Bị táo bón do uống kháng sinh và cách khắc phục
Táo bón là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc kháng sinh. Táo bón do uống kháng sinh dễ khắc phục và cải thiện hơn táo bón do những bệnh lý tiêu hóa khác.
Vì sao uống kháng sinh bị táo bón?
Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy thường được dùng để điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn.
Như đã biết, hệ tiêu hóa có chứa nhiều vi sinh vật. Hầu hết chúng đều là lợi khuẩn và có khả năng hỗ trợ đường ruột chuyển hóa thức ăn.
Tuy nhiên khi dùng kháng sinh, hoạt chất trong thuốc có thể vô tình tiêu diệt những lợi khuẩn này. Trong một số trường hợp, kháng sinh còn gây gia tăng Clostridium – một vi khuẩn có hại sống trong đường ruột.
Khi lượng lợi khuẩn giảm đi, hệ tiêu hóa sẽ mất cân bằng và dễ gặp phải những triệu chứng không mong muốn, trong đó có táo bón.
Táo bón là tình trạng phân cứng, khô và khó đào thải. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài, táo bón có thể gây tổn thương lên niêm mạc đại tràng và trực tràng.
Khắc phục táo bón do uống thuốc kháng sinh
Sau khi kết thúc liệu trình dùng thuốc kháng sinh, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để cải thiện đường ruột và khắc phục táo bón.
1. Bổ sung lợi khuẩn
Vì thuốc kháng sinh đã tiêu diệt các lợi khuẩn trong đường ruột, do đó việc đầu tiên bạn cần thực hiện chính là tái tạo lợi khuẩn.
Để tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột, bạn nên bổ sung những thực phẩm có chứa men vi sinh như sữa chua, kim chi, dưa muối,… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung men vi sinh để tái tạo lợi khuẩn trong đường ruột.
2. Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn
Chất xơ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch của đường ruột. Hơn nữa chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp phân mềm và dễ được thải trừ qua trực tràng.
Nên bổ sung những loại thực phẩm bổ sung chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc,…
3. Uống đủ nước
Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là quá trình tiêu hóa. Nước giúp thức ăn được làm mềm, giúp giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
Hơn nữa, uống đủ nước còn có khả năng giảm kích thích và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
4. Hỗ trợ hoạt động của ty thể
Ty thể là cơ quan đảm nhiệm vai trò sản xuất năng lượng cho tế bào. Cơ quan này có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động của thuốc kháng sinh.
Khi ty thể suy yếu, toàn bộ cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng. Điều này khiến hoạt động của các cơ quan bị ngưng trệ – trong đó có hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa không hoạt động tốt, phân có thể bị ứ đọng tại ruột già và gây ra táo bón. Do đó các chuyên gia khuyến khích nên hỗ trợ hoạt động của ty thể để kích thích đại tràng co bóp và đào thải phân.
Bạn có thể tận dùng nguồn thực phẩm đa dạng để cung cấp những thành phần dinh dưỡng giúp phục hồi ty thể bị hư tổn. Nên bổ sung những thực phẩm có chứa những thành phần sau:
- Vitamin B
- Chất chống oxy hóa
- Kẽm
- Magie
- Chất béo lành mạnh (Omega 3)
- Đạm
5. Hỗ trợ chức năng gan
Gan là cơ quan chuyển hóa kháng sinh. Khi chức năng của gan suy yếu, hàm lượng thuốc sẽ chậm thải trừ và gây ra nhiều vấn đề trong cơ thể.
Do đó, bạn cần hỗ trợ chức năng của gan để khắc phục táo bón và những vấn đề gặp phải khi dùng nhóm thuốc này.
Nên cải thiện chức năng gan bằng những thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa, axit béo lành mạnh (Omega 3). Ngoài ra những loại rau có chứa lưu huỳnh (bông cải xanh, bắp cải, súp lơ,…) cũng có khả năng cải thiện chức năng gan và tăng cường quá trình thải độc của cơ quan này.
Giảm nguy cơ táo bón khi dùng kháng sinh
Để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng táo bón khi dùng thuốc kháng sinh bạn nên:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, tần suất. Khi nhận thấy cơ thể phát sinh những dấu hiệu khác thường, cần chủ động báo với bác sĩ để kịp thời điều trị.
- Không sử dụng kháng sinh trong thời gian dài
- Bổ sung Probiotic (men vi sinh) để cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột.
- Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
Có thể bạn quan tâm
- 11 thực phẩm có chứa probiotic tốt cho sức khỏe
- 10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!