Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị hen suyễn

Thuốc kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn hen suyễn. Tuy nhiên, thuốc cũng chính là nguyên nhân gây bùng phát cơn hen. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các loại thuốc kháng sinh điều trị hen suyễn
Thuốc kháng sinh giúp kiểm soát triệu chứng bệnh hen suyễn.

Thuốc kháng sinh thường dùng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do mạt bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… xâm nhập và tấn công đường hô hấp. Cách duy nhất để điều trị và ngăn ngừa hen suyễn bùng phát là người bệnh nên tránh xa những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc phòng ngừa cũng mang lại kết quả. Do đó, một trong những cách hạn chế cơn hen tái phát là bệnh nhân nên sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng điều trị bệnh như:

1. Doxycycline

Doxycycline là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline. Thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, trong đó có bệnh hen suyễn.

Doxycycline hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc chỉ có tác dụng đối với tình trạng bệnh nhiễm khuẩn và không mang lại kết quả với những trường hợp bệnh do nhiễm vi rút.

Thuốc Doxycycline chống chỉ định sử dụng với người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc các loại thuốc gây tê loại Cain. Ngoài ra, trẻ em dưới 8 tuổi hoặc bệnh nhân bị suy gan nặng không được sử dụng thuốc này để điều trị bệnh hen suyễn.

2. Nhóm kháng sinh Quinolon

Nhóm thuốc kháng sinh Quinolon là nhóm thuốc được phân loại dựa trên hoạt chất hay thuốc được sử dụng để điều trị một bệnh cụ thể. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn thường được sử dụng để điều trị một phổ rộng của vi khuẩn bao gồm cả gram âm và gram dương.

Đặc biệt, nhóm thuốc kháng sinh này ít gây dị ứng nên thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh hen suyễn sử dụng nhằm kiểm soát cơn hen. Một số loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Quinolon như Norfloxacin, Levofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,…

Thuốc kháng sinh điều trị hen suyễn
Nhóm thuốc kháng sinh ít gây dị ứng thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh hen suyễn

XEM THÊM: Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách xử lý nhanh

3. Kháng sinh nhóm thuốc Macrolid

Macrolid là nhóm kháng sinh có vòng lacton từ 12 – 17 nguyên tử cacbon. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,….

Macrolid được dùng dưới dạng thuốc uống và tiêm. Thuốc uống hay dùng dưới dạng viên nén hoặc viên nang. Còn thuốc tiêm dùng trong bệnh viện dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Một số loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid như

Azithromycin (zithromax)

Azithromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thế nhưng, thuốc không có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút.

Azithromycin là thuốc kháng sinh ít gây dị ứng nên thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng để điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thận trọng khi dùng thuốc. Tốt nhất, bạn không nên báo cho bác sĩ biết nếu cơ thể bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có chứa trong thuốc.

+ Clarithromycin

Clarithromycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Đồng thời, thuốc có thể sử dụng kết hợp với một số loại thuốc chống loét khác để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter Pylori gây ra. Bên cạnh đó, thuốc ít gây dị ứng nên được dùng để kiểm soát triệu chứng đau, khó thở do hen suyễn gây ra.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh Clarithromycin người bệnh cũng nên thận trọng, bởi thuốc có thể gây ra một vài phản ứng phụ nguy hiểm như khó thở, sưng mặt, môi hoặc lưỡi. Do đó, khi sử dụng Clarithromycin, bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Spiramycin (rovamycin)

Spiramycin là loại thuốc kháng sinh kê đơn thuộc nhóm kháng sinh Macrolid. Thuốc thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, trong đó có bệnh hen suyễn.

Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở những đối tượng như:

  • Bệnh nhân có tiền sử nhịp tim bất thường hoặc mắc phải bệnh lý liên quan đến tim mạch
  • Người bị suy gan
  • Người bị dị ứng
  • Người cao tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Một số loại kháng sinh người bệnh hen suyễn không nên dùng

Thuốc kháng sinh có tác dụng giúp kiểm soát cơn hen suyễn nhưng có một số loại có thể gây kích ứng cơn hen cấp tính và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, người bệnh hen suyễn cần hết sức thận trọng khi sử dụng kháng sinh điều trị.

Các loại khác sinh người bị hen suyễn nên tránh đó là:

  • Nhóm kháng sinh Penicillin bao gồm Coxacillin, Ampicillin, Amoxicilin,…
  • Nhóm kháng sinh Aminoglycosid gồm Neomycin, Gentamycin, Streptomycin, Tobramycin, Amikacin,…
  • Nhóm kháng sinh cephalosporin thuộc thế hệ I, II, III, IV,…

Thuốc kháng sinh giống như “con dao hai lưỡi” có thể giúp điều trị hen suyễn nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây kích hoạt cơn hen khiến bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc nếu bạn không có chuyên môn về y học.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Nếu không được xử lý kịp thời, cơn hen có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh

Cần phải làm gì khi lên cơn hen suyễn?

Một cơn hen suyễn nếu không được xử lý kịp thời có thể làm cho đường thở bị thắt chặt, phổi bị bóp nghẹt khiến cho bạn khó thở, thậm...

Khói thuốc lá ảnh hưởng đến người bệnh hen suyễn như thế nào?

Thuốc lá được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Các thành phần độc hại...

Phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị hen suyễn tại nhà

Có một số biện pháp tự nhiên được cho rằng có thể hỗ trợ điều trị hen suyễn. Tuy nhiên,...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Các loại tinh dầu có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là bệnh viêm mãn tính ở phế quản, gây viêm và sưng đường hô hấp, từ đó dẫn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *