4 Loại thuốc trĩ dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú an toàn
Bệnh trĩ là vấn đề phổ biến ở phụ nữ mang thai và cho con bú, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều chị em e ngại sử dụng thuốc do lo ảnh hưởng đến thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Bài viết sau sẽ giới thiệu 4 loại thuốc trị trĩ an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Top 4 thuốc trị trĩ an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Người bệnh cần lựa chọn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và xem xét cơ thể có bị dị ứng hay mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc hay không. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn về liều lượng và cách sử dụng của từng loại thuốc.
1. Thuốc bôi trĩ Hemorrhostop
Thuốc Hemorrhostop là một thương hiệu của nước Mỹ, được bào chế ở dạng kem bôi, tuýp loại 65 ml và 100 ml. Trong thuốc Hemorrhostop có chứa các thành phần như: chiết xuất kẹo ong, bơ hạt mỡ, tinh dầu bạc hà, dầu hạt nho, hạt dẻ ngựa, lô hội,…
Thuốc Hemorrhostop giúp thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương vùng hậu môn, ngăn chặn chảy máu, ngứa hậu môn, giúp búi trĩ teo lại,… Ngoài ra thuốc còn có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn rất hiệu quả, bảo vệ làn da, ngăn chặn các cơn đau rát ở hậu môn.
Bạn đọc có thể tìm mua thuốc Hemorrhostop tại các cửa hàng thuốc Tây, cơ sở khám chữa bệnh với giá tham khảo là 375.000 đồng đối với tuýp 65 ml và 690.000 đồng đối với tuýp 100 ml. Mức giá có thể chênh lệch tùy vào chính sách của từng của hàng.
Xem thêm: 7 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Của Mỹ (Dạng Bôi + Uống) Tốt Nhất Thị Trường
2. Thuốc bôi trĩ Proctolog
Thuốc Proctolog là một thương hiệu của nước Pháp, được bào chế ở dạng kem bôi và thuốc đạn, bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng một trong hai dạng bào chế để sử dụng để trị bệnh trĩ. Ở dạng kem bôi, thuốc Proctolog được bào chế từ Trimebutine và Ruscogénines có tác dụng ngăn chặn các cơn ngứa, đau, nứt vùng hậu môn, đặc biệt là trong trường hợp cắt trĩ. Ngoài ra, thuốc Proctolog còn giúp co thắt tĩnh mạch hậu môn, tạo lớp màng ngăn chặn sự phát triển của mầm mống gây hại.
Thuốc Proctolog được bày bán khá nhiều trên thị trường với giá tham khảo là 60.000 đồng/ tuýp. Phụ nữ mang thai có thể tìm mua để điều trị trĩ tại nhà.
3. Thuốc bôi trĩ Titanoreine
Kem bôi trĩ Titanoreine được sản xuất và điều chế tại Pháp với thành phần có trong mỗi tuýp thuốc gồm có: Titanium dioxide, Carraghénates, Lidocaine, Zn oxide, ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược khác như: Phenoxy, Macrogol palmitostearate, Dimeticon, Propylene glycol, Cellulose microcrystalline, Butyl parahydroxybenzoate, Propylene glycol,…
Thuốc đã được kiểm chứng mức độ an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, giúp cải thiện hiệu quả những triệu chứng của bệnh trĩ.
Nếu bạn đang băn khoăn trong việc lựa chọn thuốc để chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và cho con bú thì thuốc Titanoreine là một gợi ý cho bạn. Bạn đọc có thể tìm mua tại các cửa hàng thuốc tây với giá tham khảo dao động từ 200.000 đồng – 300.000 đồng (đối với tuýp 100 ml).
4. Thuốc bôi trĩ Rectostop
Thuốc Rectostop là một thương hiệu của Phần Lan, được sản xuất và phân phối khắp các cả nước để điều bệnh trĩ, đặc biệt có thể áp dụng sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Có tác dụng co mạch búi trĩ, chữa lành các vết thương viêm vùng hậu môn, sát trùng và kháng khuẩn, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh trĩ. Thuốc áp dụng cho các chị em mắc bệnh trĩ hỗn hợp, trĩ nội, trĩ ngoại.
Trong thuốc Rectostop có chứa các hoạt chất như: Benzyl cinnamate, Benzyl benzoate, Zinc Oxide, Provitamin B5 (do Panthenol chuyển hóa thành), cây phù thủy (cây phỉ), chiết xuất hạt dẻ ngựa cùng với một số tá dược khác.
Thuốc Rectostop hiện được bán khá nhiều tại các cửa hàng thuốc Tây, cơ sở khám chữa bệnh. Người bệnh có thể tìm mua thuốc với giá tham khảo là 150.000 đồng (đối với tuýp 50 ml).
Tham khảo thêm: Top 7 Thuốc Nhét Trĩ Hiệu Quả, Bác Sĩ Chỉ Định Dùng
Hướng dẫn cách bôi thuốc trĩ cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Để việc điều trị trĩ được an toàn và hiệu quả, các bà bầu và phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ nguyên tắc đúng và đủ. Cần bôi thuốc đúng cách, sử dụng thuốc đúng liều lượng, không được sử dụng quá liều hoặc quên liều. Nếu quên liều, bệnh nhân cần sử dụng ngay khi nhớ ra, trong trường hợp sắp đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, bệnh nhân cần bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng thuốc như lộ trình.
Lưu ý: Không sử dụng gấp đôi liều để bù vào liều quên. Đối với trường hợp quá liều, bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng bất thường, cần báo cáo ngay với bác sĩ hoặc hộ sinh để được hướng dẫn cách ứng phó và có phương pháp ngăn chặn các triệu chứng ấy phát triển.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thực hiện bôi thuốc trĩ theo các bước cơ bản sau:
- Vệ sinh sạch sẽ cùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước ấm pha loãng với một ít muối để đảm bảo sạch khuẩn và tránh viêm nhiễm khác.
- Dùng khăn bông khô thấm nước để lao ráo nước trước khi bôi thuốc.
- Bóp nhẹ tuýp thuốc để lấy một lượng thuốc vừa đủ.
- Bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng hậu môn. Người bệnh chỉ bôi một lớp mỏng, không được sử dụng quá nhiều tránh thừa thãi hoặc với lượng thuốc quá nhiều có thể gây kích thích vùng niêm mạc hậu môn. Tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng găng tay y tế để bôi thuốc vùng hậu môn và quang búi trĩ.
- Bệnh nhân nằm yên ít nhất 15 – 20 phút để thuốc thấm sâu vào bên trong rồi mới được ngồi dậy hoặc vận động.
- Thực hiện bôi thuốc mỗi ngày hai lần vào mỗi buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
Một số lưu ý trong việc thuốc trĩ cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Bên cạnh việc dùng thuốc hay bôi thuốc điều trị trĩ ở phụ nữ mang thai và cho con bú, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lối sinh hoạt lành mạnh. Kết hợp cả hai việc trên rất có ích trong việc điều trị bệnh trĩ.
Bà bầu và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cần lưu ý một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát:
- Uống nhiều nước mỗi ngày, có thể sử dụng các loại nước ép khác nhau, vừa có công dụng cung cấp nước, vừa cung cấp cho cơ thể một lượng chất dinh dưỡng cần thiết.
- Bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ cho cơ thể, tránh bị táo bón
- Việc ngồi một chỗ quá lâu gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch vùng xương chậu, vì vậy bà bầu và phụ nữ cho con bú cần thư giãn, đứng dậy và di chuyển xung quanh hoặc có thể đi bộ giúp tĩnh mạch ở tử cung được thư giãn.
- Thường xuyên thay đồ lót và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, tránh các vi khuẩn hoặc virus gây hại phát triển. Không được sử dụng đồ lót hay quần áo quá chật, khiến cơ thể bị gò bó.
- Ngâm mình trong bồn nước ấm từ 5 – 10 phút hoặc sử dụng túi nước đá chườm lên vùng hậu môn để giảm bớt sự khó chịu, các cơn đau, sưng.
- Thay đổi tư thế ngủ, thay vì nằm ngửa, bà bầu hoặc phụ nữ cho con bú nên nằm sấp, tránh ảnh hưởng nhiều đến các búi trĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú đang mắc bệnh trĩ có thể an tâm được một phần nào khi tham khảo bài viết này. Sử dụng các kem bôi trĩ giúp cải thiện các cơn đau, sưng, các búi trĩ dần được teo lại. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý dùng thuốc để điều trị trĩ khi chưa có chỉ định. Hãy đảm bảo rằng thuốc bạn đang sử dụng không làm ảnh hưởng đến thai nhi và con trẻ. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để có cách sử dụng chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Trĩ Nên Ăn Rau Gì Và Tránh Loại Nào Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Hiệu Quả?
- Vì Sao Ngồi Nhiều Bị Trĩ? Tư Thế Ngồi Tốt Cho Người Bệnh
Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!