Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type 2, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và tăng huyết áp. Những rối loạn này là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa. Theo kết quả nghiên cứu, cơ chế quan trọng làm phát sinh hội chứng kháng insulin là những khiếm khuyết tồn tại trong hệ thống tín hiệu. Mặt khác, tình trạng này là một cảnh báo của bệnh tiểu đường type 2 đang đến gần. Vì thế bạn cần hiểu và nhận biết các dấu hiệu để nhanh chóng thiết lập kế hoạch phòng bệnh cho bản thân.

Kháng insulin là gì?

Insulin được xác định là hormone đồng hóa chính của cơ thể. Hormone này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh sự phát triển, tăng trưởng của các mô. Đồng thời duy trì trạng thái cân bằng nội mô glucose bên trong và bên ngoài tế bào.

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị
Tìm hiểu kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu nhận biết trên cơ thể, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Hormone insulin được các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra với mục đích đáp ứng với mức tăng nồng độ amino axit và nồng độ glucose sau bữa ăn. Sau khi được tiết ra, hormone này sẽ phát huy tác dụng cân bằng và ổn định nồng độ thu glucose, chủ yếu vào mô mỡ và cơ xương.

Ngoài ra hormone insulin còn có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid, tăng quá trình tổng hợp lipid ở những tế bào mỡ và gan, giảm quá trình giải phóng hàm lượng axit béo từ mô mỡ.

Kháng insulin được xác định khi khả năng đáp ứng của các mô đích đối với quá trình lưu hành bình thường của insulin trong cơ thể bị suy giảm. Tình trạng này được xác định là nền tảng quan trọng đối với sự hình thành và tiến triển của bệnh tiểu đường type 2.

Hơn thế, tình trạng kháng insulin cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số rối loạn, vấn đề về sức khỏe khác. Cụ thể như béo phì, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose và tăng huyết áp diễn ra trong hội chứng chuyển hóa.

Kháng insulin xảy ra khi khả năng đáp ứng của các mô đích đối với quá trình lưu hành bình thường của insulin trong cơ thể bị suy giảm
Kháng insulin xảy ra khi khả năng đáp ứng của các mô đích đối với quá trình lưu hành bình thường của insulin trong cơ thể bị suy giảm

Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

Cơ chế đề kháng insulin

Hầu hết những hiểu biết, thông tin về cơ chế kháng insulin là dựa vào, bám sát vào những thực nghiệm về sinh lý bệnh của quá trình kháng insulin thu được từ việc thực hiện các nghiên cứu trên mô hình con người và động vật. Trong đó những nhà nghiên cứu học đã dùng đồng vị phóng xạ gắn trực tiếp vào phân tử glucose để kiểm tra và xác định vai trò của insulin và con đường chuyển hóa của chúng thông qua các cơ quan như gan, mô mỡ, cơ tim và cơ xương.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối với con người, cơ xương chính là mô chủ yếu tác động và hấp thu glucose khi có sự kích thích insulin. Hàm lượng glucose sau khi được hấp thu chiếm khoảng 75% tổng hàm lượng glucose thu nhận được sau khi dùng bữa ăn.

Sau khi vào tế bào, glucose sẽ nhanh chóng được phosphoryl hóa bởi chất hexokinase, đồng thời được lưu trữ dưới dạng glycogen khi xuất hiện sự kích hoạt glycogen synthase hoặc nhanh chóng bị oxy hóa tạo ra ATP các enzyme như pyruvate kinase bị kích hoạt.

Trong khi đó, ở tế bào mỡ, hàm lượng glucose sau khi được hấp thu sẽ nhanh chóng được lưu trữ dưới dạng lipid trong tế bào bằng những enzyme tổng hợp lipid. Ngoài ra, insulin cũng nhanh chóng ức chế các enzyme ly giải lipid với mục đích nâng cao hàm lượng glucose được hấp thu vào.

Đối với tế bào gan, insulin kích hoạt khiến số lượng phân tử glucose được hấp thu và vận chuyển qua màng tế bào tăng cao. Hơn thế insulin còn ức chế quá trình sản xuất và giải phóng lượng glucose. Để điều này xảy ra, insulin thực hiện và tác động thông qua rất nhiều chuỗi phản ứng khác. Từ đó ngăn chặn quá trình tăng sinh glycogen và quá trình đường phân.

Nhờ kết quả thu được từ quá trình dùng những phân tử glucose gắn đồng vị phóng xạ, những nhà nghiên cứu học đã xem xét và chứng minh được rằng, tổng hợp glycogen cơ trong điều kiện tăng đường huyết là con đường chính thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose thay vì phải gia tăng sử dụng glucose ngay tại tê bào cơ vân.

Nguyên nhân chính khiến cho sự chuyển đổi nêu trên xuất hiện chính là tình trạng kháng insulin. Khi đường huyết có dấu hiệu tăng cao hơn, vượt qua khỏi mức độ nhạy cảm của tế bào đối với hàm lượng insulin không tăng xứng, quá trình hấp thụ glucose của tế bào không tiếp tục xảy ra nữa.

Hệ quả của tình trạng không hấp thụ glucose vào tế bào chính là sự tăng cao của nồng độ glucose. Khả năng đề kháng insulin càng tăng cao sự ức chế những enzyme chuyển hóa từ quá trình glucose tổng hợp glycogen hoặc bao gồm cả lipid. Cơ thể sẽ mắc bệnh tiểu đường thực sự khi vòng lập này cứ tiếp tục diễn ra.

Dấu hiệu kháng insulin trên cơ thể

Một số dấu hiệu trên cơ thể có thể giúp bạn nhận biết tình trạng kháng insulin gồm:

  • Chỉ số vòng eo lớn: Theo chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa nội tiết chuyển hóa, thời điểm quan sát cơ thể trong gương và các con số được ghi trên thước dây chính là biện pháp tốt nhất giúp bạn nhận biết liệu bản thân có nguy cơ mắc hội chứng kháng insulin hay không. Trong trường hợp bạn 40 tuổi hoặc hơn nhưng có vòng eo trên 90cm ở nữ và trên 100cm ở nam (đối với người Châu Á vòng eo trên 80cm ở nữ và trên 90cm ở nam) sẽ khiến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa (liên quan đến sự kháng insulin) và hội chứng kháng insulin tăng cao.
  • Huyết áp cao: Nguy cơ mắc hội chứng sẽ tăng cao ở những người đang sử thuốc để kiểm soát huyết áp hoặc có chỉ số huyết áp trung bình từ 130/85 mmHg trở lên.
  • Xuất hiện những mảng da tối màu: Trong trường hợp hội chứng kháng insulin tiến triển nghiêm trọng, những thay đổi sắc tố trên làn da của bạn sẽ xuất hiện một cách rõ rệt. Cụ thể những mảng sẫm màu sẽ xuất hiện ở vùng da sau gáy hoặc xuất hiện trên vùng da ở đầu gối, khuỷu tay, nách hoặc đốt ngón tay.
Chỉ số vòng eo trên 90cm ở nữ và trên 100cm ở nam
Chỉ số vòng eo trên 90cm ở nữ và trên 100cm ở nam là dấu hiệu kháng insulin xảy ra trên cơ thể

Các yếu tố nguy cơ của tình trạng kháng insulin

Những yếu tố nguy cơ được liệt kê bên dưới có thể làm tăng khả năng mắc hội chứng kháng insulin của bạn so với bình thường, nhất là đối với những người hoàn toàn không xuất hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Cụ thể:

  • Những người có thói quen hút thuốc lá.
  • Tuổi tác. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người có độ tuổi trên 45.
  • Chủng tộc, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu bạn là người thuộc gốc châu Phi, người Mỹ bản địa hoặc La tinh.
  • Thừa cân béo phì, nhất là có sự tích tụ mỡ ở bụng
  • Áp dụng chế độ ăn uống giàu carbohydrate
  • Lối sống tĩnh tại, vận động thể chất ít hoặc không vận động.
  • Những người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
  • Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ có tiền sử hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ.
  • Có tiền sử bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch.
  • Trong gia đình có người bị đái tháo đường. Điển hình như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột.
  • Rối loạn nội tiết tố như bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing.
  • Sử dụng thuốc điều trị HIV, thuốc chống loạn thần, thuốc steroid và nhiều loại thuốc khác.
  • Bị những vấn đề về giấc ngủ như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Nhiễm trùng xuất hiện kéo dài hoặc bệnh nặng.

Những yếu tố nguy cơ mặc định như sắc tộc, tuổi tác, tiền căn gia đình… hoàn toàn không thể thay đổi được. Tuy nhiên những yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống xung quanh như cân nặng, hoạt động thể chất, thói quen sinh hoạt xấu, chế độ ăn uống… có thể thay đổi được.

Chính vì thế bạn có thể duy trì lối sống lành mạnh, loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu, áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và duy trì cân nặng ở mức hợp lý để góp phần làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng kháng insulin và giảm cơ hội phát triển giai đoạn tiền đái tháo đường.

Thói quen hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của tình trạng kháng insulin

Tham khảo thêm: Các thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 và lưu ý khi dùng

Phương pháp chẩn đoán tình trạng kháng insulin

Thực tế cho thấy không có xét nghiệm nào có khả năng phát hiện trực tiếp hội chứng kháng insulin. Thông thường bác sĩ chuyên khoa phải xem xét và đánh giá chính xác toàn bộ bối cảnh lâm sàng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân giảm HDL và tăng lượng triglycerides, tình trạng đề kháng insulin sẽ được nghĩ đến. Bệnh nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán bệnh lý:

  • Xét nghiệm Glucose

Thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu tiến hành xét nghiệm Glucose máu lúc đói. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose (GTT: Glucose tolerance test).

Trước và sau khi dung nạp đường glucose, bệnh nhân cần thực hiện nhiều xét nghiệm đường huyết. Xét nghiệm dung nạp glucose được chỉ định với mục đích nhận định xem cơ thể có những đáp ứng hay phản ứng bất thường với glucose hay không.

  • Bộ mỡ máu (lipid profile)

Đo lượng triglycerides, HDL, LDL và cholesterol toàn phần. Trong trường hợp nồng độ triglycerides tăng đáng kể, bệnh nhân cần tiến hành đo trực tiếp nồng độ  LDL (DLDL= direct measurement of the LDL).

Sử dụng kiểu mẫu đánh giá và xác định hằng định nội mô (HOMA = homeostatic model assessment) là một trong những phương pháp được chú ý và thường được sử dụng để phát hiện và xác định đề kháng insulin. Phương pháp này có tác dụng đo nồng độ glucose và insulin trong máu. Tiếp đến sử dụng những phép tính để ước lượng mức độ nhạy cảm với insulin.

Một số xét nghiệm khác có thể được sử dụng để xem xét và đánh giá đề kháng insulin, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin quan trọng khác. Cụ thể:

  • Xét nghiệm nồng độ Insulin lúc đói

Xét nghiệm nồng độ Insulin lúc đói có thể cho ra những kết quả mang giá trị rất thay đổi. Tuy nhiên những bệnh nhân có đề kháng insulin đáng kể thường có mức độ insulin tăng cao.

  • Xét nghiệm Hs-CRP

Xét nghiệm Hs-CRP thường được chỉ định để đánh giá chính xác tình trạng viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Hs-CRP có thể tăng đáng kể trong đề kháng insulin.

  • Xét nghiệm sdLDL

Xét nghiệm sdLDL cho phép bác sĩ chuyên khoa định lượng số lượng phân tử nhỏ lipoprotein với tỉ trọng thấp.

  • Xét nghiệm dung nạp insulin (ITT = Insulin tolerance test)

Xét nghiệm dung nạp insulin (ITT = Insulin tolerance test) được chỉ định để xác định mức độ nhạy cảm hoặc mức độ đề kháng đối với insulin. Xét nghiệm này sẽ được sử dụng phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh nhân bị thừa cân béo phì.

Xét nghiệm dung nạp insulin được thực hiện bằng cách tiến hành truyền tĩnh mạch insulin, sau đó kiểm tra nhiều lần nồng độ glucose và insulin trong máu.

  • Xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu (specific insulin suppression tests)

Xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu (specific insulin suppression tests) thường được bác sĩ yêu cầu thực hiện để nghiên cứu quá trình đề kháng insulin. Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng, xét nghiệm này lại ít được chỉ định rộng rãi.

Xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu
Xét nghiệm ức chế insulin đặc hiệu thường được yêu cầu thực hiện để nghiên cứu quá trình đề kháng insulin

Tham khảo thêm: Thuốc chống biến chứng tiểu đường và lưu ý khi dùng

Kháng insulin được điều trị như thế nào?

Việc giảm kháng insulin sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Đối với những trường hợp đang mắc các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đề kháng insulin thì việc áp dụng các biện pháp cải thiện tình trạng này cũng góp phần trì hoãn sự tiến triển của bệnh và giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng.

Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cải thiện tình trạng kháng insulin ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời làm giảm nguy cơ phát sinh những biến chứng tiểu đường lên mạch máu và tim.

Hiện nay nhóm thuốc thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone) và thuốc metformin là những loại thuốc có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên do việc sử dụng nhóm thuốc thiazolidinedione và thuốc metformin tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tác dụng phụ nên những loại thuốc này chỉ được sử dụng chủ yếu cho các trường hợp kháng insulin thể nặng và đã tiến triển thành bệnh đái tháo đường type 2.

Chính vì thế, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập và thay đổi lối sống chính là biện pháp được ưu tiên xem xét và sử dụng đầu tiên trong quá trình cải thiện tình trạng kháng insulin.

Những lưu ý trong việc luyện tập, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống để cải thiện bệnh gồm:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động thư giãn.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế thêm các loại thực phẩm giàu tinh bột vào chế độ ăn uống. Cụ thể như bánh mì, cơm, gạo, cháo… Thay vào đó bạn nên ăn khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…
  • Tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập đều đặn từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, duy trì ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Loại bỏ ngay thói quen hút thuốc lá nếu bạn là người thường xuyên sử dụng hoặc bị nghiện hút thuốc.
  • Trong trường hợp bị thừa cân béo phì, bạn cần cố gắng giảm cân bằng cách áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế sử dụng những loại thực phẩm giàu năng lượng, vận động và luyện tập thể chất tích cực.

Chương trình phòng chống bệnh tiểu đường của Hoa Kỳ (DPP) đã thực hiện một số nghiên cứu và kết luận rằng, luyện tập và thay đổi lối sống mang đến hiệu quả cải thiện tình trạng kháng insulin cao hơn so với việc sử dụng thuốc điều trị (gần gấp đôi).

Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu chất xơ
Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hội chứng kháng insulin

Phương pháp áp dụng cơ chế đề kháng insulin trong phòng ngừa và điều trị đái tháo đường

Cơ chế đề kháng insulin chính là điểm khác biệt nổi bật của bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2.

Chính những tế bào trong cơ thể không còn khả năng kích thích và nhạy cảm với insulin, khả năng hấp thụ glucose vào nội mô giảm. Việc sử dụng thuốc tăng nhạy cảm với insulin trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường type 2 đóng vai trò cốt lõi.

Thay vì sử dụng những loại thuốc tăng khả năng kích thích tế bào beta của tuyến tụy để insulin được sản xuất nhiều hơn, những thuốc tăng khả năng nhạy cảm với insulin vừa bảo tồn số lượng tế bào beta tụy vừa giúp tế bào thực hiện tốt quá trình vận chuyển thêm glucose qua màng.

Những cơ quan ngoại biên là mô đích đối với nhóm thuốc này là mô mỡ, mô gan và cơ vân. Điều này giúp quá trình thu thập glucose của mô gan để tổng hợp glycogen, quá trình tạo lipid của mô mỡ và cơ vân cũng tác động và tạo ra được nguồn năng lượng dự trữ.

Đối với quá trình phòng ngừa bệnh tiểu đường, việc ngăn chặn sự tiến triển đến kháng insulin là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, khi bản thân tăng nhu cầu sử dụng, những tế bào sẽ nhanh chóng tăng mức nhạy cảm với insulin, tăng cao số lượng glucose được thu vào nội mô hơn. Trong thời gian này, nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể tăng cao nhất là để phục vụ cho các hoạt động sống hàng ngày.

Chính vì thế, những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đối với hội chứng kháng insulin như vòng bụng lớn, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp… sẽ được khuyên hoạt động thể lực và tăng cường vận động để tăng cao quá trình tiêu thụ năng lượng, giảm đề kháng insulin và tăng nhu cầu glucose.

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?

Biện pháp phòng ngừa tình trạng kháng insulin

Nguy cơ mắc hội chứng kháng insulin có thể giảm khi bạn kiên trì áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây:

  • Giảm trọng lượng cơ thể nếu bạn là người bị thừa cân béo phì. Sau đó duy trì trọng lượng ở mức an toàn. Điều này có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ tiền tiểu đường hoặc / và kháng insulin. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần đẩy mạnh các bài tập, tăng cường vận động thể chất kết hợp với việc ăn nhiều rau xanh, tránh cây tươi, protein nạc và nên cắt giảm những loại thực phẩm nhiều đường, nhiều calo.
  • Xây dựng và duy trì thói quen vận động, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày hoặc ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Mỗi ngày hoạt động thể chất từ 30 đến 60 phút. Sau một thời gian độ nhạy insulin có thể tăng cao, cơ thể tự kích thích insulin hoạt động bình thường. Một số hoạt động thể chế có lợi gồm đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, bơi lội, yoga, chơi tennis…
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ được ổn định. Kết quả tổng hợp từ các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng bị ngưng thở khi ngủ và/ hoặc ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ mỗi đêm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng kháng insulin.
  • Không sử dụng thuốc lá.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt bạn nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, nhiều chất béo động vật, carbs tinh chế như bánh mì trắng, thức ăn nhiều tinh bột, thức ăn và đồ uống nhiều đường.
  • Nên lựa chọn chất béo một cách thận trọng và khôn ngoan. Một lượng lớn chất béo bão hòa được tìm thấy trong các loại sữa tươi nguyên chất và thịt đỏ. Chất béo này có liên quan đến quá trình tăng sức đề kháng insulin. Ngược lại chất béo không bão hòa có thể kích thích làm tăng độ nhạy cảm với insulin. Chất béo này được tìm thấy trong dầu thực vật và trong cá béo.
  • Khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe, kiểm tra lượng đường trong máu và tìm kiếm những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc hội chứng kháng insulin. Từ đó giúp loại bỏ yếu tố gây bệnh, giúp phát hiện sớm bệnh lý và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp ngay khi bệnh khởi phát.
Giảm trọng lượng cơ thể và duy trì trọng lượng ở mức an toàn
Giảm trọng lượng cơ thể và duy trì trọng lượng ở mức an toàn là biện pháp phòng ngừa tình trạng kháng insulin hữu hiệu

Nhìn chung, kháng insulin chính là tình trạng giảm lượng glucose di chuyển vào tế bào, giảm mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin và đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bệnh đái tháo đường thực sự. Việc hoạt động thể chất và tăng cường vận động thể lực mỗi ngày sẽ kích thích và làm tăng nhu cầu sử dụng glucose, tăng tiêu hao năng lượng, tăng mức độ nhạy cảm của tế bào trước insulin. Từ đó phòng ngừa tốt bệnh đái tháo đường type 2.

Tiểu đường (đái tháo đường): Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được xác định là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất....

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít...

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Câu hỏi này đang được nhiều mẹ bầu quan tâm....

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2: Cách điều trị và thông tin cần biết

Tiểu đường tuýp 2 thuộc dạng phổ biến của căn bệnh tiểu đường nguy hiểm. Bệnh diễn ra âm thầm...

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *