Bệnh gút có nên uống nước cam không, bao nhiêu là đủ?
Nước cam là loại đồ uống giải khát ngon miệng, đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng. Loại đồ uống này không chỉ có tác dụng bổ sung cho cơ thể các vitamin, dưỡng chất thiết yếu mà còn có tác dụng cải thiện một số bệnh tật. Vậy, người bị gout có được uống nước cam và uống bao nhiêu là đủ?
Nước cam và những lợi ích đối với sức khỏe
Cam là một loại quả có hàm lượng vitamin C dồi dào cùng với tinh dầu mang mùi thơm. Đây không chỉ là một loại quả có công dụng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch mà còn được biết đến với loại đồ uống có nhiều tác dụng chữa bệnh.
Trong một số bài cáo gần đây cho biết, trong một ly nước cam 240 ml có chứa đến 67% hàm lượng vitamin C. Số còn lại là của hàm lượng kali, folate và một số dưỡng chất khác. Hàm lượng vitamin C giúp tăng cường và cải thiện chức năng miễn dịch, đồng thời giúp chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, vitamin C còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục, tái tạo xương khớp, chữa lành vết thương trong khoang miệng, tăng sức đề kháng.
Mặt khác, dưỡng chất folate và kali có trong nước cam cũng có tác dụng không thua kém hàm lượng vitamin C. Dưỡng chất folate có tác dụng hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của sức khỏe, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA. Trong khi đó, hàm lượng kali giúp kiểm soát đường huyết, phòng ngừa chứng đau tim, đột quỵ, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tật tìm ẩn.
Một số lợi ích của nước cam đối với sức khỏe con người như:
– Tốt cho hệ tiêu hóa
Công dụng lớn nhất của nước cam là hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động bình thường. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, táo món mãn tính, đồng thời, kích thích quá trình tiêu hóa.
– Giảm cân, làm đẹp da
Trong quả cam có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp cơ thể đào thải các phần chất thừa ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Do đó, Mỗi ngày một ly nước cam có thể giúp bạn nhanh chóng tìm lại vóc dáng thon gọn. Trong khi đó, hàm lượng vitamin C trong nước cam giúp ngăn ngừa da bị mụn, mụn nhọt, luôn giữ cho da luôn chắc khỏe, đều màu.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ổn định huyết áp
Nhờ có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào cùng với các hợp chất thiết yếu trong quả cam, các động mạch bị tắc được bảo vệ, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim. Ngoài ra, hàm lượng magie có trong nước cam có tác dụng giảm huyết áp, giúp điều hòa đường huyết, đồng thời, ngăn ngừa vấn đề máu đông cục.
– Ngăn ngừa ung thư
Những nghiên cứu gần đây cho biết, hợp chất limonene có trong quả cam tươi có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư da,… Tuy nhiên, để nước cam phát huy công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, bạn nên kết hợp cùng với một số chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài những công dụng đã được liệt kê trên, nước cam còn mang lại nhiều công dụng khác đối với sức khỏe người như: ngăn ngừa sỏi thận, chống thiếu máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tốt cho xương và răng, giảm cholesterol, chống viêm, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe,… Do đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể mỗi ngày một ly nước cam vừa có công dụng bổ sung nước vừa giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh lý tiềm ẩn.
Xem thêm: Bệnh gút có ăn được thịt ếch, thịt lươn không?
Bị bệnh gout có nên uống nước cam không? Uống bao nhiêu?
Không thể phủ nhận được những công dụng của nước cam đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng loại đồ uống này để bổ sung nước và dưỡng chất hằng ngày. Một trong số đó có sự hiện diện của các đối tượng mắc bệnh gout.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước cam là loại đồ uống tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng lại gây hại cho các đối tượng đang mắc bệnh gout. Dưới đây là một số lý do cụ thể:
- Tăng nồng độ axit uric trong máu: Như đã biết, bệnh gout là một bệnh viêm khớp cấp tính do nồng độ axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể. Trong khi đó, hàm lượng Purin có trong nước cam chiếm khá lớn – đây là thành phần làm gia tăng nồng độ axit uric có trong máu. Khi người bệnh gout sử dụng nước cam có thể khiến bệnh tình càng trở nặng thêm;
- Tăng nguy cơ sỏi thận và bàng quang: Nếu sử dụng nước cam quá nhiều, hàm lượng vitamin C có trong nước cam dồi dào có thể gây ra tình trạng kết tủa thành sỏi ở thận và bàng quang. Khi đó, chức năng lọc bỏ các chất cặn bã ra ngoài cơ bị trì trệ. Tình trạng này có thể bệnh gout trở nặng hơn;
- Gây đau đớn, sưng phồng khớp: Một nghiên cứu khác cho biết, lượng đường fructose có trong nước cam có thể làm gia tăng lượng axit uric trong máu và ngấm vào các khớp. Từ đó gây nên tình trạng sưng tấy khớp kèm theo đó là những cơn đau đớn dễ khiến cơ thể mệt mỏi.
Với những lý do trên có thể đưa ra khẳng định, các đối tượng bị gút không nên uống nước cam, thay vào đó nên sử dụng một số đồ uống từ các loại trái cây khác. Tuy nhiên, người bị bệnh gút cũng có thể sử dụng loại đồ uống này để tăng cường sức đề kháng nhưng chỉ uống với hàm lượng nhỏ và không nên sử dụng quá đều đặn. Tốt nhất, mỗi tuần chỉ được sử dụng 150 – 200 ml nước cam. Một lưu ý khác, không nên uống nước cam vào buổi tối, điều này có thể làm gia tăng nguy cơ bị sỏi thận. Để biết chính xác thông tin, người bệnh có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tóm lại, tuy nước cam là loại đồ uống ngon bổ rẻ nhưng lại không tốt cho các đối tượng mắc bệnh gút. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng một số loại đồ uống khác để tăng cường sức khỏe và cải thiện bệnh lý như: dưa hấu, quả dâu tây, quả việt quất, nho, lê táo,… Tốt nhất nên tránh những loại quả có đặc tính chua nhiều như: chanh, khế, nhót,.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- 7 loại đồ uống tốt cho người bị Gout, kiểm soát acid uric
- Đậu đen có tốt cho người bệnh gút không? Sử dụng thế nào cho đúng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!