Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ có khả năng biến mất sau khi sinh nhưng có dấu hiệu không mấy rõ ràng. Trên thực tế, đã không ít bà bầu hoang mang và lo sợ đến vấn đề chỉ số đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con trẻ. Liệu mức độ nguy hiểm này có đáng ở mức cảnh giác? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bà mẹ bầu hiểu rõ hơn vấn đề này và đề xuất một số biện pháp khắc phục.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chỉ số đường huyết trong máu ở phụ nữ mang thai thông qua việc lượng glucose trong cơ thể vượt quá mức quy định. Tình trạng này có thể khởi phát hoặc được phát hiện nay ở lần đầu tiên mang thai, phần lớn là từ tuần thai 24 – 28.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi
Bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi không? – Giải đáp thắc mắc

Tiểu đường trong thai kỳ thường dễ gặp phải ở những phụ nữ béo phì, thừa cân, có người thân tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc đã sinh bé trước đó có cân nặng trên 4,1 kg hay thai chết lưu không rõ nguyên do. Bên cạnh đó, căn bệnh này có thể khởi phát cho chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn nhiều chất béo, chất đạm, thức ăn có lượng đường cao hay không có chế độ vận động lành mạnh.

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên gia, căn bệnh này thường không có triệu chứng nhất định nên thường khó phát hiện và hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Song song, triệu chứng sẽ biến mất sau quá trình sinh nở chừng 6 tuần.

Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ mà bà bầu thường gặp phải như: đi tiểu nhiều lần, khát nước liên tục, thị lực giảm, khô miệng, tay chân tê cứng, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, vùng kín bị nấm ngứa, luôn cảm thấy đói, xuất hiện nhiều đốm tối màu trên da,…

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chỉ số đường huyết trong máu ở giai đoạn mang thai

Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường lúc mang thai sẽ có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường tupy 2 trong tương lai. Không những vậy, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ còn có khả năng cao mắc lại căn bệnh này cho những lần mang thai tiếp theo. Dễ bị tăng cân, thừa cân quá mức nếu không có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với sản phụ và thai nhi?

Bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng không gây ra vấn đề nào đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi nếu được phát hiện sớm và kiểm soát bệnh đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không được ngăn chặn kịp thời có thể dẫn đến một số tác hại nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tác hại của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe của mẹ bầu

Đối với bà bầu bị tiểu đường, nếu bệnh tình không phát hiện bệnh sớm hay ăn nhiều các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khiến tình trạng tồi tệ hơn. Nghiêm trọng hơn, bà bầu có thể đứng trước một số nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể như:

– Cao huyết áp

Chỉ số huyết áp ở phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thường cao hơn so với bà bầu khỏe mạnh khác. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật, suy thận, sinh non, tai biến mạch máu não,… Đây đều là những triệu chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu.

tiểu đường sau sinh có ảnh hưởng đến thai nhi
Cao huyết áp là một trong những nguy cơ nguy hiểm mà mẹ bầu có thể đối diện khi mắc bệnh tiểu đường trong giai đoạn mang thai

– Đa ối

Đa ối là hiện tượng có nhiều nước tiểu hơn so với bình thường khi trẻ chào đời. Nguyên nhân chính là khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu của thai phụ không được kiểm soát chặt chẽ.

– Sinh non

Bà bầu mắc bệnh tiểu đường có khả năng đối diện với nguy cơ sinh non cao hơn người bình thường. Tỷ lệ này có thể chiếm lên đến 26% trong khi đó người bình thường chỉ chiếm khoảng 9,7%. Với con số đáng báo động này, người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của chính bản thân mình và sự chào đời của con trẻ.

– Sảy thai, lưu thai

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai không có phương pháp điều trị phù hợp thường có nguy cơ bị sảy thai cao hơn so với những bà bầu khác. Trường hợp bị sảy thai liên tục nhiều lần, bà bầu nên có những biện pháp kiểm tra định kỳ để có những điều chỉnh và khắc phục hiệu quả.

– Nhiễm khuẩn niệu

Một khả năng khác sản phụ có thể mắc phải trong quá trình mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là mắc phải chứng nhiễm khuẩn niệu. Đối với căn bệnh này, không có triệu chứng rõ ràng nên bà bầu khó có thể nhận biết nếu không được khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế.

Trường hợp bệnh tình phát hiện chậm trễ hay điều trị không đúng cách thì khả năng sản phụ đối diện với vấn đề liên quan đến viêm đài bể thận cấp là khá cao. Và đây cũng chính là biến chứng hàng đầu gây ra tình trạng sinh non, nhiễm ceton,…

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi
Khả năng bà bầu bị tiểu đường mắc chứng nhiễm khuẩn niệu là có khả năng xảy ra

Bên cạnh những nguy cơ mà bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng đối diện còn xuất hiện nhiều mối nguy hiểm khác không được liệt kê đầy đủ tại đây. Nếu xét về khía cạnh mặt bằng chung, nhóm đối tượng này có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tupy 2 trong trong tương lai. Thậm chí, trong những lần mang thai kế tiếp, chị em phụ nữ cũng có thể mắc bệnh tiểu đường trở lại.

Sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với sự phát triển của thai nhi

Trở về với vấn đề chính, “Bị tiểu đường thai kỳ có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?” – Theo ý kiến của chuyên gia hàng đầu, câu trả lời là . Thai nhi có thể gặp phải một số vấn đề nhưng phần lớn là rơi vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng thai đầu) và tam cá nguyệt cuối (3 tháng thai kỳ cuối).

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu, thai nhi sẽ không được phát triển bình thường như các thai nhi khác. Thai nhi có thể bị dị dạng ở trong bụng mẹ bắt đầu từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Trong khi đó, 3 tháng cuối, người mẹ có hiện tượng tăng tiết insulin quá mức, điều này sẽ khiến thai nhi tăng trưởng quá mức nên gây ra không ít khó khăn trước và trong giai đoạn người mẹ chuyển dạ.

Hơn thế nữa, thai nhi có thể đứng trước một số nguy cơ nguy hiểm khác khi người mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Chẳng hạn như:

– Thai to, thừa cân so với tuổi thai kỳ

Vào những giai đoạn cuối, lượng glucose được người mẹ dung nạp cung cấp nhiều cho thai nhi làm tăng lượng insulin tiết ra. Điều này làm đã kích thích thai phát triển to hơn. Khi thai quá to, không chỉ có sản phụ sẽ dễ bị gặp khó khăn khi sinh nở mà con trẻ còn có nguy cơ cao gặp phải các triệu chứng bất lợi sau khi chào đời như: khó thở, hạ đường huyết, hạ canxi máu, suy tim,…

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?

– Thai nhi phát triển chậm trong tử cung

Đây là tình trạng sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi bị trì hoãn hoặc ngừng lại. Chính vì sự phát triển chậm nên đến thời gian sinh nở, trẻ không đủ khỏe hay thiếu cân do sinh non.

– Dị tật bẩm sinh

Các cơ quan của con trẻ dần hình thành từ khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Nếu việc người mẹ kiểm soát lượng đường trong máu không được tốt trong giai đoạn đầu thai kỳ thì khả năng khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh là khá cao.

Không những vậy, việc kiểm soát chỉ số đường huyết không tốt còn làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể của trẻ như: hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ minh mạch, hệ xương khớp,…

– Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sau khi chào đời

Khả năng trẻ sơ sinh do người mẹ mắc bệnh tiểu đường sinh ra mắc phải một số bệnh lý là khá cao. Nhất là các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp, điển hình là chứng nguy kịch hô hấp, hô hấp yếu, khó thở.

Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc chứng vàng da có thể lên tới 25% khi trẻ gặp phải tình trạng người mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai.

tiểu đường thai kỳ có làm ảnh hưởng đến thai nhi
Thai nhi và trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng nếu người mẹ mắc bệnh tiểu đường trong suốt thời kỳ mang thai

Ngoài những nguy cơ đã được nhắc đến, trẻ sơ sinh được sinh ra bởi người mẹ mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ đối diện với một số bệnh lý khác như: bệnh tiểu đường, rối loạn tâm thần – vận động, đa hồng cầu, hạ canxi máu, tăng Bilirubin máu, hạ đường huyết,… cùng với nhiều bệnh tật khác.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Để khắc phục tình trạng chỉ số đường huyết tăng cao hay một số khác các triệu chứng và biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần điều chỉnh một số vấn đề sao cho phù hợp.

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia, bà bầu có thể tham khảo và điều chỉnh một số vấn đề để khắc phục bệnh đái tháo đường cũng như phòng ngừa trường hợp bệnh tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò khá quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và phòng bệnh trở nặng trong suốt thời kỳ mang thai. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến khích mẹ bầu nên ăn đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ, nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo. Tốt nhất, nên ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: rau xanh, sữa, củ quả, một số trái cây tươi, ngũ cốc, một số loại hạt.

Bên cạnh đó, bà bầu không nên bỏ bữa ăn và nên chia bỏ bữa ăn thành 5 – 6 lần thay vì ăn 3 bữa chính trong việc. Song song, bà bầu cũng cần kiểm soát số lượng thức ăn được nạp vào trong cơ thể.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhai
Bà bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ và hạn chế ăn nhiều đồ ngọt hay các thực phẩm thuộc nhóm chỉ số đường huyết cao

Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng hay làm việc quá sức. Nếu nhu cầu sức khỏe không cho phép, chị em phụ nữ nên biết cách điều chỉnh công việc sao cho hợp lý.

Ngoài ra, tâm trạng luôn ở mức thoải mái, vui vẻ, không được mang tâm lý lo lắng, buồn chán, tốt hơn nếu trò chuyện hay tâm sự cùng với người chồng, người mẹ và bạn bè thân thiết của mình.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhai
Bà bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn trong thời kỳ mắc bệnh tiểu đường, hạn chế làm việc quá sức hay suy nghĩ nhiều

Dành thời gian để vận động cơ thể

Thay vì ngồi lì một chỗ hay nằm quá nhiều, các bà bầu nên chăm vận động cơ thể hơn bằng những bài vận động dành cho bà bầu. Vận động cơ thể thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn làm kiểm soát lượng đường chuyển đến các tế bào khác và hạn chế tồn tại trong máu.

Bà mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng và giữ được nhịp tim không vượt quá 140 lần/ phút. Tốt nhất nên tham gia các lớp học ngồi thiền, yoga hay khiêu vũ dành riêng cho bà bầu.

Tại đây, các huấn luyện viên sẽ có những bài tập riêng cho từng đối tượng sao cho phù hợp với sức khỏe đang mắc phải. Với 30 – 45 phút mỗi ngày để vận động cơ thể, không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn đẩy lùi bệnh tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng và chuột rút.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhai
Bà bầu mắc bệnh tiểu đường nên dành nhiều thời gian để đi bộ nhẹ nhàng, vận động cơ thể hay tham gia một số lớp học dành riêng cho bà bầu

Duy trì cân nặng ở mức ổn định

Tăng cân quá mức cũng chính là nguyên nhân điển hình khiến bệnh tiểu đường trở nặng hơn. Việc tăng cân quá nhiều có thể gây ra hiện tượng kháng insulin. Chính vì vậy, bà bầu nên chú ý nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hằng ngày sao cho trọng lượng của cơ thể không quá nặng. Mức nặng phù hợp cho cả mẹ và con là không tăng trên 12 – 14 kg.

Nếu thực sự cần thiết, chị em phụ nữ dự định có con nên giảm cân trước khi mang thai để quá trình để trong gặp những bất lợi có thể xảy ra, tiếp thêm nhiều năng lượng và tự tin hơn.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhai
Kiểm soát cân nặng của cơ thể để phòng tránh một số trường hợp rủi ro trong suốt thời kỳ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Tham khảo thêm: Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai nên chủ động hơn trong việc thăm khám và kiểm tra chỉ số đường huyết định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Việc kiểm soát chặt chẽ chỉ số đường huyết sẽ giúp phòng tăng lượng đường đột ngột hay phòng tăng huyết áp, ngăn chặn tình trạng phù nề chân tay. 

Không những vậy, thủ thuật này còn giúp bác sĩ phát hiện những biến động của cơ thể và có những biện pháp chữa bệnh thai kỳ một các phù hợp.

tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhai
Bà bầu nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết và sức khỏe tổng thể nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra

Những vấn đề liên quan đến bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai

Bên cạnh vấn đề “Bệnh tiểu đường thai kỳ có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?” thì còn không ít những thắc mắc khác của mẹ bầu nhờ chuyên gia giải đáp. Một trong số đó là những vấn đề sau: 

– Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Như vừa mới đề cập, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai có nguy cơ cao khiến bầu thai to nên khả năng phải sinh mổ là hoàn toàn có thể xảy ra. Trên thực tế, thai nhi của các thai phụ mắc bệnh tiểu đường thường có độ nặng trên 4kg nên việc sinh thường là rất khó.

Tuy nhiên, việc đẻ thường (sinh ngả âm đạo) hay sinh mổ còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố khác. Từ đó, cho phép bác sĩ dự đoán được khả năng sinh của thai phụ. Việc sinh mổ không hẳn là xấu vì một số trường hợp cần thiết, phương pháp này sẽ giúp đảm bảo được sự an toàn của cả mẹ và con trẻ. 

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt trước khi sinh được kiểm soát tốt, thai nhi sẽ phát triển bình thường và việc sinh đẻ sẽ không quá khó khăn như tưởng tượng.

Tham khảo thêm: Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

– Bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến việc sinh nở?

So với các đối tượng khác, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai lù thường có xu hướng chuyển dạ sớm hơn. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ chuyên gia và nhân viên y tế có chuyên môn sẽ theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu trong nhiều giờ liền.

Điều này cũng cho phép bác sĩ phát hiện nhanh những dấu hiệu bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trẻ. Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho truyền insulin qua đường tĩnh mạch hoặc có thể bơm insulin tự động trong khoảng thời gian chuyển dạ.

– Bà mẹ mắc bệnh tiểu đường có nên cho con bú không?

Cả chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên gia đều khuyến khích người mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Không những vậy, việc cho con bú sau sinh còn giúp người mẹ giảm được cân nặng cũng như giúp cho tử cung nhanh chóng trở lại kích thước bình thường.

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nên cho con bú không? – Câu trả lời là hoàn toàn nên. Bởi vì, đây không phải là căn bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con hay chất lượng sữa mẹ bị ảnh hưởng cho căn bệnh này. Tuy nhiên, người mẹ nên ăn đủ dưỡng chất để có đủ lượng sữa cho con trẻ bú.

mắc bệnh tiểu đường có nên cho con bú
Chị em phụ nữ hoàn toàn cho con bú bằng sữa mẹ khi mắc bệnh tiểu đường mà không quá lo lắng đến tình trạng chất lượng sữa bị ảnh hưởng

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc và cả mẹ bầu hiểu rõ hơn vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ có làm ảnh hưởng đến thai nhi không?” và một số thông tin liên quan khác. Căn bệnh này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động không hề nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi mắc phải và hãy thật bình tĩnh rồi tìm đến một số cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, đồng thời có những biện pháp khắc phục hiệu quả.

Tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị...

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới dễ ăn và thích hợp cho việc giải khát cho những ngày...

Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng kết hợp...

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình...

Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

Một số loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể kể đến như lá dứa, mạch môn, sầu đâu,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *