Uống Rượu Bia Có Làm Tăng Huyết Áp Không? Giải Đáp

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Thực tế đồ uống chứa cồn, chứa chất kích thích không mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, nhất là khi lạm dụng. Đã có rất nhiều trường hợp gặp biến chứng tim mạch, gan, thận,… khi người bệnh huyết áp tiếp tục sử dụng rượu bia trong thời gian dài.

Tác hại của bia rượu đến sức khỏe con người

Rượu bia gọi chung là những thức uống chứa cồn gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe con người. Theo thống kê và những nghiên cứu gần đây cho thấy, rượu bia liên quan đến nguyên nhân gây ra hàng loạt bệnh lý trong cơ thể. Ngoài ra, tỷ lệ tai nạn, chấn thương ở người uống rượu bia hàng năm không ngừng gia tăng.

Tác hại của bia rượu đến sức khỏe con người
Rượu bia nói riêng và các đồ uống chứa cồn, chất kích thích nói chung nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe

Điều này là hồi chuông báo động, cảnh tỉnh con người trong vấn đề, tiêu thụ các thức uống chứa cồn gây hại cho sức khỏe nhiều hơn lợi ích. Một số bệnh lý có thể xảy ra ở người có thói quen uống rượu, bia trong thời gian dài như:

  • Bệnh gan: Gan là cơ quan chịu nhiều áp lực nếu cơ thể nạp vào lượng bia rượu quá lớn hoặc thường xuyên, liên tục trong thời gian dài. Theo đó, bộ phận này trở nên quá tải, chịu áp lực lớn dần suy giảm chức năng khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, không được đào thải ra ngoài. Thậm chí trường hợp nặng, tổn thương gan nghiêm trọng có thể gây xơ gan hoặc ung thư gan nguy hiểm tính mạng.
  • Giảm trí nhớ: Rượu bia có khả năng gây ra các ảnh hưởng thần kinh. Đặc biệt là đối với bệnh nhân dùng thức uống chứa cồn quá nhiều. Hệ thống thần kinh, não bộ ngày càng teo dần, suy giảm chức năng gây ra các biểu hiện bất thường như trí nhớ kém, không tập trung, rối loạn thần kinh, mất khả năng phán đoán, và nhiều hệ lụy khác.
  • Bệnh tim mạch: Thói quen uống rượu bia thường xuyên chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh tim mạch. Cụ thể, người uống rượu bia nhận thấy nhịp tim tăng lên bất thường. Trường hợp không điều chỉnh thói quen gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe này, bạn có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, suy tim,…
  • Bệnh dạ dày: Rượu bia nếu được nạp vào quá nhiều có thể làm dạ dày trở nên quá tải, bào mòn niêm mạc, dễ hình thành các vết loét bên trong đường tiêu hóa. Một số trường hợp có thể xảy ra nếu lạm dụng thức uống chứa cồn trong thời gian dài như trào ngược dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất thải ra ngoài, làm viêm nhiễm, tổn thương đường ruột,…

Ngoài các bệnh lý kể trên, khả năng cao người nghiện rượu bia còn gặp phải nhiều hệ lụy khác nếu không kịp thời điều chỉnh thói quen không lành mạnh này. Chẳng hạn lạm dụng bia rượu làm chất lượng đời sống tình dục suy giảm, gây rối loạn nội tiết, phát sinh bệnh lý về tụy, bệnh xương khớp,…

Tham khảo thêm: Ăn Ớt Có Tăng Huyết Áp Không? Có Cần Phải Kiêng Không?

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không?

Dựa trên những tác hại mà bia rượu hay đồ uống chứa cồn nói chung gây ra cho sức khỏe con người thì việc lạm dụng những đồ uống này là không nên. Đặc biệt đối với người có sức khỏe kém, hệ miễn dịch và đề kháng yếu nếu tiếp tục sử dụng lượng lớn đồ uống chứa cồn có thể đối mặt với nhiều rủi ro.

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không?
Rượu bia có thể gây tăng huyết áp nếu sử dụng quá thường xuyên

Vậy, uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Như đã đề cập bên trên, rượu bia khi được dùng quá nhiều, liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch, trong đó có huyết áp cao. Do đó, người uống rượu bia chắc chắn có nguy cơ bị tăng huyết áp.

Cụ thể, thức uống chứa cồn kích thích hệ thần kinh, khiến tim đập nhanh hơn, tăng áp lực dòng chảy máu và quá trình co bóp tim bơm máu ra khắp cơ thể. Nếu lạm dụng, sử dụng rượu bia quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến hoạt động của não bộ và hệ tim mạch, cũng như các cơ quan gan, thận chịu nhiều áp lực dẫn đến tình trạng quá tải.

Huyết áp cũng sẽ theo đó tăng dần, gây áp lực lên tim mạch, tăng nguy cơ suy tim và gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có khả năng biến chứng cao huyết áp như xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy tim,… đe dọa tính mạng người bệnh.

Do đó, tốt hơn hết bạn không nên lạm dụng đồ uống chứa cồn để bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch và các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể. Kiểm soát lượng bia rượu nạp vào, duy trì mức an toàn, đồng thời xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?

Như các bạn đã biết việc lạm dụng rượu bia khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây huyết áp cao và nhiều vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên trên thực tế cũng có nhiều chuyên gia cho biết thêm, việc uống một lượng vừa đủ rượu bia có khả năng mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch, đồng thời giúp giảm huyết áp an toàn.

Người huyết áp cao có nên uống rượu bia không?
Huyết áp cao nếu tiếp tục lạm dụng bia rượu có khả năng đối mặt với các biến chứng nguy hiểm

Lượng rượu bia hay đồ uống chứa cồn nạp vào trong cơ thể ở mức độ vừa và nhỏ có thể giúp bạn ngăn ngừa rối loạn động mạch vành, góp phần kéo dài tuổi thọ. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng rượu bia để mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thay vào đó, nhiều người sử dụng thức uống chứa cồn một cách không kiểm soát gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng tim mạch.

Trong danh sách các đối tượng được khuyến khích hạn chế bia rượu thì bệnh nhân huyết áp cao đứng hàng đầu. Trên thực tế cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa xác định được cơ chế gây tăng huyết áp từ đồ uống chứa cồn một cách chính xác. Một số giả thuyết đã được đề cập như:

  • Rượu bia tác động đến thần kinh trung ương, đặc biệt là thần kinh ngoại biên, giao cảm gây tăng huyết áp. Từ đó, tim chịu áp lực trong việc co bóp, đều hòa máu huyết trở nên suy kiệt dần.
  • Chất kích thích có trong rượu bia gây tình trạng co mạch, thay đổi nhịp tim, từ đó huyết áp tăng.
  • Khả năng phản xạ trở nên kém hơn khi cơ thể nạp vào lượng bia rượu quá nhiều. Bên cạnh đó, đồ uống chúa cồn cũng khiến mạch máu co lại, phá vỡ liên kết ion canxi khiến mạch co thắt, tác động đến áp lực máu.
  • Uống bia rượu kích thích, kiểm soát các chất làm giãn mạch, mạch máu co lại làm huyết áp tăng dần.

Trường hợp người bệnh cao huyết áp tiếp tục sử dụng bia rượu với lượng lớn dễ phát sinh các biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, đe dọa tính mạng. Do đó, chuyên gia khuyến khích người bệnh, đặc biệt là đối tượng cao huyết áp mãn tính, tình trạng nặng hãy loại bỏ thói quen uống bia rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe, sớm kiểm soát bệnh, phòng biến chứng.

Tham khảo thêm: Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Rượu bia và những ảnh hưởng đến thuốc điều trị cao huyết áp

Ngoài các thông tin kể trên, người bệnh cao huyết áp nếu trong quá trình dùng thuốc đặc trị hãy thận trọng khi sử dụng rượu bia. Bởi, thức uống chứa cồn có khả năng gây tương tác thuốc, ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.

Rượu bia và những ảnh hưởng đến thuốc điều trị cao huyết áp
Rượu bia có thể gây tương tác với các thuốc huyết áp làm ảnh hưởng hiệu quả điều trị bệnh

Như các bạn đã biết, thuốc điều trị huyết áp cao có khả năng gây ra một số phản ứng phụ khi sử dụng như choáng, chóng mặt, mất thăng bằng,… Song song đó, khi uống rượu bia bạn cũng gặp phải những biểu hiện tương tự.

Do đó, nếu đồng thời bạn vừa uống thuốc, vừa uống rượu bia sẽ khiến các biểu hiện bất thường trở nên nặng nề hơn. Người bệnh có thể bị té ngã, thậm chí là gây tai nạn nguy hiểm. Trường hợp rượu bia và thuốc phát sinh các phản ứng tương tác còn có nguy cơ gây tử vong cao.

Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh không được chỉ định cho đối tượng nghiện rượu cũng vì những yếu tố nguy cơ kể trên. Do đó, bạn nên thông tin đến bác sĩ những vấn đề, những thói quen sinh hoạt để bác sĩ có chỉ định phù hợp, đảm bảo an toàn cho bạn và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Lưu ý khi sử dụng rượu đảm bảo an toàn sức khỏe

Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không? Như những thông tin đã đề cập, thức uống chứa cồn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch, trong đó có tình trạng cao huyết áp. Đặc biệt là khi bệnh nhân sử dụng rượu bia trong thời gian dài, liều lượng lớn.

Do đó, bạn nên kiểm soát thói quen này, tránh lạm dụng thức uống chứa cồn để bảo vệ sức khỏe. Các lợi ích mang lại khi bạn cắt giảm lượng rượu bia nạp vào cơ thể như giúp cải thiện bệnh tim mạch, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ gây tai nạn, giúp giấc ngủ ngon hơn, tránh gây giảm trí nhớ, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,…

Lưu ý khi sử dụng rượu đảm bảo an toàn sức khỏe
Sử dụng rượu bia vừa phải, không lạm dụng để tránh gây bệnh tim mạch và các vấn đề nguy hiểm khác

Đối với bệnh nhân cao huyết áp bị nghiện rượu trong thời gian dài khó có thể kiêng rượu bia hoàn toàn ở giai đoạn đầu. Những đối tượng này phải cắt giảm từ từ, điều chỉnh trong 1 – 2 tuần để cơ thể bắt đầu thích nghi với sự thiếu hụt thức uống chứa cồn, chất kích thích.

Ngoài ra, để bảo vệ và phụ hồi sức khỏe tốt hơn, bạn đọc nên xây dựng lối sống lành mạnh. Không uống nhiều bia rượu, đồng thời thay đổi thói quen xấu bằng những thói quen tốt như tập thể dục, ngủ sớm, ăn uống đầy đủ,… Lựa chọn thực phẩm tốt cho huyết áp và hệ tim mạch, giảm ăn mặn, ăn quá ngọt, ưu tiên ăn rau củ quả, nhiều trái cây tươi.

Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Uống rượu bia có làm tăng huyết áp không?”. Câu trả lời là có, đặc biệt là khi bạn lạm dụng, uống với lượng lớn thức uống chứa cồn. Ngoài ra, thận trọng với việc dùng thuốc điều trị huyết áp và thói quen uống rượu để tránh nguy cơ tương tác gây ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Hướng dẫn cách trị cao huyết áp tại nhà bằng thảo dược

Cách Trị Cao Huyết Áp Tại Nhà Qua 10 Mẹo Dùng An Toàn

Sử dụng các cách trị cao huyết áp tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên như cần tây, cây xạ...

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được...

Một số tác dụng phụ của dầu cá bạn cần lưu ý

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không? Các chuyên gia cho biết, dầu cá chứa...

Cao huyết áp vô căn là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cao Huyết Áp Vô Căn: Dấu Hiệu, Biến Chứng và Cách Xử Lý

Cao huyết áp vô căn diễn biến âm thầm, khó xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *