Vì sao hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh? Nên làm gì để điều trị?

Hen suyễn là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ hô hấp, bệnh có xu hướng dễ tái phát vào mùa lạnh. Vậy, vì sao tình trạng này lại xảy ra và làm cách nào để khắc phục?

bệnh hen suyễn tái phát vào mùa lạnh
Nhiều người bị tái phát hen suyễn vào mùa lạnh nhưng không hiểu vì sao và xử lí như thế nào.

Vì sao bệnh hen suyễn lại dễ tái phát vào mùa lạnh?

Hen suyễn là từ dùng để chỉ tình trạng đường thở bị hẹp lại, sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy. Điều này dẫn đến sự khó thở, thở khò khè, ho mãn tính và mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là không hề giống nhau. Nghĩa là một số người sẽ cảm thấy hen suyễn chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng với người khác thì bệnh đã cản trở sinh hoạt thường ngày và thậm chí đe dọa tính mạng.

Nếu bị hen suyễn, bạn sẽ có thể cảm nhận được một cách rõ ràng là các triệu chứng bệnh bị ảnh hưởng nhất định bởi các mùa trong năm. Ở một số nước không có mùa đông rõ rệt thì vẫn có một khoảng thời gian trong năm nhiệt độ xuống thấp, gọi là mùa lạnh.

Vào mùa lạnh, không chỉ những người bị hen suyễn mà người có hệ hô hấp khỏe mạnh cũng sẽ bị khô niêm mạc mũi nếu không được giữ ấm.

Có mối liên hệ nào giữa bệnh hen suyễn và mùa lạnh?

Các nhà nghiên cứu tại một số nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Nhật… đã sớm xác định được mối liên quan giữa căn bệnh hen suyễn và thời tiết hanh khô cùng nhiệt độ xuống thấp ở mùa lạnh, đặc biệt là ở các nước thuộc vành đai khí hậu hàn đới. Và không khí lạnh không chỉ là một nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, mà còn khiến cho bệnh tái phát nhiều lần.

Cụ thể, khi chúng ta đã bị hen suyễn thì đường thở (ống phế quản) vốn đã bị sưng lên dù đang ở thời kì nặng hay nhẹ. Sự cản trở đó đã khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi hít thở, đặc biệt là khi tiết trời trở lạnh.

Một nghiên cứu ở Trung Quốc đã cho thấy trong những tháng mùa Đông, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh hen suyễn tăng lên một cách đáng kể qua các năm. Hoặc như ở Bắc Phần Lan – vùng có khí hậu lạnh quanh năm, thống kê cho thấy gần 82% cư dân ở đây bị khó thở khi tập thể dục trong mùa lạnh nhất.

Nhiệt độ giảm dễ làm cho người bệnh có cảm giác nghẹt mũi, chính vì vậy mà họ sẽ có xu hướng thở bằng miệng. Việc làm này không chỉ đi ngược với hoạt động của cơ thể mà còn khiến cho phế quản bị nhiễm lạnh, từ đó ống phế quản hẹp hơn. Nguyên nhân là vì trong mũi có các mạch máu với chức năng làm ấm không khí trước khi lượng không khí này được truyền vào các cơ quan khác của hệ hô hấp.

Tìm hiểu thêm: Hen suyễn ở người lớn tuổi: Những thông tin cần biết và cách điều trị

Vì sao không khí lạnh ảnh hưởng đến các triệu chứng của hen suyễn?

Mối liên hệ giữa hen suyễn và không khí lạnh đã cho thấy có nhiều người bị tái phát bệnh, hoặc các triệu chứng nặng hơn khi trời vào mùa lạnh. Vậy, điều gì đã xảy ra với căn bệnh hen suyễn của chúng ta khi nhiệt độ giảm?

vì sao hen suyễn tái phát vào mùa lạnh
Nhiệt độ thấp là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn trầm trọng hơn.

+ Bên trong niêm mạc mũi được lót một lớp chất lỏng rất mỏng, nhưng đủ để kết hợp với mạch máu, thực hiện nhiệm vụ làm nóng không khí mà chúng ta hít vào. Không khí khô lạnh sẽ khiến cho lượng chất lỏng này bay hơi nhanh hơn, dẫn đến việc niêm mạc mũi, ống phế quản bị kích thích, sưng to hơn.

Điều đó có nghĩa là các triệu chứng của hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn, người bệnh đôi khi sẽ cảm thấy mũi mình bị khô cứng lại và hết sức khó thở.

+ Không khí lạnh khi đi vào đường hô hấp của chúng ta sẽ bắt đầu sản sinh ra một chất gọi là Histamine. Đây là chất được cơ thể sản sinh ra để đối phó với các dị ứng. Sự xuất hiện của Histamine sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên rõ ràng hơn.

 + Chất nhầy là một thứ không thể thiếu trong mũi cũng như đường thở của chúng ta, ngay cả khi bạn không cảm thấy thì vẫn có một lượng chất nhầy vừa phải tồn tại. Nhiệm vụ của lớp nhầy này rất quan trọng, chúng sẽ cuốn lấy bụi bẩn và tống ra ngoài mũi bằng hành động hắt hơi. Điều đó lí giải vì sao chất nhầy vốn trong suốt nhưng gỉ mũi lại có màu.

Khi nhiệt độ xuống thấp, chất nhầy sẽ tự động tiết ra nhiều hơn với hy vọng có thể tăng cường bảo vệ đường hô hấp. Tuy nhiên, cũng chính vì được tiết ra nhiều hơn bình thường nên lớp chất nhầy này sẽ dày hơn và dính lại. Lúc này, chúng sẽ vô tình ngăn trở hoạt động hô hấp của cơ thể.

+ Các triệu chứng của hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn và tăng nguy cơ tái phát vào mùa lạnh còn do một nguyên nhân nữa, đó là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Thời tiết khô lạnh tạo điều kiện cho cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng v.v…hình thành. Không những vậy, nhiều người vào mùa lạnh thường ít vệ sinh nhà cửa, dẫn đến việc vi khuẩn và bụi bẩn có nơi ẩn nấp và gây hại cho hệ hô hấp.

Bạn cần biếtCần phải làm gì khi lên cơn hen suyễn?

Làm thế nào để xử lí và tránh bị hen suyễn vào mùa lạnh?

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bệnh của bạn đã và đang được các bác sĩ kiểm soát tốt trước khi mùa lạnh đến. Do đó hãy đến gặp bác sĩ đúng như lịch hẹn và thảo luận về những rủi ro có thể đến khi nhiệt độ giảm xuống. Bạn có thể dùng thuốc mỗi ngày theo dạng điều trị mãn tính, hoặc dùng thuốc chỉ khi cảm thấy bệnh có dấu hiệu xấu.

Thuốc hen suyễn thường sẽ được sử dụng hàng ngày để có thể kiểm soát bệnh. Một số tên thuốc thường được bác sĩ chỉ định như Corticosteroid dạng hít…

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau khi cần (trước hoặc sau khi tập thể dục ngoài trời lạnh…), thuốc giãn phế quản ngắn hạn, thuốc chống Cholinergic. Về cách phòng ngừa các cuộc “tấn công” của hen suyễn trong các tháng mùa đông, dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo:

làm sao để hen suyễn không tái phát vào mùa lạnh
Có nhiều biện pháp để tránh việc tái phát hen suyễn vào mùa lạnh.

+ Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa bệnh hen suyễn khi trời lạnh là hạn chế ra đường vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, đây là 2 thời điểm mà cả nhiệt độ và độ ẩm không khí đều xuống thấp. Đặc biệt là khi nhiệt kế chỉ dưới 12 độ C thì người bệnh tốt hơn đừng ra ngoài. Nếu có công việc gấp phải ra đường, bạn cần giữ ấm cơ thể và mũi thật tốt với các vật dụng giữ nhiệt.

+ Uống nhiều nước hơn. Nếu bạn nghĩ rằng mùa hè mới là mùa khiến chúng ta mất nước, thì có nghĩa là bạn đã sai. Vì theo các cuộc thống kê thì mùa đông mới chính là thời điểm khiến cho cơ thể hay rơi vào tình trạng mất nước, mà nguyên nhân chính là vì trời lạnh khiến người ta không cảm thấy khát.

Lợi ích của việc uống nhiều nước là cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cơ thể, mà cụ thể là cho chất lỏng bên trong các cơ quan thuộc đường hô hấp. Cân bằng được chất lỏng này sẽ giúp cho mũi của người bệnh không bị khô cứng lại, đau rát mà ngược lại còn dễ dàng loại bỏ những bụi bẩn hơn, giúp người bệnh dễ thở hơn.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người mà bạn nghi ngờ đang bị cảm cúm, đồng thời chủ động tiêm vắc-xin cảm cúm vào đầu mùa thu.

+ Giữ cho môi trường sống luôn được sạch sẽ, không khí chứa đầy ẩm mốc và bụi bẩn sẽ khiến cho người bị hen suyễn cảm thấy rất khó thở. Việc bạn cần làm là hút bụi trong nhà thường xuyên để có thể loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây dị ứng đường hô hấp.

Song song với đó, bạn cũng cần giặt drap trải giường và chăn màn mỗi tuần với nước ấm. Bởi vì đây là những vật dùng có khả năng hút bụi rất cao, nếu không được vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi.

Bạn có thể tập thể dục nếu đó là điều mà bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, vào mùa lạnh thì người bị hen suyễn cần lưu ý hơn để tránh trường hợp hệ hô hấp làm việc quá sức.

Cần sử dụng ống hít từ 15-30 phút trước khi tập thể dục, việc này sẽ giúp cho ống thở của bạn được thông thoáng, hỗ trợ đắc lực cho quá trình tập thể dục. Bệnh nhân cũng phải mang theo ống hít thường xuyên bên mình để ứng cứu kịp thời mỗi khi cơ thể gặp phải các triệu chứng của hen suyễn. Cuối cùng hãy nhớ làm nóng cơ thể từ 10-15 phút trước khi tập thể dục.

Những thông tin về việc vì sao bệnh hen suyễn dễ tái phát vào mùa lạnh trên cùng cách xử lí hy vọng đã có thể giúp bạn không còn quá hoang mang. Tuy nhiên, ThuocDanToc.com chủ trương không đưa ra bất cứ tư vấn về điều trị bệnh, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Hô hấp nếu bạn muốn rõ hơn về vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu sự ảnh hưởng của thời tiết đối với người bệnh hen suyễn

Bên cạnh các yếu tố như da động vật, phấn hoa, khói bụi từ môi trường bị ô nhiễm, sự...

Uống rượu bia có thể kích hoạt bệnh hen suyễn hoặc làm các triệu chứng bệnh nặng thêm

Rượu bia và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?

Tương tự các tác nhân gây kích ứng khác như bụi bặm, phấn hoa,... uống rượu bia cũng là một...

Các bài tập thở dành cho người bệnh hen suyễn

Phương pháp thở bằng cơ hoành, phương pháp thở Papworth… là những bài tập thể dành cho bệnh nhân hen...

6 cách tập thể dục an toàn cho người bệnh hen suyễn nặng

Tập thể dục đúng cách khi bị hen suyễn có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, cải thiện...

Hen suyễn và dị ứng: Tìm hiểu mối liên hệ giữa hai căn bệnh

Hen suyễn và dị ứng thường có mối liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc phòng ngừa một trong...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *