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ
Lối sống khoa học phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm gây hại sức khỏe

Nếu cứu chữa chậm trễ, người bệnh phải đối mặt với nhiều di chứng ảnh hưởng đến phần đời còn lại, nặng nề hơn là dẫn đến tử vong. Chủ động chăm sóc và bảo vệ an toàn tính mạng được chuyên gia khuyến cáo mọi người nên thực hiện. Một số lưu ý trong phòng chống đột quỵ:

  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng. Không ăn nhiều đồ ăn chứa dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn quá béo, ngọt hoặc quá mặn. Ưu tiên những thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, axit amin tốt cho cơ thể như rau củ quả, trái cây tươi.
  • Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, không để những áp lực trong công việc, đời sống làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe. Dành thời gian thư giãn, tập luyện thể dục, thể thao, vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, không để cơ thể bị nhiễm lạnh khiến mạch máu có nguy cơ bị vỡ, đe dọa an toàn tính mạng. Đặc biệt là với người lớn tuổi, cần chăm sóc và bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa.
  • Tránh xa các thói quen có khả năng gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như uống nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc lá, thức khuya, sử dụng chất kích thích gây nghiện,… Xây dựng đời sống lành mạnh giúp bạn có sức khỏe tốt, phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Chủ động đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu nhận thấy các dấu hiệu nguy cơ, bác sĩ sẽ kịp thời đưa ra phương án điều trị phù hợp, kiểm soát triệu chứng, đảm bảo sự an toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Đột quỵ có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Do đó, bạn đọc nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ đột quỵ. Tuy nhiên, sau điều trị các di chứng vẫn có thể đi theo người bệnh suốt cả cuộc đời. Vì thế, tốt hơn hết bạn đọc nên chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân bằng cách phòng bệnh và điều trị can thiệp từ sớm.

Có thể bạn quan tâm

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi, bệnh, cảm sốt. Chính vì thế, nhiều người chủ quan...
Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên...

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Phòng tránh đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng

Cách Chăm Sóc Bệnh Nhân Đột Quỵ Tại Nhà Theo Bộ Y Tế

Đột quỵ không chỉ để lại di chứng nặng nề mà còn nhiều khả năng đe dọa tính mạng của...

Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Co cứng cơ sau đột quỵ nguy hiểm như thế nào?

Co Cứng Cơ Sau Đột Quỵ và Giải Pháp Khắc Phục Tốt

Co cứng cơ sau đột quỵ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Người bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *