Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh gout tái phát

Gout là bệnh lý không thể chữa trị hoàn toàn, mục đích của việc điều trị là giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của bệnh và ngăn chặn cơn đau do bệnh gout tái phát.

Cơn đau thường có xu hướng phát sinh khi hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao, vì vậy bạn có thể phòng ngừa bằng cách giảm nồng độ thành phần này trong cơ thể.

bệnh gout tái phát
Cách phòng ngừa và hạn chế bệnh gout tái phát

Cách phòng ngừa cơn đau do bệnh gout tái phát

Khi mắc bệnh gout, bạn phải chấp nhận sống chung với bệnh vì đến nay vẫn chưa có loại thuốc hay phương pháp nào có thể đặc trị bệnh lý này. Tần suất xuất hiện cơn đau và mức độ ảnh hưởng của gout phụ thuộc vào phương pháp điều trị và lối sống của bệnh nhân.

Bệnh gout có tiến triển chậm nên có thể kiểm soát, nếu biết cách phòng ngừa bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa tần suất cơn đau tái phát.

1. Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất được áp dụng cho bệnh nhân gout là dùng thuốc hạ axit uric trong máu. Các loại thuốc này hoạt động trên cơ chế thúc đẩy thận bài tiết axit uric hoặc ức chế quá trình tăng sinh nhân purin.

dùng thuốc ngăn bệnh gout tái phát
Sử dụng thuốc làm tan axit uric trong máu giúp kiểm soát cơn đau do bệnh gout gây ra

Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định từ bác sĩ, nồng độ axit uric có xu hướng giảm và cơn đau từ bệnh sẽ cũng được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên các loại thuốc này có thể phát sinh những tác dụng phụ nguy hiểm và chống chỉ định cho một số đối tượng. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

Một số loại thuốc hạ axit uric phổ biến như: allopurinol, colchicine, ibuprofen, indomethacin,… Bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc khác tùy vào triệu chứng và tình trạng sức khỏe.

Xem thêm: Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

2. Chế độ dinh dưỡng

Với bệnh nhân gout, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Các thực phẩm được cơ thể thu nạp có thể khiến nhân purin tăng sinh, thúc đẩy nồng độ axit uric tăng nhanh. Một số loại thực phẩm lại cản trở quá trình đào thải và bài tiết của thận khiến các thành phần độc hại lắng đọng trong cơ thể. Trong một vài trường hợp, nguyên nhân gây bệnh gout có thể xuất phát từ chế độ ăn thiếu lành mạnh.

bệnh gout tái phát
Thay đổi chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị gout

Bên cạnh những mặt tiêu cực, các nhóm thực phẩm lành mạnh có thể thúc đẩy hoạt động của thận, tăng cường đào thải độc tố và axit uric. Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tình trạng bệnh chuyển biến theo hướng tích cực, người bệnh giảm thiểu những cơn đau xương khớp.

  • Nên giảm thiểu thực phẩm chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, một số loại rau và đậu,…
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh và thực phẩm đóng hộp. Các nhóm thực phẩm này làm tăng áp lực lên thận khiến quá trình thanh lọc axit uric bị giới hạn.
  • Kiêng rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích.
  • Bổ sung từ 2,5 – 3 lít nước/ ngày để hỗ trợ quá trình bài tiết của thận, thúc đẩy chức năng của các cơ quan trong cơ thể, cân bằng thành phần điện giải.
  • Dùng nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm quá trình tổng hợp purin.

Chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị gout, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu trên để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh gout tái phát.

3. Cách phòng ngừa khác

Ngoài việc sử dụng thuốc đều đặn và thay đổi đổi chế độ dinh dưỡng, bạn có thể thực hiện những cách phòng ngừa khác để kiểm soát chặt chẽ cơn đau do bệnh gout gây ra.

  • Nên duy trì cân nặng cân đối, cơ thể béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và còn làm tăng nguy cơ gặp hội chứng rối loạn miễn dịch. Tình trạng này khiến nồng độ axit uric trong cơ thể không được bài tiết một cách thuận lợi, làm gia tăng cơn đau do bệnh lý này gây ra.
tập luyện phòng ngừa bệnh gout tái phát
Phòng ngừa bệnh gout tái phát bằng cách luyện tập thể thao thường xuyên
  • Luyện tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp cứng cáp, giảm sự chèn ép từ muối urat lên khớp, bảo tồn khả năng vận động của người bệnh.
  • Kiểm soát những bệnh lý có mối quan hệ với gout như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, sỏi thận,…

Những cách phòng ngừa bệnh gout tái phát trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn đầy đủ, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, định hướng y khoa nào thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?

Nước cam là loại đồ uống giải khát ngon miệng, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung cho...
Tìm hiểu cách chữa bệnh gút bằng lá lốt

Bí quyết đẩy lùi bệnh Gout bằng lá lốt

Bên cạnh cách điều trị bằng tây y, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ lá lốt để...

muối urat là gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành tinh thể muối Urat

Muối urat là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Nồng độ axit uric cao chính là nguyên nhân...

Phân biệt gout cấp và mãn tính

Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Rất ít người có thể phân biệt bệnh gout cấp và mạn tính dù gout đang là một trong những...

Vạch mặt 7 nguyên nhân gây ra bệnh Gout phổ biến nhất

Đặc trưng của bệnh Gout là các khớp xương thường đỏ, sưng tấy gây đau nhức dữ dội khiến người...

những món ăn chữa bệnh gút

5 món ăn ngon và tốt cho người bị bệnh Gout

Các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *