Thuốc Prednisone có tác dụng gì?

Prednisone là một loại corticosteroid mà con người tạo ra để thay thế cho steroid tự nhiên, đóng vai trò chống lại bệnh tật và thương tích trên cơ thể.

Prednisone
Thuốc Prednisone điều trị những vấn đề sức khỏe liên quan đến nồng độ corticosteroid thấp
  • Tên hoạt chất: Prednisone
  • Tên biệt dược: Sterapred, Sterapre

I. Thông tin về thuốc Prednisone

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Prednisone cùng một số các tá dược khác như: anhydrous lactose, colloidal silicon dioxide, crospovidone, docusate sodium, magnesium stearate và sodium benzoate.

2. Công dụng

Prednisone được sử dụng một mình hoặc dùng chung với thuốc khác để điều trị một số triệu chứng do nồng độ corticosteroid thấp (đây là một chất thường được sản xuất bởi cơ thể và có vai trò cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể). Thuốc này hoạt động bằng cách thay thế steroid tự nhiên mà cơ thể sản xuất.

Nó cũng được sử dụng để điều trị các bệnh lý khác ở những người có nồng độ corticosteroid bình thường bằng cách giảm sưng, đỏ và thay đổi cách hệ thống miễn dịch hoạt động. Những tình trạng này bao gồm:

  • Một số loại viêm khớp
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Đa xơ cứng
  • Lupus ban đỏ
  • Một số dạng ung thư
  • Bệnh về phổi
  • Bệnh thận
  • Các vấn đề về dạ dày và đường ruột
  • Bệnh tuyến giáp
  • Những vấn đề về mắt
  • Một số vấn đề về da

Một số người nhiễm HIV mắc viêm phổi cũng có thể được chỉ định điều trị bằng Prednisone cùng với thuốc kháng sinh.

3. Cách sử dụng

Liều dùng và lịch dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng của bạn và cách đáp ứng điều trị. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn trên nhãn hoặc yêu cầu của bác sĩ, dược sĩ. Không dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều lượng quy định cũng như không uống thuốc trong thời gian dài hơn so với quy định của bác sĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Prednisone:

  • Thuốc này là thuốc dạng uống, có thể dùng cùng với sữa hoặc thức ăn để ngăn ngừa đau dạ dày
  • Uống thuốc viên với khoảng 240 ml nước (có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn khác)
  • Nuốt toàn bộ viên thuốc đừng nghiền nát hoặc nhai
  • Nếu dùng dạng lỏng của thuốc thì hãy cẩn thận đo liều bằng dụng cụ/muỗng đo có liều lượng cụ thể. Không sử dụng muỗng gia đình vì nó không cho liều lượng chính xác
  • Nếu bạn được chỉ định dùng một liều hàng ngày thì nên uống vào buổi sáng, thông thường là trước 9 giờ sáng. Vì steroid ngoại sinh ức chế hoạt động vỏ thượng thận tự nhiên từ 4:00 đến 8:00 sáng.

Bác sĩ có thể thay đổi liều dùng Prednisone thường xuyên trong quá trình điều trị để chắc chắn rằng bạn luôn dùng liều thấp nhất. Một số trường hợp y tế cũng cần phải thay đổi liều như phẫu thuật, bệnh tật, nhiễm trùng hoặc lên cơn hen nặng. Hãy cho bác sĩ biết nếu như các triệu chứng của bạn cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn đang được chỉ định điều trị lâu dài với thuốc để giúp kiểm soát tình trạng bệnh thì nên tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi đã thấy khỏe hơn. Không nên ngừng thuốc mà không tham khảo ý kiến với bác sĩ. Vì nếu đột ngột ngừng thuốc, cơ thể bạn không đủ steroid tự nhiên để hoạt động bình thường. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi nghiêm trọng, yếu cơ, cử động chậm, đau dạ dày, sụt cân, thay đổi màu da, lở loét trong miệng và thèm muối.

4. Liều dùng

Liều dùng còn tùy thuộc vào tình trạng điều trị. Dưới đây là liều dùng tham khảo:

+ Liều thông thường cho người đáp ứng Glucocorticoid: 5-60 mg/ngày với liều duy nhất hàng ngày hoặc chia 6 – 12 giờ

+ Hen suyễn cấp tính: 40-60 mg/ngày với liều duy nhất hàng ngày hoặc chia 12 giờ một lần trong 3 – 10 ngày

+ Viêm động mạch tế bào khổng lồ: 40 – 60 mg/ngày với liều duy nhất mỗi ngày (thời gian điều trị thông thường trong 1 – 2 năm)

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: 1 – 2 mg/kg/ngày

+ Lao ngoài phổi: 40-60 mg/ngày, uống trong khoảng 4 – 8 tuần

+ Viêm phổi ở bệnh nhân AIDS: 40 mg mỗi 12 giờ trong khoảng 5 ngày. Sau đó uống 40 mg mỗi 24 giờ trong 5 ngày và 20 mg mỗi 24 giờ trong 11 ngày.

+ Bệnh Crohn: 40-60 mg mỗi ngày cho đến tăng cân trở lại (thời gian thông thường là 7 – 28 ngày)

+ Viêm gan tự miễn:

  • 60 mg mỗi ngày trong 1 tuần
  • Giảm xuống 40 mg mỗi ngày trong 1 tuần
  • 30 mg mỗi ngày trong 2 tuần
  • 20 mg mỗi ngày (hoặc một nửa liều này nếu kết hợp với azathioprine)

+ Liều dùng của trẻ em nên được xác định bởi bác sĩ.

cách sử dụng Prednisone
Liều lượng dùng Prednisone còn tùy thuộc vào vấn đề sức khỏe mà bạn đang điều trị

5. Chống chỉ định và thận trọng

Những bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc không nên sử dụng Prednisone. Những trường hợp cần lưu ý khác nên thông báo với bác sĩ để biết có được dùng thuốc này hay không. Trường hợp này bao gồm:

  • Đang sử dụng những loại thuốc kê toa, không kê toa, vitamin, thảo dược và chất dinh dưỡng
  • Đã hoặc đang bị nhiễm trùng mắt, nhiễm giun kim
  • Người bệnh tiểu đường, huyết áp cao, loãng xương, nhược cơ, bệnh tâm thần, co giật, bệnh lao, loét
  • Bị bệnh ở các cơ quan: thận, gan, ruột, tim, tuyến giáp
  • Đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn đang phẫu thuật, bao gồm phẫu thuật nha khoa
  • Sắp tiêm phòng

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Prednisone làm giảm khả năng chống nhiễm trùng, vì vậy người bệnh nên tránh xa những người bị bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như thủy đậu hoặc sởi.
  • Trẻ em dùng thuốc Prednisone có thể tăng trưởng và phát triển chậm hơn, nên theo dõi chặt chẽ trong khi trẻ dùng thuốc.
  • Prednisone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Người dùng thuốc này có thể phát triển một loại ung thư là Kaposi’s sarcoma, người bệnh này có những mảng mô bất thường dưới da, trong niêm mạc miệng, mũi và cổ họng hoặc cơ quan khác.
  • Không nên dùng rượu trong khi điều trị với Prednisone vì nó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về gan, đường tiêu hóa, rối loạn thận và các tình trạng sức khỏe khác.
  • Bác sĩ có thể khuyên bạn nên ăn ít muối, nhiều kali hoặc canxi.

2. Tác dụng phụ

Prednisone có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

+ Tác dụng phụ phổ biến

  • Mờ mắt
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh, chậm, không đều hoặc đập thình thịch
  • Cáu gắt
  • Đau đầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Tê hoặc ngứa ran ở tay chân
  • Sưng tay chân
  • Khó thở
  • Tăng cân
  • Khó khăn khi nói hoặc đi bộ

+ Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Đau lưng
  • Đau bụng hoặc dạ dày
  • Phân có máu hoặc phân đen
  • Sạm da
  • Giảm thị lực
  • Khô miệng
  • Tiêu chảy
  • Đau mắt
  • Mọc lông ở mặt (thường ở nữ)
  • Ngất xỉu
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đỏ da, khô da, phát ban
  • Phù mặt, cổ hoặc thân
  • Ợ nóng, khó tiêu (nghiêm trọng và liên tục)
  • Nhanh đói và khát
  • Đi tiểu nhiều
  • Gãy xương
  • Đau cơ, đau lưng
  • Buồn nôn, nôn (có thể trông như bã cà phê)
  • Kinh nguyệt không đều
  • Mất ham muốn hoặc mất khả năng tình dục
  • Ăn mất ngon
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Khó ngủ, mệt mỏi hoặc suy nhược
  • Giảm cân không có lý do

Một số tác dụng phụ nhẹ có thể không cần chăm sóc y tế và biến mất khi được điều chỉnh thuốc. Tuy nhiên, với những tác dụng phụ nghiêm trọng, kéo dài thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

3. Tương tác thuốc

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của Prednisone. Các loại thuốc sẽ tương tác với thuốc này bao gồm:

  • Chất làm loãng máu như warfarin (Coumadin)
  • Một số loại thuốc chống nấm, như fluconazole (Diflucan) , itraconazole (Sporanox) và ketoconazole (Nizoral)
  • Thuốc giảm đau buồn nôn
  • Aspirin
  • Thuốc chống động kinh, như carbamazepine (Carbatrol, Epitol, Tegretol ) và phenytoin (Dilantin, Phenytek)
  • Thuốc trị chứng ợ nóng, như cimetidine (Tagamet)
  • Một số loại kháng sinh, như clarithromycin (Biaxin, ở Prevpak), troleandomycin (TAO) và rifampin (Rifadin, Rimactane, Rifamate)
  • Thuốc ức chế miễn dịch, như cyclosporine (Neoral, Sandimmune)
  • Các corticosteroid khác, chẳng hạn như dexamethasone ( Decadron , Dapidak)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị HIV như atazanavir (Reyataz), indinavir (Crixivan) và lopinavir (Kaletra)
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc trị trầm cảm và lo âu, bao gồm sertraline (Zoloft ), fluoxetine (Prozac, Sarafem) và Phenobarbital
  • Thuốc trợ tim, bao gồm verapamil (Calan, Covera, Isoptin, Verelan), diltiazem (Cardizem, Dilacor, Tiazac) và amiodarone (Cordarone, Pacerone)
  • Các thuốc điều trị suyễn zafirlukast (Accolate)
  • Cây ban âu

Để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thảo dược mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Prednisone. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào về liều dùng và cách sử dụng thuốc thì hãy hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc dân gian chữa viêm xoang bằng cây nhót ít người biết

 Viêm xoang là bệnh lý tai - mũi - họng phổ biến, xuất hiện khi hoạt động dẫn lưu xoang...

Chảy mủ ở tai: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Chảy mủ tai là triệu chứng bệnh lý về tai phổ biến. Nguyên nhân gây chảy mủ tai đa dạng...

3 cách làm siro trị ho tiêu đờm cho trẻ hiệu quả nhất

Nhiều cha mẹ đang truyền tai nhau cách làm siro trị ho tiêu đờm cho trẻ nhỏ. Nguyên liệu được...

Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị

Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu...

Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *