Uống thuốc trĩ khi mang bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hầu hết các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng đến thai nhi. Thai phụ cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên dùng thuốc quá liều hoặc tự ý dùng thuốc vì sẽ gặp phải hậu quả khôn lường.

"<yoastmark

Uống thuốc trĩ khi mang bầu có làm ảnh hưởng đến thai nhi?

Trĩ là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vì vị trí biểu hiện của bệnh trên cơ thể là khu vực hậu môn – trực tràng, một khu vực khá nhạy cảm, nên nhiều người e ngại khi đến gặp bác sĩ để khám, chữa bệnh.

Nguyên nhân khởi phát bệnh trĩ là do những tĩnh mạch ở dưới lớp niêm mạc trực tràng – hậu môn bị co giãn quá mức. Từ đó dẫn đến chảy máu tĩnh mạch, ứ đọng máu gây nên tình trạng sưng đau, hình thành những búi trĩ.

Búi trĩ xuất hiện ở bên trong trực tràng được gọi là trĩ nội. Trĩ xuất hiện ở bên ngoài hậu môn được gọi là trĩ nội. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh trĩ là do hậu môn – trực tràng chịu áp lực quá lớn. Một số tình huống dẫn đến điều này là:

  • Ngồi nhiều, đứng nhiều;
  • Béo phì;
  • Ngồi xổm lâu khi đi đại tiện;
  • Mang thai;
  • Uống ít nước hàng ngày;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ;
  • Tiêu thụ nhiều thuốc lá, cà phê, bia rượu;
  • Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, chiên, nướng.

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ đó chính là mang thai. Khi mang thai, áp lực của thai nhi lên khu vực xương chậu, hậu môn rất lớn. Từ đó, người mẹ dễ dàng bị mắc bệnh trĩ nếu chăm sóc cơ thể không đúng cách.

Khi bị mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai, phụ nữ thường sẽ được chỉ định dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để điều trị bệnh.

Hầu hết, các loại thuốc uống điều trị bệnh trĩ được bác sĩ chỉ định đều không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, người mẹ cần dùng thuốc đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ, không được dùng thuốc quá liều.

Dùng thuốc cộng với việc chăm sóc tại nhà đúng cách sẽ giúp phụ nữ mang thai mau chóng khỏi bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu uống thuốc điều trị bệnh trĩ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bà bầu uống thuốc điều trị bệnh trĩ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Phụ nữ khi mang bầu bị mắc bệnh trĩ không được tự ý uống thuốc để điều trị. Việc tự ý dùng thuốc trong giai đoạn mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe của thai phụ.

Xem ngay: 4 Loại thuốc trĩ dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú an toàn nhất

Nên làm gì trong trường hợp mắc bệnh trĩ lúc mang thai?

Bên cạnh việc uống thuốc, bôi thuốc để điều trị bệnh trĩ, thai phụ cần phải có lối sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chăm sóc đúng cách thì bệnh trĩ mới mau chóng thuyên giảm và phòng tránh tái phát.

Phụ nữ bị mắc bệnh trĩ khi mang thai cần thực hiện những điều sau:

  • Tránh ngồi nhiều, nên đi bộ thường xuyên;
  • Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
  • Không nhịn đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu;
  • Ăn đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều vitamin, beta-caroten, chất xơ,… Trái cây, rau xanh, các loại củ tươi,… là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng kể trên;
  • Tránh tiêu thụ các thức ăn cay nóng, chiên xào;
  • Ngâm rửa hậu môn trong nước ấm từ 10 – 15 phút hàng ngày;
  • Mặc quần rộng rãi, thoải mái, chất liệu vải thấm mồ hôi, hút ẩm;
  • Nên nằm nghiêng người thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng người sang bên trái là tư thế tốt nhất, giúp cơ thể ngủ ngon hơn, hạn chế ứ máu tại vùng chậu và hậu môn;
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi đi đại tiện và tiểu tiện;
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya;
  • Không tiêu thụ thuốc lá, cà phê, bia rượu;
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái,…
Khi bị mắc bệnh trĩ, phụ nữ mang thai cần uống đủ nước, ăn đầy đủ vitamin, chất xơ, thường xuyên đi bộ,... để bệnh mau chóng được cải thiện.
Khi bị mắc bệnh trĩ, phụ nữ mang thai cần uống đủ nước, ăn đầy đủ vitamin, chất xơ, thường xuyên đi bộ,… để bệnh mau chóng được cải thiện.

Tóm lại, phụ nữ khi mang bầu có thể uống thuốc để điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc quá liều,… để không ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe. Khi thấy có bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào trong quá trình dùng thuốc, thai phụ hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.

Có thể bạn quan tâm:

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh và các thông tin cần biết

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 10 ngày tuổi. Bệnh...

Bà bầu bị trĩ: Cách trị, làm co búi trĩ nhanh, an toàn

Bà bầu thuộc nhóm đối tượng dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt là ba tháng cuối thai kỳ. Khi mắc...

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

Cắt trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất? 10 Địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là một trong những căn bệnh phổ biến, gây chảy...

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Tỏi không chỉ được sử dụng để kích thích vị giác và tăng hương vị món ăn mà còn đem...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *