Người bị bệnh Gout sống được bao lâu?

“Người bị bệnh gout sống được bao lâu?” ắt hẳn luôn là nỗi lo của những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh. Gout là một căn bệnh dạng viêm khớp, gây ra nhiều bất tiện lẫn nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày. Triệu chứng gout thường gặp nhất chính là những cơn đau nhức từ trong khớp, kèm theo là dấu hiệu viêm nhiễm, tấy đỏ tại khớp xuất hiện cơn đau. 

Biến chứng nguy hiểm của gout

Trước khi trả lời câu hỏi: “Người bị bệnh gout sống được bao lâu?”, người bệnh cần nhận biết rõ ràng hơn về biến chứng. Từ đó đưa ra các biện pháp hỗ trợ điều trị nhằm khắc phục bệnh.

  • Tác động hằng ngày: các triệu chứng gout thông thường có thể khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Một loạt các vấn đề có thể kể đến là: mất ngủ, mệt mỏi, người nôn nao khó chịu. Kèm theo đó là di chuyển khó khăn, hoạt động chậm chạp, những cơn đau kéo dài khiến cơ thể suy nhược.
  • Xuất hiện tophi: tophi được hình thành bởi sự lắng đọng các tinh thể urat dưới da. Trong trường hợp hàm lượng acid uric vượt ngưỡng, sự kết tủa này sẽ diễn ra nhanh chóng và tạo thành hạt tophi trên các bộ phận của cơ thể. Tophi dù không đau nhưng sẽ hình thành vết sưng cứng, về lâu dài sẽ gây hoại tử, lở loét.
  • Biến dạng khớp: kèm theo sự xuất hiện của hạt tophi và các cơn đau dai dẳng chính là nguy cơ bị biến dạng khớp. Các hạt tophi tập trung tại mô khớp gây xói mòn xương, phá hủy cấu trúc khớp, thậm chí làm mô sụn biến mất gây ra biến dạng, bại liệt.
bệnh gout sống được bao lâu
Hình ảnh hạt tophi xuất hiện tại các khớp ngón tay dưới da của một bệnh nhân gout
  • Sỏi thận: tinh thể urate lắng đọng tại thận sẽ hình thành sỏi, từ đó gây ra đau đớn, suy giảm chức năng của của thận nói riêng và cơ thể nói chung.
  • Bệnh thận: nhiều bệnh nhân gout đã được ghi nhận mắc bệnh thận mãn tính khi bị gout.
  • Bệnh tim: gout sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu gây ra suy tim, bệnh động mạch vành, huyết áp cao. Đồng thời hạt tophi có thể lắng đọng tại khe tim, gây ra viêm cơ tim,…
  • Bại liệt: sau khi cấu trúc xương bị phá vỡ, người bệnh sẽ mất khả năng kiểm soát hoạt động của cơ thể. Vì vậy gout hoàn toàn có thể khiến bệnh nhân bị bại liệt vĩnh viễn.
  • Một số biến chứng khác: đục thủy tinh thể, khô mắt, đục ống kính mắt,..

Người bị bệnh gout sống được bao lâu?

Nỗi lo này luôn khiến người bệnh cảm thấy bất an, sợ hãi. Hiện nay chưa có một tài liệu nghiên cứu chính xác nào chỉ ra thời gian cụ thể. Bởi bệnh nhân gout còn bị ảnh hưởng từ tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và tâm lý. Những hoảng loạn, những thói quen ăn uống nghỉ ngơi thiếu khoa học hoặc điều trị sai cách, không điều trị đều có thể gây ra tử vong trước thời hạn.

Dựa trên dữ liệu của THIN – Mạng lưới cải thiện sức khỏe từ Anh quốc đã thống kê rằng người mắc bệnh gout có khả năng tử vong sớm hơn 25% so với người không bị gout. Tỷ lệ này vẫn có dấu hiệu gia tăng và không hề được cải thiện trong 16 năm qua.

Các nhà khoa học đã lý giải rằng: người bệnh thường có xu hướng xem nhẹ bệnh gout hơn so với các dạng bệnh viêm khớp khác. Một nguyên nhân khác chính là tự ý ngừng điều trị hoặc không tiếp nhận điều trị đều có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng. Dù rằng bệnh gout hiện nay có số người mắc bệnh rất cao, hầu như là có xu thế chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh về khớp.

gout sống bao lâu
Người bị bệnh gout sống được bao lâu còn phụ thuộc vào yếu tố: đời sống, ăn uống, điều trị, thăm khám định kỳ,…

Tuy nhiên dựa trên những báo cáo về số liệu gần nhất, người bệnh gout có thể cải thiện tình trạng và kéo dài sự sống nếu tiếp nhận điều trị cũng như thay đổi sinh hoạt.

Trên thực tế, để quản lý và ngăn ngừa gout, người bệnh buộc lòng phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Các nhóm thuốc giảm đau như aspirin, thuốc trị gout như colchicine, allopurinol,… sẽ được kê đơn trong trường hợp này.

Ngoài ra, bệnh nhân phải làm việc với bác sĩ để được làm giảm nồng độ acid uric xuống mức <6mg /dl và giữ nó luôn ở mức đó trong suốt cuộc đời. Đồng thời, người mắc bệnh cần phải tái khám và kiểm tra định kỳ để kiểm soát các tình trạng y tế khác. Chúng thường đi cùng với bệnh gout, gây ra các bệnh lý và biến chứng như đã nhắc ở trên.

Nếu như được chẩn đoán sớm, hầu hết những người mắc bệnh gout có thể sống bình thường khi tuân theo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Chúng sẽ làm giảm bớt các triệu chứng và giảm tần suất xuất hiện cơn đau, giảm mức độ nghiêm trọng của gout cấp.

Giảm nguy cơ tử vong sớm từ gout

Như vậy, để làm giảm bớt nguy cơ và kéo dài sự sống, bệnh nhân cần thực hiện những điều sau đây. Chúng sẽ đảm bảo sức khỏe và thời gian kéo dài nhất có thể. Bao gồm:

  • Uống thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gout theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Được sàng lọc và điều trị trong điều kiện comorbidity
  • Duy trì cân nặng trung bình và chỉ số cơ thể khỏe mạnh.
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái.
Tỷ lệ tử vong của gout
Bơi lội là một trong những môn thể thao phù hợp với bệnh nhân gout
  • Xây dựng thực đơn tốt cho người bị bệnh gout
  • Uống nhiều nước, hạn chế các loại đồ uống ngọt như siro, nước có gas, soda,…
  • Khi xuất hiện các biểu hiện cơn đau đột ngột, hãy tìm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tạm kết, các cơn đau gout cấp sẽ hết sau 3-10 ngày khi áp dụng phương pháp điều trị thông thường. Lưu ý rằng nếu xuất hiện các cơn đau lặp lại nhiều lần thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh gout mạn tính. Người bệnh cần phải cẩn trọng hơn vì gout mạn tính có tính chất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn hơn trong điều trị.

Đừng quên người bị bệnh gout sống được bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, thời gian điều trị và cách thức điều trị. Các cơn gout cấp có thể chữa được và bệnh gout mạn tính sẽ được cải thiện bằng thuốc kiểm soát acid uric. Khẩu phần ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng là phương pháp giúp người bệnh kéo dài thời gian, duy trì sự sống bình thường.

Thuocdantoc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo dựa trên những tham vấn y khoa. Bài viết không thể thay thế các chẩn đoán xét nghiệm và phương pháp điều trị khác.

Acid uric có trong thực phẩm nào?

Acid Uric có trong thực phẩm nào?

Dù thường xuyên nghe đến việc hàm lượng acid uric tăng cao gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng rất ít người biết được acid uric có trong...

Bệnh gút có ăn được đậu phụ? (loại thường, non, chiên…)

Đậu phụ là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho thể....

người bị Gout nên ăn gì

Người bị bệnh Gout nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Đối với bệnh Gout thì chế độ ăn uống được chứng minh là có một vai trò quan trọng trong...

Người bị bệnh Gout không được ăn những loại cá này

Theo các bác sĩ xương khớp, người bị bệnh Gout nên tránh xa các loại cá có cơ thịt đỏ...

Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến

Thịt là một trong những thực phẩm tươi ngon, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho mọi đối...

Cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Từ lâu lá tía tô đã được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *