Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?

Không quá bất ngờ khi nhắc đến việc sử dụng lá ổi để chữa bệnh nhưng rất ít người không hẳn biết được loại lá cây rẻ tiền dễ kiếm này lại có công dụng chữa bệnh tiểu đường. Nếu vẫn còn hoang mang hoặc chưa thực sự hiểu rõ, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Tìm hiểu công dụng của lá ổi trong việc điều trị bệnh tiểu đường

Lá ổi là loại thảo dược quen thuộc có vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu thũng, giải độc và chỉ huyết. Không quá khó khăn để bạn tìm quanh khu vực sinh sống được một nắm búp non đem về chữa bệnh. 

lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Dùng lá ổi chữa bệnh tiểu đường có thực sự hiệu quả?

Theo báo cáo khoa học mới nhất, trong lá ổi non có chứa đến 7 – 10% là tanin, 3% nhựa cùng với đó là các chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và tiêu viêm. Một số thành phần khác trong lá ổi có thể kể đến như: eugenol, flavonoid, vitamin C, leucocyanidin, quercetin, polysaccharide, guaijaverin, avicularin,…

Các nhà khoa học còn cho biết, vì mang đặc tính của dược phẩm, lá ổi được sử dụng khá nhiều để bào chế thành thuốc chữa bệnh, một trong số đó là bệnh tiểu đường. Những lý do cụ thể hơn để làm rõ vấn đề sử dụng lá ổi chữa bệnh tiểu đường có thực sự hiệu quả:

  • Một số thành phần có trong lá ổi có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt hơn, trà lá ổi còn giúp ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu, nhất là các đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2;
  • Có khả năng ức chế enzyme alpha – glucosidase chuyển hóa carbohydrate thành glucose, từ đó giúp làm chậm quá trình gia tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, làm chậm sự hấp thụ đường maltose và sucrose – đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bệnh tiểu đường;
  • Dùng nước lá ổi thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglyceride nhưng không làm ảnh hưởng đến lượng cholesterol HDL tốt. Không những vậy, sử dụng loại nước uống từ thảo dược này còn giúp hạ mỡ trong máu.
lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Lá ổi có khả năng cải thiện bệnh tiểu đường thông qua việc giảm hấp thu lượng đường vào máu

Nhờ có các thành phần và công dụng đã được nhắc đến, các đối tượng mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng loại dược liệu này để làm giảm hấp thu lượng đường vào máu, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh bằng loại thảo dược dân gian, người bệnh cần cân nhắc về liều lượng sử dụng và những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Bên cạnh công dụng chữa bệnh tiểu đường, như vừa được đề cập, loại lá này còn được dân gian sử dụng nhiều để chữa một số bệnh lý khác như: đi ngoài phân lỏng, kiết lỵ mãn tính, viêm dạ dày cấp và mãn tính, sang thương xuất huyết, thấp chẩn,…

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Hướng dẫn dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường đúng cách và hiệu quả

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người mắc bệnh tiểu đường có thể lựa chọn các bài thuốc từ lá ổi sao cho phù hợp. Đó có thể là bài thuốc sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khắc nhằm gia tăng công dụng. Hãy tham khảo các công thức chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi được chia sẻ dưới đây và áp dụng đẩy lùi bệnh lý ngay tại nhà:

1. Dùng lá ổi non để trị bệnh tiểu đường

– Chuẩn bị: Một nắm nhỏ búp lá ổi non.

– Cách thực hiện:

  • Đem lá ổi búp non rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết lá ổi đã được làm sạch vào trong nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước để uống vào lúc sáng sớm lúc bụng đói hoặc dùng ngay sau khi ăn;
  • Kiên trì trong nhiều ngày liền cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Ngoài cách làm này, người bệnh cũng có thể sử dụng lá ổi để nhai trực tiếp trong miệng. Sau đó nuốt trôi từ từ phần nước cốt rồi nhổ bỏ phần bã. Hoặc có thể đem lá ổi búp non phơi khô rồi hãm như nước trà để dùng.

2. Uống nước từ lá ổi non, đậu bắp và sa kê hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

– Chuẩn bị: 50 gram lá ổi non cùng với lá sa kê tươi và đậu bắp mỗi vị 100 gram.

– Cách thực hiện:

  • Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị ngâm rửa cùng với nước muối pha loãng rồi rửa thêm vài lần nước sạch và vớt ra để ráo nước;
  • Đem hết nguyên liệu vào trong nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, sau đó bắc lên bếp và tiến hành đun sôi;
  • Tắt bếp và gạn lấy phần nước để dùng;
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày 1 lần để cảm nhận được sự thay đổi.
chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số nguyên liệu khác để gia tăng công dụng như: lá sa kê, bạch quả, đậu bắp, râu ngô,…

3. Chữa bệnh tiểu đường bằng sự kết hợp giữa lá ổi non, râu ngô và bạch quả

– Chuẩn bị: 15 gram lá ổi non, 15 gram bạch quả và 30 gram râu ngô.

– Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu đã được chuẩn bị cần được rửa sạch trước khi sử dụng;
  • Cho toàn bộ nguyên liệu vào trong nồi nước chừng 400 – 500ml;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong dược liệu hòa đều trong nước thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước để dùng khi nước đã bớt nóng;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền để bệnh tiểu đường được đẩy lùi hoàn toàn.

4. Bệnh tiểu đường dần cải thiện nhờ sự kết hợp giữa lá ổi và dây thìa canh

– Chuẩn bị: Lá ổi non và dây thìa canh mỗi vị 15 gram.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hết hai nguyên liệu đã được chuẩn bị qua nhiều lần nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo;
  • Cho hết vào trong nồi cùng với lượng nước vừa đủ;
  • Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất tan hết trong nước thì tắt bếp;
  • Gạn lấy phần nước để dùng trị bệnh tiểu đường;
  • Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và thực hiện đều đặn cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Ngoài việc sử dụng lá ổi để trị bệnh tiểu đường, người bệnh cũng có thể bổ sung nước ép ổi cho cơ thể. Loại đồ uống này không chỉ bổ sung lượng nước để đảm bảo độ điện giải trong cơ thể mà còn cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết để điều hòa các hoạt động của một số cơ quan nội tạng. Đặc biệt hơn, nước ép ổi còn có tác dụng hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Để có được một ly nước ép ổi thơm ngon, bạn cần chuẩn bị 2 – 3 quả ổi tươi, không bị sâu đục và tiến hành thực hiện theo các bước sau:

  • Đem toàn bộ lá ổi đã được chuẩn bị rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh;
  • Dùng dao bổ thành từng miếng nhỏ rồi đem ép lấy nước cốt. Không khi ép không nên bỏ lớp vỏ, vì lượng vitamin C và chất xơ chiếm khá lớn ở bộ phần này;
  • Đổ toàn bộ nước ép ổi ra ly, có thể thêm một ít viên đá để tạo độ lạnh và dùng ngay;
  • Nên dùng mỗi ngày uống 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự thay đổi.
lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Dùng nước ép ổi mỗi ngày không chỉ giúp cải thiện bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và chỉ khái

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt

Dùng lá ổi trị bệnh tiểu đường cần lưu ý những vấn đề gì?

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc sử dụng lá ổi chữa bệnh tiểu đường thông qua việc dùng đúng cách, đủ liều lượng, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, lá còn tươi, non, không quá già, đặc biệt không bị phun thuốc trừ sâu hay bón nhiều phân bón hóa học;
  • Trước khi sử dụng, cần làm sạch lá ổi bằng nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát và vi khuẩn bám trên lá;
  • Chữa bệnh phụ khoa bằng lá ổi chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị cho các trường hợp ở giai đoạn nhẹ hoặc vừa mới khởi phát. Đồng thời hỗ trợ ngăn chặn sự xuất hiện của các biến chứng cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2. Bên cạnh đó, các trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn nặng thì phương pháp này không phải là cách điều trị phù hợp. Do vậy, trước khi tiến hành điều trị bằng lá ổi, người bệnh cần xác định đúng mức độ bệnh lý đang mắc phải;
  • Tác dụng chữa bệnh tiểu đường của lá ổi khá chậm nếu so với thuốc đặc trị. Do đó, người bệnh nên kiên trì điều trị trong khoảng thời gian dài và tránh điều trị dở dang hay quá hấp tấp;
  • Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường bằng lá ổi, nếu cơ thể xuất hiện một số biểu hiện lạ, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và kết hợp với việc theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Nếu triệu chứng trở nặng, bạn cần nhanh chóng tìm đến bác chữa bệnh uy tín để làm rõ nguyên nhân.
lá ổi chữa bệnh tiểu đường
Mẹo vặt dùng lá ổi chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường ở giai đoạn nhẹ và không có tác dụng chữa bệnh tận gốc

Ngoài những lưu ý trên, người bệnh cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là phương pháp hỗ trợ đắc lực nhất. Những vấn đề mà bệnh nhân cần lưu ý như:

  • Không nên bỏ bữa ăn trong ngày nếu không cần thiết. Tốt nhất, người bệnh nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn cả chính và phụ để đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể trong trạng thái cân bằng;
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ và ăn vừa đủ no, tránh ăn quá no hay để bụng đói;
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi và trái cây, nhất là thực phẩm giàu chất xơ và ít ngọt. Bởi vì thực phẩm này sẽ thu lượng đường vào máu, từ đó giúp đường huyết không bị tăng đột ngột sau khi ăn;
  • Thay vì ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, người bệnh nên ăn các thức ăn được chế biến ở dạng luộc, hấp và nướng;
  • Hạn chế ăn nhiều muối hay các thức ăn mặn. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường chỉ được ăn ít hơn 6gr muối mỗi ngày;
  • Từ bỏ rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn chặn bệnh tình trở nặng;
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, có thể tham gia một số bộ môn vận động cơ thể để cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
lá ổi chữa bệnh tiểu đuongf
Cần chú trọng nhiều đến chế độ ăn uống để không làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh tiểu đường bằng lá ổi

Trên đây là những mẹo vặt chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi và một số lưu ý khi áp dụng. Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện theo để khắc phục một số triệu chứng bệnh và ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng. Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc điều trị bằng lá ổi, người bệnh nên chủ động với việc thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Sử dụng thuốc hạ đường huyết khi nào?

Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng

Thuốc hạ đường huyết loại nào tốt là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Thuốc có tác dụng...

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Chữa tiểu đường (đái tháo đường) bằng bài thuốc Đông y cổ truyền là phương pháp chữa bệnh hiệu quả...

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh luôn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến...

Các loại insulin hiện nay & cách dùng cho người tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều loại Insulin chữa trị bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào nhiều yếu...

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *