Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả ít ai biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sử dụng phèn chua chữa bệnh trĩ có khả năng sát trùng, ức chế vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng ở hậu môn. Tuy nhiên cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ, vì vậy không được khuyến khích dùng cho các trường hợp có mức độ bệnh nặng.

phèn chua chữa bệnh trĩ
Dùng phèn chua chữa bệnh trĩ có hiệu quả không?

Tác dụng của phèn chua trong điều trị bệnh trĩ

Phèn chua còn có tên gọi khác là sinh phàn, phàn thạch, khô phàn, là loại muối có các tinh thể không đều nhau, màu trắng. Phèn chua được y học cổ truyền sử dụng để chữa các chứng bệnh thường gặp.

Theo dân gian, phèn chua có tính hàn, không độc, có tác dụng giải độc, sát trùng và táo thấp nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da.

Bên cạnh đó, phèn chua còn được áp dụng trong bài thuốc xông hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Bệnh trĩ theo cách gọi của dân gian là bệnh lòi dom, là tĩnh trạng phình, giãn tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng (phần cuối của ruột già).

Để tránh viêm nhiễm ở búi trĩ, dân gian tận dụng phèn chua và các thảo dược tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng để ức chế vi khuẩn và vi nấm xâm nhập.

Tuy nhiên vì chỉ có tác dụng sát khuẩn, chống nhiễm trùng nên cách chữa từ phèn chua chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. Để tác động toàn diện đến bệnh, bạn cần phối hợp với các phương pháp được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: 13 Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Hướng dẫn bài thuốc xông từ phèn chua chữa bệnh trĩ

Vì tác dụng dược lý của phèn chua khá đơn giản nên bài thuốc được kết hợp với các thảo dược khác như kinh giới, hòe hoa, chỉ xác, ngải cứu để hỗ trợ giảm đau và ngứa ngáy ở bệnh nhân bị trĩ.

Chuẩn bị:

  • Phèn chua 12g
  • Kinh giới 40g
  • Ngải cứu 40g
  • Hòe hoa 20g
  • Chỉ xác 20g

Thực hiện:

  • Để phèn chua riêng, đem các thảo dược khác rửa sạch rồi bỏ vào nồi
  • Thêm nước và phèn chua vào rồi đun cho nước sôi
  • Đun thêm 10 phút để thành phần từ thảo dược thoát ra ngoài
  • Đổ nước ra thau và xông vùng hậu môn
  • Khi nước nguội, ngâm và rửa hậu môn nhẹ nhàng để làm giảm sưng viêm

Bạn có thể thực hiện cách chữa này 1 – 2 lần/ ngày để tránh nhiễm trùng, cải thiện ngứa ngáy và một số triệu chứng đi kèm. Trước khi xông, nên vệ sinh hậu môn bằng nước sạch và lau khô. Ngoài ra trong quá trình điều trị, bạn cần giữ vệ sinh cơ thể và hậu môn để tránh bị nhiễm trùng.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng ở búi trĩ thường phải can thiệp phẫu thuật. Vì vậy bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc để giảm thiểu nguy cơ này.

Tham khảo thêm: 4 Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ cực rẻ tiền

Những điều cần lưu ý khi dùng phèn chua chữa bệnh trĩ

Các cách chữa từ thiên nhiên có độ an toàn cao và hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên để tránh những rủi không đáng có, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

phèn chua chữa bệnh trĩ
Phải sử dụng thuốc song song với các cách chữa bệnh trĩ từ phèn chua
  • Phèn chua và các dược liệu thiên nhiên chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị. Chủ quan áp dụng đơn lẻ cách trị này có thể khiến tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không áp dụng bài thuốc xông từ đường phèn cho người bị nhiễm trùng búi trĩ. Với trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị nội trú.
  • Phải sử dụng thuốc song song với các cách chữa từ dân gian.
  • Cần áp dụng bài thuốc xông đều đặn 1 – 2 lần/ ngày trong ít nhất 2 – 4 tuần.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức uống có cồn,… trong thời gian điều trị.
  • Tránh ngồi thường xuyên, mang vác nặng hoặc hoạt động mạnh khi đang chữa trị bệnh.
  • Cần đảm bảo nguyên liệu được làm sạch trước khi thực hiện nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng búi trĩ.

Bài thuốc xông từ phèn chua chữa bệnh trĩ có thể không đem lại hiệu quả đối với một số trường hợp bệnh nặng. Với những trường hợp này, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh trĩ không phải là một bệnh di truyền.

Bệnh Trĩ Có Di Truyền Không? Thông Tin Hữu Ích Nên Biết

Bệnh trĩ làm một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, có chiều hướng gia tăng rất nhanh. Tuy nhiên, bệnh trĩ không phải là một bệnh truyền...

Mách bạn cách dùng bột sắn dây chữa trĩ cực đơn giản

Dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ là một trong những cách chữa dân gian khá phổ biến. Với tác...

Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư?

Một điều khá nhiều bệnh nhân thắc mắc là liệu bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn...

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Ưu điểm, nhược điểm và chi phí

Khi việc dùng thuốc và các biện pháp khác không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu...

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

Tìm hiểu về bệnh trĩ sau sinh và cách khắc phục

Phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ làm cách nào để chữa khỏi?

Nếu bị bệnh trĩ sau sinh, các mẹ cũng không nên lo lắng nhiều. Vì để kiểm soát tình trạng...