Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng

Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết, thuốc chống biến chứng tiểu đường kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nguyên nhân khiến các loại thuốc chống biến chứng được chỉ định sớm trong thời gian tiểu đường tiến triển là do bệnh lý này có khả năng làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể và gây biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là tim, mạch máu, hệ tim mạch, mắt và chi.

Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng
Tìm hiểu thông tin về các thuốc chống biến chứng tiểu đường và những lưu ý khi dùng

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Thuốc chống biến chứng tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm do thường tiến triển nhanh, gây biến chứng nguy hiểm và không thể chữa dứt điểm. Nếu không sớm kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa phát sinh biến chứng, những mối đe dọa như bệnh tim, suy thận, xơ vữa động mạch, mù mắt, nhiễm trùng dẫn đến cụt chi hoặc các biến chứng về thần kinh có thể xảy ra.

Vì thế để phòng ngừa biến chứng, bác sĩ chuyên khoa thường xem xét và chỉ định các thuốc chống biến chứng tiểu đường cho những trường hợp cần thiết. Cụ thể bệnh nhân sẽ được chỉ định những loại thuốc sau trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường:

1. Thuốc trị tiểu đường và chống biến chứng Insulin

Insulin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và những trường hợp có nguy cơ phát sinh biến chứng tiểu đường. Insulin được bào chế dưới dạng thuốc tiêm. Tác dụng chính của loại thuốc này là kích thích hoạt động của insulin, cân bằng lượng đường trong máu trước, sau ăn và làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Các loại Insulin được chỉ định chữa trị đối với những trường hợp sau:

  • Xét nghiệm cho thấy nồng độ đường trong máu lúc đói đạt 15 mmol/l, đồng thời mức HbA1C trên 9%
  • Trường hợp mắc các bệnh cấp tính song song với tiểu đường như nhiễm trùng nặng, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
  • Người bị tiểu đường mang thai hoặc mắc bệnh trong thời gian mang thai
  • Không dung nạp tốt với thuốc hạ đường huyết dạng viên uống.

Liều dùng

Dựa vào kết quả đo nồng độ đường trong máu và loại Insulin đang sử dụng, liều dùng thuốc Insulin trong mỗi trường hợp không giống nhau.

Liều dùng khuyến cáo như sau:

  • Liều thông thường: Dùng Insulin 2 lần/ ngày.
  • Liều dùng thuốc ở trường hợp nặng: Dùng Insulin 3 – 4 lần/ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách sử dụng

Insulin được sử dụng bằng cách tiêm vào da.

  • Lăn lọ thuốc qua lại trong lòng bàn tay
  • Cho thuốc vào ống tiêm
  • Tiến hành tiêm vào da vùng bụng, mặt trước đùi, mông, mặt sau của cánh tay
  • Xoa vị trí bị tiêm để thuốc có thể nhanh chóng phân tán.

Tác dụng phụ

  • Hạ đường huyết
  • Tăng cân
  • Loạn dưỡng mô mỡ
  • Dị ứng Insulin
  • Gây hiện tượng somogyi.

Lưu ý khi dùng Insulin

  • Không lắc thuốc quá mạnh trước khi tiêm
  • Nên thay đổi vị trí tiêm
  • Bảo quản thuốc trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2,22 độ C đến 7,78 độ C hoặc nhiệt độ phòng 13,33 độ C đến 26,67 độ C
  • Tuyệt đối không nhịn ăn khi dùng Insulin vì sẽ gây hạ glucose huyết.

Giá bán tham khảo

Thuốc Insulin đang được bán với giá 159.000 VNĐ/ hộp 1 lọ 10ml.

Thuốc trị tiểu đường và chống biến chứng Insulin
Insulin được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tiểu đường type 1, type 2 và những trường hợp có nguy cơ phát sinh biến chứng tiểu đường

2. Bonidiabet chống biến chứng tiểu đường

Bonidiabet có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, ngăn các bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại biên và chống biến chứng của bệnh đái tháo đường trên tim, thận, võng mạc. Bên cạnh đó sản phẩm còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, phòng ngừa tình trạng đục thủy tinh thể và xơ vữa động mạch.

Liều dùng

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng từ 1 – 2 viên/ lần x 2 lần/ ngày.

Cách dùng

  • Bonidiabet được sử dụng thông qua đường uống.
  • Người bệnh nên uống thuốc cách xa bữa ăn khoảng 60 phút.

Lưu ý khi sử dụng

  • Sử dụng Bonidiabet theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
  • Thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào phát sinh trong thời gian điều trị.

Giá bán tham khảo

Thuốc Bonidiabet đang được bán trên thị trường với giá 380.000 VNĐ/ hộp 1 lọ x 60 viên.

3. Thuốc trị tiểu đường và chống biến chứng Sulfonylureas – Glimepiride

Nhóm thuốc Sulfonylureas thường được chỉ định trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường type 2 để kiểm soát lượng đường trong máu, ổn định cơ thể và chống biến chứng. Trong đó Glimepiride được xác định là thế hệ thứ 3 của nhóm thuốc Sulfonylureas. Thuốc Glimepiride kiểm soát đường huyết bằng cách thúc đẩy cơ thể thúc đẩy quá trình giải phóng insulin tự nhiên.

Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 có thể ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng bằng cách sử dụng thuốc Glimepiride kết hợp với chế độ ăn uống. Từ đó giúp bệnh nhân phòng ngừa phát sinh những tổn thương và biến chứng lên thận, vấn đề về thần kinh, mắt. Đồng thời giúp giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Thuốc trị tiểu đường và chống biến chứng Sulfonylureas - Glimepiride
Thuốc trị tiểu đường tuýp 2 và chống biến chứng Sulfonylureas – Glimepiride

Liều dùng

Liều dùng Glimepiride cho người lớn bị tiểu đường tuýp 2 (liều khuyến cáo)

  • Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2 mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dùng 1 – 4 mg/ lần/ ngày.

Liều dùng Glimepiride cho người cao tuổi bị tiểu đường tuýp 2 (liều khuyến cáo)

  • Liều khởi đầu: Dùng 1 mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dùng 1 – 4 mg/ lần/ ngày.

Liều dùng Glimepiride cho trẻ em trên 8 tuổi bị tiểu đường tuýp 2 (liều khuyến cáo)

  • Liều khởi đầu: Dùng 1 – 2 mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dùng 1 – 4 mg/ lần/ ngày.

Cách sử dụng

  • Dùng thuốc bằng đường miệng
  • Sử dụng thuốc với bữa ăn chính đầu tiên hoặc với bữa ăn sáng
  • Không dùng quá 8 mg/ ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ dưới đây có thể xảy ra trong thời gian sử dụng Glimepiride:

  • Phát ban và ngứa da
  • Khó thở mệt mỏi, sốt
  • Dễ chảy máu, bầm tím, suy nhược thần kinh
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy, đau bụng…

Những điều cần lưu ý khi dùng Glimepiride

  • Không dùng thuốc cho người bị đái tháo đường type 1, dị ứng với thành phần của Glimepiride
  • Dùng Glimepiride thật thận trọng khi đang trong quá trình điều trị với những loại thuốc khác
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc dự định có thai, trước và sau phẫu thuật.

Giá bán tham khảo

Thuốc trị tiểu đường và chống biến chứng Sulfonylureas – Glimepiride đang được bán trên thị trường với giá 78.000 VNĐ/ hộp 1 lọ x 30 viên 4mg và 48.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên 2mg.

4. Thuốc điều trị và chống biến chứng tiểu đường Metformin

Thuốc điều trị và chống biến chứng tiểu đường Metformin được sử dụng phổ biến với mục đích chống biến chứng và kiểm soát lượng đường trong máu. Theo kết quả nghiên cứu, Metformin có khả năng kiểm soát tốt bệnh tiểu đường, làm giảm nồng độ đường trong máu và không khiến bệnh nhân bị tai biến nếu dùng thuốc có cùng tác dụng hoặc thuốc không được sử dụng lúc đói.

Bên cạnh đó thành phần Metformin Hydroclorid trong loại thuốc này có khả năng ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết đột ngột trong quá trình điều trị bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, Metformin có tác dụng làm giảm đường huyết sau bữa ăn và lúc đói. Đồng thời là giả khả năng hấp thu glucose ở ức và ruột, làm tăng khả năng sử dụng glucose ở tế bào.

Thuốc điều trị và chống biến chứng tiểu đường Metformin
Metformin có tác dụng chống biến chứng tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu

Tuy nhiên thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú
  • Những người bị nhiễm khuẩn, dị hóa cấp tính, chấn thương
  • Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và những người nghiện rượu
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, trụy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, chức năng thận suy giảm hoặc bị rối loạn
  • Tăng đường huyết tiền hôn mê, tăng đường huyết thể ceton acid, bệnh hô hấp nặng, bệnh tim nặng, hoại thư, suy gan, nghiện rượu
  • Sử dụng đồng thời thuốc Metformin cùng với những loại nước uống chứa ethanol, đã bao gồm rượu thuốc vì điều này có thể là tăng nguy cơ nhiễm acid lactic.

Liều dùng

  • Liều khởi đầu: Dùng 500 – 850mg/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Dùng 2000mg/ ngày.

Cách dùng

  • Sử dụng thuốc bằng đường miệng
  • Nên uống thuốc trong bữa ăn. Không được nhai viên thuốc khi uống.

Tác dụng phụ

Thuốc điều trị và chống biến chứng tiểu đường Metformin có thể gây ra các tác dụng phụ sau trong quá trình điều trị:

  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Mề đay
  • Nổi ban
  • Ợ nóng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Giảm nồng độ vitamin B12
  • Rối loạn sinh sản máu
  • Thiếu máu tan huyết…

Lưu ý khi dùng

  • Ngưng sử dụng thuốc trước mỗi ca phẫu thuật.
  • Không sử dụng đồng thời thuốc Metformin cùng với những loại thuốc có khả năng tác động đến quá trình bài tiết ở ống thận.
  • Chủ động ngưng điều trị với Metformin khi có dự định chẩn đoán hình ảnh bằng X – quang. Chỉ nên dùng lại khi kết quả chẩn đoán cho thấy thận bình thường.
  • Không nên dùng thuốc cho người cao tuổi.

Giá bán tham khảo

Thuốc Metformin đang được bán trên thị trường với giá 27.000 VNĐ/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

5. Acarbose – Chất ức chế alpha-glucosidase phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Acarbose được xác định là một tetrasacharid giúp phòng ngừa và điều trị đái tháo đường cùng các biến chứng, ức chế hoạt động của men alpha – glucosidase ruột, làm chậm quá trình hấp thu và tiêu hóa carbohydrat. Tác dụng này khiến cho lượng đường trong máu tăng chậm hơn sau khi ăn, lượng đường trong máu ít dao động hơn vào ban ngày và giảm nguy cơ tăng glucose máu.

Khi áp dụng liệu pháP một thuốc, Acarbose có khả năng khiến nồng độ trung bình hemoglobin glycosylat giảm nhanh từ 0,6 đến 1%. Việc nồng độ hemoglobin glycosylat suy giảm sẽ giúp những bệnh nhân bị đái tháo đường phòng ngừa phát sinh biến chứng vi mạch (đã được chứng minh). Acarbose không làm mất khả năng dung nạp lactose và không ức chế lactose.

Acarbose - Chất ức chế alpha-glucosidase phòng ngừa biến chứng tiểu đường
Acarbose – Chất ức chế alpha-glucosidase phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Chỉ định

  • Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 2 không thể kiểm soát đường máu bằng chế độ tập luyện và ăn uống
  • Sử dụng kết hợp với sulfonylure tương tự như một loại thuốc phụ trợ để kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở những bệnh nhân bị tăng nồng độ đường trong máu nhưng không kiểm soát được bằng việc sử dụng sulfonylure hoặc acarbose đơn độc.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với Acarbose
  • Viêm đường ruột, đặc biệt là khi xuất hiện triệu chứng loét
  • Do có khả năng tạo hơi trong đường ruột nhưng không được khuyến cáo dùng cho những bệnh nhân dễ mắc phải những vấn đề, bệnh lý liên quan đến tăng áp lực ổ bụng
  • Tăng enzym gan, suy gan
  • Hạ đường máu
  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai
  • Người bị nhiễm toan thể ceton đái tháo đường.

Liều lượng

  • Liều ban đầu (người lớn): Dùng 25mg/ ngày. Tăng liều dùng thuốc mỗi 4 – 8 tuần cho đến khi ổn định được nồng độ đường trong máu sau khi ăn 1 giờ. Hoặc bệnh nhân tăng liều cho đến khi đạt được liều tối đa 50 – 100mg, chia thuốc thành 3 lần uống, dùng trong ngày (≤60 kg).
  • Liều duy trì: Dùng 50 – 100mg, chia thuốc thành 3 lần.

Cách dùng

  • Dùng thuốc bằng đường miệng.

Giá bán tham khảo

Thuốc Acarbose đang được bán trên thị trường với giá 570.000 VNĐ/ hộp 30 viên.

6. Nhóm thuốc Thiazolidinedione – Thuốc chống biến chứng tiểu đường

Thiazolidinedione – TZD là nhóm thuốc hạ đường huyết dạng viên uống. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Những Thiazolidinedione khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ, mô mỡ, gan giúp làm tăng độ nhạy cảm với insulin và tăng khả năng sử dụng glucose của những cơ quan này. Đồng thời làm giảm quá trình sản xuất glucose ở gan.

Tóm lại, Thiazolidinedione giúp bảo tồn khả năng và quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy nhưng vẫn giúp nồng độ đường trong máu giảm đáng kể.

Bên cạnh đó việc sử dụng Thiazolidinedione sẽ giúp bệnh nhân bị tiểu đường cải thiện quá trình chuyển hóa lipid, làm giảm lượng đường huyết trong máu và phòng ngừa biến chứng tiểu đường nhờ khả năng giảm lượng chất béo trung tính và cải thiện tốt nồng độ cholesterol tốt HDL trong cơ thể.

Hiện nay Rosiglitazone và Pioglitazone là hai thuốc thuộc nhóm Thiazolidinedione thường được sử dụng. Những loại thuốc này có thể được sử dụng phối hợp với các thuốc chữa đái đường tuýp 2 khác như nhóm sulfonylureas hoặc metformin hay được sử dụng đơn trị liệu.

Nhóm thuốc Thiazolidinedione - Thuốc chống biến chứng tiểu đường
Piogltazone thuộc nhóm thuốc Thiazolidinedione – Thuốc chống biến chứng tiểu đường

Chống chỉ định

Nhóm thuốc Thiazolidinedione chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Những trường hợp quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Những người bị suy tim có triệu chứng, suy tim nặng
  • Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh ung thư bàng quang
  • Có tiền sử hoặc đang bị gãy xương nặng
  • Những người có nguy cơ gãy xương cao
  • Người bị gan
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1.

Liều dùng

Đối với Piogltazone

  • Liều ban đầu (liều khuyến cáo): Dùng 15 – 30mg/ lần/ ngày.
  • Liều tối đa: 45mg/ ngày.

Đối với Rosiglitazone

  • Liều ban đầu (liều khuyến cáo): Dùng 2 – 4mg/ lần x 1 – 2 lần/ ngày.
  • Liều tối đa: 8mg/ ngày.

Cách dùng

Thuốc được sử dụng thông qua đường miệng.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp

  • Tăng cân
  • Dị ứng da
  • Mất cảm giác
  • Thị giác có vấn đề
  • Nhiễm trùng và đau ngực.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Vấn đề tim mạch
  • Suy gan
  • Thiếu máu
  • Phù hoàng điểm
  • Gãy xương.

Lưu ý khi dùng

  • Không sử dụng kết hợp Thiazolidinedione và Insulin. Bởi sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ suy tim.
  • Thực hiện xét nghiệm chức năng gan trước khi đưa nhóm Thiazolidinedione vào quá trình điều trị bệnh.
  • Nhóm thuốc Thiazolidinedione có khả năng tương tác và làm thay đổi hoạt động của nhiều loại thuốc. Vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa bất kỳ loại thuốc nào vào quá trình chữa bệnh với Thiazolidinedione.

Giá bán tham khảo

  • Pioglitazone: Pioglitazone đang được bán với giá 185.000 VNĐ/ hộp 30 viên 30mg.
  • Rosiglitazone: Rosiglitazone đang được bán với giá 85.000 VNĐ/ hộp 4 vỉ x 7 viên 4mg.

7. Thuốc chống biến chứng tim mạch – Lovastatin

Lovastatin thuộc nhóm statin, là thuốc chống biến chứng tim mạch thường được sử dụng kết hợp với các thuốc chữa bệnh tiểu đường để làm giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thông thường Lovastatin được sử dụng với mục đích hạ thấp chất béo xấu và nồng độ cholesterol trong cơ thể như LDL, triglycerides. Đồng thời làm tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt) trong máu. Tác dụng này giúp người bệnh nhân bị đái tháo đường làm phòng ngừa đột quỵ, những cơn đau tim và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong thời gian chữa bệnh.

Thuốc chống biến chứng tim mạch - Lovastatin
Thuốc chống biến chứng tim mạch – Lovastatin

Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng Lovastatin được khuyến cáo đối với người lớn:

Đối với dạng phóng thích tức thời 

  • Liều ban đầu: Dùng 20 mg/ lần/ ngày. Uống thuốc vào bữa tối.
  • Liều duy trì: Dùng 10 – 80mg, chia thành 1 hoặc 2 lần sử dụng trong ngày.

Đối với dạng phóng thích kéo dài

  • Liều ban đầu: Dùng 20 – 60 mg/ lần/ ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ.
  • Liều duy trì: Dùng 10 – 60mg/ lần/ ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ.

Tác dụng phụ

  • Đau ngực
  • Sốt, yếu cơ, cơ thể mệt mỏi thất thường
  • Buồn nôn nhẹ
  • Đau đầu
  • Đau nhức xương khớp
  • Táo bón
  • Khó tiêu, đau dạ dày
  • Mất ngủ…

Thận trọng khi dùng

  • Thông báo với bác sĩ nếu có dự định hoặc đang mang thai trước khi dùng thuốc
  • Nên thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để phòng ngừa tương tác
  • Thận trọng dùng thuốc cho những người có ý định phẫu thuật, người nghiện rượu.

Giá bán tham khảo

Lovastatin được bán với giá 13.000 VNĐ/ hộp 1 vỉ x 10 viên 10mg.

8. Thuốc chống và trị biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường – Lucentis

Lucentis có thành phần chính là ranibizumab. Đây là một khoáng chất thể đơn dòng. Khoáng chất này có khả năng chống tạo mạch, thường được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các vấn đề về mắt, trong đó có võng mạc đái tháo đường.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng bảo vệ võng mạc, tăng sinh các mạch máu mới, cải thiện tình trạng phù, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng liên quan đến thị lực và võng mạc mắt từ bệnh đái tháo đường.

Thuốc chống và trị biến chứng về mắt của tiểu đường - Lucentis
Thuốc Lucentis có tác dụng chống biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường, điều trị võng mạc đái tháo đường

Chống chỉ định

Thuốc chống và trị biến chứng mắt của tiểu đường – Lucentis chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng vùng quanh mắt
  • Nhiễm trùng mắt
  • Những người quá mẫn với thành phần của thuốc.

Liều dùng và cách sử dụng

  • Liều khuyến cáo: Tiêm nội nhãn mỗi mắt 0,05ml Lucentis (0,3 mg)/ lần/ tháng (khoảng 28 ngày).

Tác dụng phụ

Việc sử dụng Lucentis có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ nghiêm trọng sau:

  • Tăng nhãn áp
  • Đục dịch kính (tầm nhìn của mắt có nhiều chấm đen tương tự như ruồi bay)
  • Viêm trong nhãn cầu
  • Rối loạn thị giác
  • Xuất huyết võng mạc
  • Đau mắt.

Lưu ý khi dùng

  • Chỉ dùng Lucentis ở phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết
  • Không cho con bú khi dùng Lucentis hoặc không dùng thuốc trong thời gian này
  • Chỉ nên mang thai khi đã ngưng dùng thuốc Lucentis ít nhất 3 tháng.
  • Cung cấp thông tin về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng cùng với bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa sự tương tác
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ lạnh từ 2 – 8 độ C, không đông lạnh.

Giá tham khảo

Thuốc chống và trị biến chứng mắt của tiểu đường – Lucentis đang được bán trên thị trường với giá 13.000.000 – 14.000.000 VNĐ/lọ.

Những lưu ý khi dùng thuốc chống biến chứng tiểu đường

Để đảm bảo an toàn bạn cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng thuốc chống biến chứng tiểu đường:

  • Dùng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.
  • Sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc hoặc đột ngột ngừng dùng thuốc.
  • Thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa néu có tác dụng phụ xuất hiện.
  • Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ và chế độ ăn uống cho người tiểu đường để đảm bảo quá trình điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng diễn ra suôn sẻ, mang đến hiệu quả như mong đợi.
  • Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ và chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống để điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng phát sinh

Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về các loại thuốc chống biến chứng tiểu đường và những lưu ý khi dùng. Mặc dù những loại thuốc này mang đến hiệu quả cao trong quá trình phòng ngừa và điều trị nhưng có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế nếu dùng thuốc chống biến chứng tiểu đường người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chỉ nên dùng thuốc khi cần thiết.

Bài viết liên quan:

Lên thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng cho mọi đối tượng không riêng gì người bị tiểu đường...

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm?

Chế độ ăn uống và các thành phần dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm...

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type...

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?

Không quá bất ngờ khi nhắc đến việc sử dụng lá ổi để chữa bệnh nhưng rất ít người không...

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.