Cao Huyết Áp Ở Người Trẻ: Nguyên nhân và Hướng điều trị

Hiện nay tình trạng cao huyết áp ở người trẻ có tỷ lệ gia tăng hơn nhiều so với trước kia. Tình trạng này xảy ra có thể là hệ quả của chế độ sống, sinh hoạt, làm việc ngày càng không lành mạnh của người trẻ. Bên cạnh đó, nhiều khả năng huyết áp cao ảnh hưởng từ bệnh lý khác, cần được phát hiện khắc phục sớm.

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ

Huyết áp cao thường xảy ra ở người lớn tuổi do sức khỏe kém, cơ thể trong thời kì lão hóa tự nhiên. Khi đó, nếu gặp phải tác động có thể làm máu huyết lưu thông kém, tim chịu nhiều áp lực dẫn đến hiện tượng tăng chỉ số huyết áp.

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người trẻ tuổi

Ngoài ra hiện nay, tỷ lệ người trẻ bị cao huyết áp ngày càng gia tăng. Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng này. Theo đó, cao huyết áp ở người trẻ có liên quan mật thiết đến chế độ sống, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Đồng thời còn nhiều khả năng người trẻ mắc bệnh lý khác làm huyết áp tăng giảm bất thường.

Bên cạnh đó, không loại trừ yếu tố cao huyết áp ở người trẻ xảy ra do thói quen sử dụng rượu bia, ăn uống không đủ chất,… Có đến hơn 90% tỷ lệ thống kê cho thấy người trẻ mắc phải chứng cao huyết áp vô căn, và chỉ có số ít người mắc cao huyết áp thứ phát (nguyên nhân rõ ràng).

Những yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp ở người trẻ tuổi liên quan đến công việc, áp lực cuộc sống, căng thẳng kéo dài.
  • Thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
  • Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, ăn nhiều muối, ăn uống thiếu khoa học.
  • Do tăng cân, béo phì, lười vận động, thói quen sống không lành mạnh khiến cơ thể ù lì, mệt mỏi.

Tuy nhiên do tình trạng cao huyết áp vô căn khó xác định, triệu chứng dễ nhầm lẫn nên đã có rất nhiều bệnh nhân chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị. Các tác động của huyết áp lâu dần ảnh hưởng đến hệ tim mạch và các cơ quan quan trọng trong cơ thể kéo theo nhiều biến chứng.

Chính vì thế, để đảm bảo an toàn sức khỏe, chuyên gia khuyến khích mỗi gia đình nên trang bị một thiết bị đo huyết áp. Người trẻ không chủ quan trước các dấu hiệu bất thường. Cần kiểm tra huyết áp và có hướng điều trị, khắc phục sớm.

Nhận biết tình trạng cao huyết áp ở người trẻ

Bạn có thể nhận biết tình trạng cao huyết áp nói chung và cao huyết áp ở người trẻ nói riêng thông qua các chỉ số thu được khi đo. Theo đó, thông thường, cao huyết áp ở người trẻ sẽ cho thấy các thông số huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu tăng lên cùng lúc.

Nhận biết tình trạng cao huyết áp ở người trẻ
Chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu thay đổi, người mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam,…

Người khỏe mạnh có huyết áp ổn định thường ở mức cho phép khoảng 120/80 mmHg. Tuy nhiên khi bị cao huyết áp, chỉ số này sẽ vượt lên mỗi mức 20/10 mmHg. Bên cạnh đó, lúc này cơ thể người bệnh cũng sẽ biểu hiện những triệu chứng khó chịu.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, kém tập trung, chảy máu cam, mất thăng bằng khi đi đứng,… Kiểm tra chỉ số huyết áp ngay khi gặp phải những biểu hiện bất thường này. Sau đó, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để phòng tránh các rủi ro gây hại nghiêm trọng sức khỏe.

Người trẻ tuổi thường xuyên cao huyết áp nguy hiểm ra sao?

Không loại trừ những đối tượng trẻ tuổi, chỉ số huyết áp tăng cao kéo dài đều là mối nguy hại đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn nên thăm khám sớm và điều trị để bảo vệ an toàn, ngăn ngừa bệnh huyết áp tiến triển nghiêm trọng hơn gây biến chứng.

Hiện nay người ta thống kê được tỷ lệ bệnh nhân trẻ dưới 35 tuổi mắc chứng cao huyết áp ngày càng gia tăng. Biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh chậm trễ điều trị khắc phục như:

  • Nguy cơ gây suy tim, ảnh hưởng đến cơ tim, máu không đến tim gây thiếu máu hoặc áp lực máu quá lớn làm cơ tim phì đại.
  • Thành động mạch chịu ảnh hưởng của việc tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương, hình thành các mô sẹo tăng nguy cơ tắc mạch, vỡ động mạch.
  • Người bệnh bị tổn thương thận trong thời gian huyết áp cao kéo dài.
  • Một số trường hợp cao huyết áp dẫn đến tổn thương não, đây là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não ở người trẻ.
  • Ngoài ra, nếu không kiểm soát đúng cách và kịp thời, các tổn thương tại cơ quan đầu não của cơ thể có khả năng gây tử vong cao, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Trước những rủi ro kể trên bạn nên thận trọng đối với trường hợp cao huyết áp ở người trẻ hiện nay. Không chỉ tác động tiêu cực đối với sức khỏe người lớn tuổi, tình trạng cao huyết áp diễn ra ở người trẻ, khỏe, vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây hại cho đời sống và sức khỏe của người bệnh.

Hướng điều trị cao huyết áp ở người trẻ

Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị cao huyết áp ở người trẻ phù hợp. Đối với các đối tượng tăng huyết áp nhẹ có thể can thiệp chữa bệnh bằng biện pháp đơn giản tại nhà. Trường hợp nghiêm trọng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Hướng điều trị cao huyết áp ở người trẻ
Kiểm tra, điều trị cao huyết áp ở người trẻ tuổi tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ

Dưới đây là những biện pháp hỗ trợ cải thiện huyết áp cao cho người trẻ, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng điều trị cho đối tượng tăng huyết áp nhẹ. Nguyên nhân thường liên quan đến vận động, làm việc căng thẳng,… những yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể không quá nghiêm trọng. Kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể ổn định trở lại.
  • Uống nước ấm hoặc nước trà thảo dược để thư giãn thần kinh, giúp huyết áp sớm trở lại trạng thái bình thường.
  • Duy trì cân nặng cân đối, thay đổi chế độ ăn uống kém khoa học bằng thực đơn lành mạnh hơn. Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi, kiêng những món không có lợi cho huyết áp.
  • Hạn chế rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
  • Áp dụng một vài cách hạ áp tại nhà cho trường hợp nhẹ như massage, bấm huyệt, dùng thảo dược, ngâm chân với nước ấm, uống nhiều nước,…

Nếu sau khi áp dụng những cách trên, tình trạng cao huyết áp ở người trẻ vẫn không thuyên giảm bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, khắc phục sớm.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị tình trạng cao huyết áp ở người trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc lạm dụng hoặc dùng thuốc tân dược bừa bãi có thể phát sinh tác dụng phụ gây nguy hại nghiêm trọng sức khỏe, đặc biệt còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Một số loại thuốc thường được dùng chẳng hạn thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn caxi,… hoặc chất ức chế men chuyển. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định thuốc tương ứng. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đồng thời không nên tự ý kết hợp thuốc Tây và các cách chữa khác để tránh xảy ra hiện tượng tương tác thuốc.

Chăm sóc bảo vệ tránh cao huyết áp ở người trẻ

Cao huyết áp ở người trẻ tuổi nói riêng và các trường hợp cao huyết áp khác đều có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu bệnh kéo dài không được kiểm soát. Do đó, tốt hơn hết bạn nên xây dựng thói quen sống, ăn uống lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ cao huyết áp xảy ra ngay từ sớm. Dưới đây là một vài lưu ý:

Chăm sóc bảo vệ tránh cao huyết áp ở người trẻ
Duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, theo dõi sức khỏe tổng thể
  • Duy trì cân nặng phù hợp: Thừa cân, béo phì là yếu tố liên quan đến nhiều bệnh lý, trong đó đặc biệt là bệnh tim mạch, máu huyết. Cholesterol xấu trong máu tăng cao khiến cơ thể suy nhược, đề kháng kém. Vì thế, để phòng ngừa cao huyết áp, người trẻ tuổi nên duy trì cân nặng cân đối, chăm tập luyện để cải thiến sức khỏe.
  • Ăn uống theo chế độ: Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh huyết áp. Trường hợp người trẻ bị cao huyết áp thường xuyên có thể là do thói quen ăn uống không đều độ, bỏ bữa, ăn quá mặn, béo hoặc quá ngọt,… Để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, tốt hơn hết bạn hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống, xây dựng thực đơn khoa học hơn để bảo vệ sức khỏe.
  • Kiêng ăn nhiều muối: Thói quen ăn mặn là yếu tố rủi ro gây cao huyết áp ở người trẻ phổ biến. Chính vì thế, bạn nên điều chỉnh lại cách ăn uống. Bởi, ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến huyết áp mà còn gây áp lực lên thận, ảnh hưởng hệ bài tiết, tiêu hóa và nhiều vấn đề khác.
  • Tập luyện, vận động: Tập luyện thể dục phù hợp với thể trạng, bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… những bộ môn nhẹ nhàng, không quá tốn nhiều sức lực. Bạn không nên tập luyện quá sức, hạn chế lao động quá mức làm kiệt sức gây ra nhiều hệ lụy khác.
  • Tránh xa bia rượu: Hạn chế sử dụng những thức uống chứa cồn là cách tốt nhất giúp bạn duy trì một sức khỏe ổn định, khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng nhiều nước ngọt đóng chai, thay vào đó hãy lựa chọn nước uống tốt cho sức khỏe như nước ép rau củ quả tươi, nước lọc,…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Chủ động khám sức khỏe định kỳ, theo dõi và sớm phát hiện các bất thường để kịp thời khắc phục, phòng tránh rủi ro. Trường hợp nhận thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ kịp thời đề ra phương án khắc phục, giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Cao huyết áp ở người trẻ có thể kéo dài hoặc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất. Trường hợp huyết áp tăng cao không thuyên giảm, tốt hơn hết bạn nên khám và chữa trị để tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý về chế độ ăn uống khi bị cao huyết áp

Ăn Uống Gì Để Hạ Huyết Áp Nhanh Giúp Ngăn Ngừa Bệnh?

Ăn uống gì để hạ huyết áp là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi, chế độ dinh...

Dấu hiệu nhận biết suy thận do tăng huyết áp

Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Tăng huyết áp gây suy thận là biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và...

Chỉ số huyết áp ban đêm và những thông tin liên quan

Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Huyết áp tăng về đêm rất nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao....

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Chỉ số huyết áp 170 là cao hay thấp?

Huyết Áp 170 Là Cao Hay Thấp? Có Nguy Hiểm Không?

Huyết áp 170 là huyết áp cao và cần được kiểm soát để phòng tránh biến chứng. Chỉ số huyết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.