Cao Huyết Áp Có Nên Uống Nhiều Nước Không? [Giải Đáp]

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Câu hỏi nhận được sự quan tâm của đa số người bệnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến khích bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc bệnh nhân cao huyết áp có thể dùng thêm các loại nước khác như nước ép hoa quả tươi, nước trà thảo mộc,…

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?

Tình trạng huyết áp cao nếu xảy ra thường xuyên, chỉ số vượt mức an toàn có khả năng để lại nhiều biến chứng cho cơ thể người bệnh. Có hai dạng cao huyết áp chính, trong đó tỷ lệ người mắc cao huyết áp vô căn nhiều hơn so với cao huyết áp thứ phát.

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?
Huyết áp tăng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược hoặc gây biến chứng nguy hiểm

Hiện nay người mắc bệnh tim mạch, huyết áp ngày càng gia tăng. Các nguyên nhân tác động làm lưu lượng và tốc độ máu lên thành mạch thay đổi. Trường hợp bệnh nặng, huyết áp tăng cao thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó thở,… bạn nên kiểm tra chỉ số huyết áp. Trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể áp dụng biện pháp hạ huyết áp tại nhà bằng cách sử dụng nước chanh, uống nước, ngâm chân với nước ấm,…

Trong đó, nhiều người đặt ra nghi vấn, liệu người bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Qua nghiên cứu, các nhà khoa học tìm thấy nhiều lợi ích tích cực mà nước mang lại cho cơ thể người, đặc biệt là những người bị huyết áp tăng.

Cụ thể, nạp đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp loại bỏ natri dư thừa một cách hiệu quả, giúp cải thiện chỉ số huyết áp. Mặc dù vậy, trường hợp bệnh nhân uống quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe, có thể gây hiện tượng phản tác dụng khiến huyết áp có chiều hướng tăng cao hơn.

Bởi khi cơ thể được nạp lượng nước quá lớn sẽ khiến quá trình đào thải muối dư thừa chậm hơn. Do đó bạn không nên uống cùng lúc quá nhiều nước. Đồng thời cũng không nên nhịn uống nước, vì tình trạng mất nước có thể làm máu cô đặc lại, áp lực dòng chảy lên thành mạch tăng gây nguy cơ biến chứng cao.

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không?
Người bị cao huyết áp có nên uống nhiều nước không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Vậy, người cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Câu trả lời là nên uống với lượng vừa đủ, không uống quá nhiều và không uống quá ít. Mỗi người có chỉ số cân nặng khác nhau và lượng nước cần thiết cho cơ thể tương ứng.

Riêng những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp nên uống mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước. Có thể bổ sung nước lọc hoặc dùng thêm một số loại nước uống cho người cao huyết áp, cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể sớm ổn định, phục hồi sức khỏe.

Tham khảo thêm: Huyết Áp 170 Là Cao Hay Thấp? Có Nguy Hiểm Không?

Cách uống nước cho người bị cao huyết áp

Cao huyết áp có nên uống nhiều nước không? Người bị cao huyết áp cần cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều, không sử dụng thức uống chứa cồn, chất kích thích hoặc từ các loại thực phẩm không phù hợp với tình trạng cao huyết áp. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: Như đã đề cập, người bị cao huyết áp không nên uống quá nhiều nước trong ngày, nên duy trì lượng nước vừa đủ để quá trình đào thải natri diễn ra thuận lợi. Không uống cùng lúc quá nhiều nước có thể khiến cơ thể gặp phải các phản ứng phụ khó chịu.
  • Chú ý đến nhiệt độ của nước: Người bệnh không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng nước uống có nhiệt độ phù hợp. Nếu uống nước quá nóng có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc họng, lưỡi, các cơ quan trong cơ thể. Ngược lại nếu uống nước quá lạnh khiến cho mạch máu co lại, tăng nguy cơ co thắt cơ tim, co thắt mạch máu não.
  • Uống nước đúng sau khi vận động: Sau tập luyện thể dục, thể thao, làm việc thể chất ngoài trời, bạn nên uống nước từng ngụm nhỏ, không nên uống nhiều nước cùng một lúc. Ngoài ra, người vận động thể dục thể thao thường xuyên nên chọn các nước chứa chất khoáng, chất điện giải cho cơ thể.

Gợi ý một số món nước uống ngoài nước lọc thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp:

  • Nước ép hoa quả tươi như nước ép cần tây, nước củ dền, nước ép lựu, nước ép táo,…
  • Sữa tách béo, ít đường.
  • Trà thảo mộc như atiso đỏ, trà xanh,…

Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể giúp tuần hoàn máu ổn định, ngăn ngừa nguy cơ muối dư thừa tích tụ nhiều trong cơ thể gây huyết áp cao kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, nhất là nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Người cao huyết áp có nên uống dầu cá (Omega 3) không?

Chăm sóc phòng tránh biến chứng huyết áp cao

Cao huyết áp là một trong nhiều nguyên nhân gây tử vong cao trong tổng số bệnh nhân qua đời do bệnh tật trên thế giới. Tình trạng huyết áp tăng cao có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho hệ tim mạch, thận, gan,… nếu không được điều trị đúng cách.

Chăm sóc phòng tránh biến chứng huyết áp cao
Uống đủ nước, ăn đủ chất, chăm sóc người cao huyết áp

Do đó, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên để kịp thời can thiệp điều trị khi cần thiết. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh:

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không nên ăn những món quá mặn, quá ngọt, lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tránh những thực phẩm tác động đến huyết áp, ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi.
  • Không nên uống nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, không nên hút thuốc lá.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc, thêm hoặc giảm liều dùng để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Tập luyện thể dục, thể thao, duy trì cân nặng cân đối để tránh các biến chứng huyết áp cao.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Không nên quá căng thẳng, áp lực, stress, nên dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp, khám sức khỏe định kỳ để kịp thời xử lý khi cần thiết.

Cao huyết áp có uống nhiều nước được không? Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề này. Nạp đủ nước, ăn uống đều độ, kết hợp tập luyện nghiêm túc, đều đặn giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng thể, kiểm soát chỉ số huyết áp.

Huyết áp cao có uống được tam thất không?

Huyết Áp Cao Có Uống Được Tam Thất Không? Lưu Ý Gì?

Huyết áp cao có uống được tam thất không? Có thể bạn đã biết những công dụng tuyệt vời mà...

Huyết áp cao là gì? Dấu hiệu nhận biết

Huyết Áp Cao: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách khắc phục

Huyết áp cao là tình trạng chỉ số áp lực máu lên thành động mạch vượt mức an toàn. Đây...

Lưu ý khi ăn trứng cho người cao huyết áp

Người Huyết Áp Cao Có Ăn Được Trứng Không? Giải Đáp

Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, bổ sung năng lượng cho cơ thể. Trứng được...

Bệnh cao huyết áp ở người già nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Cao Huyết Áp Ở Người Già: Nguyên nhân và Cách xử lý

Bệnh cao huyết áp ở người già có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bởi người già...

Chỉ số huyết áp ban đêm và những thông tin liên quan

Huyết Áp Tăng Về Đêm Là Do Đâu? Khắc Phục Thế Nào?

Huyết áp tăng về đêm rất nguy hiểm, có khả năng gây biến chứng và nguy cơ tử vong cao....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *