Thuốc Sorbitol: công dụng và những khuyến cáo

Sorbitol là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Nắm được các thông tin về thuốc Sorbitol sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách, đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Sorbitol
Sorbitol là thuốc nhuận tràng chuyên dùng trong điều trị khó tiêu và táo bón

  • Tên khác: Sorbite
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Dung dịch, bột pha

Tìm hiểu về thuốc Sorbitol

Một số thông tin dưới đây về thuốc Sorbitol sẽ giúp bạn chủ động hơn trước khi sử dụng, tránh được những vấn đề không mong muốn.

1. Công dụng của thuốc Sorbitol

Thuốc Sorbitol có tác dụng thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất ở trong đường ruột. Nó thuốc nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó tiêu hay táo bón.

Sorbitol hoạt động với cơ chế hút nước từ các mô vào ruột kết để làm mềm phân và giúp giảm táo bón.

2. Chỉ định

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Sorbitol để điều trị:

  • Các triệu chứng rối loạn khó tiêu
  • Triệu chứng táo bón

3. Chống chỉ định

Thuốc Sorbitol chống chỉ định trong một số trường hợp sau đây:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Bệnh Crohn
  • Viêm loét trực – kết tràng
  • Đau bụng không rõ nguyên nhân
  • Không dung nạp fructose
Sorbitol
Không dùng thuốc Sorbitol trong trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân

4. Liều lượng và cách dùng

Liều dùng thuốc Sorbitol thường được chỉ định cụ thể tùy thuộc vào vấn đề mà người bệnh gặp phải:

Đối với người lớn:

  • Điều trị chứng rối loạn khó tiêu: 1 – 3 gói/ngày, pha chung với nửa ly nước lọc, dùng trước bữa ăn.
  • Điều trị chứng táo bón: 1 gói/ngày, uống vào buổi sáng, lúc bụng rỗng.

Đối với trẻ em:

Thường được dùng với liều lượng bằng phân nửa so với người lớn. Tuy nhiên, trẻ em là trường hợp nhạy cảm, tốt nhất nên tham khảo kỹ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Sorbitol.

* Chú ý: Trong trường hợp bạn dùng thuốc Sorbitol dạng dung dịch, cần có dụng cụ y tế để đo liều. Luôn chắc chắn rằng bạn dùng đúng lượng thuốc mà bác sĩ yêu cầu.

5. Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc sẽ có một cách bảo quản khác nhau, đối với Sorbitol bạn nên bảo quản theo hướng dẫn sau:

  • Để thuốc ở nhiệt độ phòng (không quá 30 độ).
  • Tránh nơi ẩm ướt, ánh nắng rọi trực tiếp
  • Tránh xa tầm với của trẻ em
  • Vứt thuốc đúng cách khi không còn giá trị sử dụng

Tham khảo thêm: Thuốc Xalvobin điều trị bệnh gì?

Một số lưu ý khi dùng thuốc Sorbitol

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi dùng thuốc Sorbitol bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Thận trọng

Mặc dù chưa có báo cáo về rủi ro mà thuốc Sorbitol gây ra cho đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn thuộc vào các trường hợp vừa đề cập.

Sorbitol
Báo cho bác sĩ trước khi dùng Sorbitol nếu bạn đang mang thai

Một liệu trình điều trị với thuốc Sorbitol không kéo dài quá một tuần. Tuyệt đối không dùng thuốc vượt quá thời gian này, trừ khi bạn nhận được chỉ định của bác sĩ.

Không dùng chung Sorbitol với các thuốc nhuận tràng khác bởi bạn có thể gặp phải những rắc rối nghiêm trọng.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình dùng thuốc Sorbitol, bạn có thể sẽ gặp phải một số phản ứng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Sorbitol, bao gồm:

Cần báo ngay cho bác sĩ ngay khi bạn gặp phải bất cứ biểu hiện bất thường nào, kể cả những triệu chứng không được liệt kê trên đây.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là một trong những vấn đề bạn cần tìm hiểu trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Bởi tương tác thuốc diễn ra có thể làm giảm hiệu quả điều trị, đôi khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Sorbitol
Sorbitol có thể tương tác với một số loại thuốc khác gây nên những vấn đề nghiêm trọng

Thuốc Sorbitol thường xảy ra tương tác với Keyexalate cả đường uống và đặt hậu môn. Khi dùng phối hợp 2 loại thuốc này nguy cơ gây hoại tử kết tràng là rất cao.

Mặc dù chưa có báo cáo nhưng không loại trừ khả năng Sorbitol có thể tương tác với các loại thuốc khác. Nên báo cho bác sĩ về tất cả mọi loại thuốc bạn đang dùng trước khi sử dụng Sorbitol. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo hơn sự an toàn cho sức khỏe.

4. Xử lý khi dùng quá hay thiếu liều

Việc dùng quá liều hay thiếu liều đều ít nhiều gây nên những tác động tiêu cực. Thông thường, dùng thiếu liều chỉ khiến kết quả điều trị bị ảnh hưởng nhưng trong trường hợp dùng quá liều, bạn có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn.

Bạn cần biết cách xử lý để khi gặp phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể hạn chế được những hậu quả không mong muốn.

  • Thiếu liều: Nên bổ sung ngay khi nhớ ra, nếu quá gần với thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Tránh gấp đôi liều lượng thuốc cho 1 lần uống để bù lại liều bạn đã bỏ lỡ.
  • Quá liều: Bạn có thể gặp phải những phản ứng phụ, điển hình nhất là rối loạn nước và điện giải. Cần bổ sung lượng nước cần thiết. Trong lúc này, tốt nhất bạn nên gặp ngay bác sĩ để kịp thời xử lý.

5. Khi nào nên ngưng thuốc

Người bệnh nên ngưng dùng thuốc Sorbitol khi:

  • Gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng
  • Các triệu chứng không giảm sau 1 tuần điều trị

Một số thông tin trên về thuốc Sorbitol mong rằng sẽ giúp bạn trang bị được những kiến thức cần thiết. Để đảm bảo hơn tính an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Sorbitol.

Có thể bạn quan tâm

thực phẩm tốt cho dạ dày

Chế độ ăn uống và những thực phẩm tốt cho dạ dày

Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày vào chế độ ăn sẽ giúp cho dạ dày và hệ...

Căn bệnh dạ dày và hội chứng ruột kích thích khiến NS Thu Hà ăn không ngon ngủ không yên

Hành trình chấm dứt “nỗi đau” 5 năm với căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY VÀ VIÊM HANG VỊ của NS Thu Hà

5 năm với nỗi đau do căn bệnh TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY, VIÊM HANG VỊ khiến NS Thu thường xuyên...

Chi Tiết Cách Bấm Huyệt Giúp Bạn Giảm Đau Vùng Thượng Vị

Đau vùng thượng vị là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Để cải thiện...

Polyp dạ dày ác tính

Thế nào là polyp dạ dày ác tính?

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 1% dân số mắc phải chứng polyp dạ...

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là gì?

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là bệnh lý hiếm gặp và thường liên quan đến phản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *