Gợi ý thực đơn tốt cho người bị Axit Uric cao

Axit uric có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm khớp, tim mạch, huyết áp. Vì vậy tìm hiểu lẫn áp dụng khẩu phần ăn kiểm soát nồng độ axit uric nói chung và thực đơn tốt cho người bị axit uric cao nói riêng là điều rất quan trọng.

Xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao
Xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao là điều hết sức cần thiết

Chế độ ăn uống ảnh hưởng gì đến axit uric?

Thông thường, các biểu hiện của nồng độ axit uric cao rất khó để xác định bên ngoài. Chỉ khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thì mới xác định được chính xác nồng độ axit uric tự nhiên trong cơ thể có vượt ngưỡng hay chưa.

Có nhiều nguyên nhân khiến axit uric tăng cao. Nhưng nguyên nhân tác động nhiều nhất đến từ thói quen ăn uống hằng ngày. Nồng độ axit uric trong cơ thể có thể tăng lên do chế độ ăn uống giàu purin dư thừa.

Trên thực tế, hầu như các thực phẩm ta tiếp nhận hằng ngày đều chứa nhân purin. Sau khi purin đưa vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Axit uric dư sau đó sẽ được đào thải khỏi cơ thể qua thận, nếu chức năng này bị gián đoạn hoặc bị rối loạn chức năng, axit uric vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể mà không thể thải trừ ra ngoài. Như vậy, nồng độ axit uric sẽ tăng lên, đẩy nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, tim mạch cũng cao lên theo.

Khi nhận thấy các dấu hiệu nồng độ axit uric vượt ngưỡng, các bác sĩ luôn đề nghị bệnh nhân phải thay đổi thói quen ăn uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cần phải sử dụng đến thuốc kiểm soát nồng độ axit uric và tăng tốc độ loại bỏ axit uric tự nhiên của cơ thể.

Xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao
Các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả mọng luôn là thực phẩm ưu tiên bổ sung hằng ngày với bệnh nhân bị tăng axit uric

Như vậy, ta có thể thấy được rằng chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn quyết định đến nồng độ axit uric của cơ thể. Một số loại thực phẩm có tác dụng làm hạ axit uric hoặc kiểm soát axit uric hiệu quả. Đồng thời ăn uống lành mạnh sẽ giúp loại bỏ axit uric dư thừa hiệu quả hơn, giúp nồng độ axit uric giảm mạnh và ngăn ngừa các bệnh như gout, viêm khớp, tim mạch, …

Lời khuyên chung về ăn uống dành cho người bị axit uric cao

Những điều cần lưu ý để giúp bạn kiểm soát tốt axit uric gồm có:

  • Giảm cân: những người thừa cân luôn là đối tượng có nồng độ axit uric vượt ngưỡng. Vì vậy cần phải xét đến chỉ số BMI của cơ thể để giảm đến số cân vừa vặn với cơ thể.
  • Duy trì cân nặng: giúp cơ thể luôn nằm ở mức trung bình vừa vặn là một cách tốt nhằm bảo vệ sức khỏe.
  • Không uống rượu bia: tuyệt đối không dùng bất kỳ các sản phẩm chứa cồn như bia, rượu. Chúng sẽ làm cản trở quá trình đào thải axit uric ra ngoài và làm tăng sinh axit uric của cơ thể.
  • Tránh nạp purin: chú ý loại bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin. Thay bằng các nhóm thực phẩm có purin thấp hoặc có khả năng kiểm soát sẽ tốt hơn.
  • Uống nhiều nước: nước lọc là thứ tốt nhất bạn nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Số lượng được kiến nghị là 2,5 – 3 lít mỗi ngày.
  • Hạn chế chất kích thích, đường tổng hợp: các loại thức uống chứa caffein, nước ngọt có gas sẽ làm tăng purin trong cơ thể.
chế độ ăn uống cho người tăng aixt uric
Nói không với nước ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên,…
  • Chọn thực phẩm: chọn các loại rau củ quả tươi, không nên ăn đồ khô, đồ mặn hoặc thực phẩm tẩm ướp, chiên xào nhiều gia vị. Không ăn thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo, calorie, carb.
  • Bổ sung vitamin: Vitamin C đã được chứng minh về khả năng làm hạ axit uric trong cơ thể một cách hiệu quả. Hàm lượng kiến nghị: 500 – 1000 mg/ngày
  • Nhờ đến chuyên gia: hãy hỏi bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng về thực đơn hằng ngày dành cho người bị axit uric cao.

Có thể bạn quan tâm: Ý nghĩa của chỉ số Acid Uric trong xét nghiệm máu

Gợi ý thực đơn tốt cho người bị axit uric cao

Để xây dựng một khẩu phần ăn khoa học cho người bị axit uric cao, trước hết bạn cần nắm rõ các hàm lượng purin trong từng nhóm thực phẩm. Với những người người bị axit uric cao, cần phải tiến hành cắt giảm những thực phẩm giàu purin dư thừa, bổ sung các thực phẩm hạ purin hoặc có lợi cho sức khỏe.

Đồng thời, các thực phẩm chứa ancaloit, protein, fructose hoặc chất béo, cồn đều cần được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi tiếp nhận vào cơ thể. Chúng có thể là tác nhân gây ra sự gián đoạn chuyển hóa axit uric và khiến axit uric “mắc kẹt” lại bên trong cơ thể.

Dưới đây là gợi ý về thực đơn tốt cho người bị axit uric cao trong vòng 1 tuần.

Thứ hai

Bữa sáng

  • Vài lát bánh mỳ ăn kèm với mứt dâu
  • Sữa chua hoặc sữa ít béo (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân)

Bữa trưa

  • Ăn cơm với thịt nạc và rau luộc
  • Một ít dâu tây hoặc quả anh đào (cherry)

Bữa tối

  • Ăn cơm với đậu pinto và ức gà nướng
  • 1 quả táo hoặc 1 ly nước ép dứa

Thứ ba

Bữa sáng

  • Ngũ cốc và quả mọng (việt quất, dâu tây,…)

Bữa trưa

  • Cơm gạo lức + 1 loại cá đồng kho, hấp ( cá lóc, cá rô) + rau xanh
  • 1 ly nước cam

Bữa tối

  • Salad súp lơ + cà chua + 2 quả trứng luộc
  • 2 thìa giấm táo pha nước ấm
  • 1 chén cháo thịt bằm

Thứ tư

Buổi sáng

  • Phở bò (hủ tíu, cơm sườn,…)
  • 1 ly sữa ít béo hoặc sữa chua

Bữa trưa

  • Cơm + canh cải bẹ xanh + thịt nạc
  • 1 tách trà xanh hoặc trà thảo mộc

Bữa tối

  • Mỳ ống (miến, bún)
  • 1 tách trà gừng hoặc dâu tây

Thứ năm

Bữa sáng

  • Bánh mỳ ốp la
  • 1 ly nước ép/ sinh tố trái cây

Bữa trưa

  • Cơm gạo lức + ức gà nướng + rau (cần nước, dưa chuột, bí đỏ,…)
  • Sữa chua + trái cây

Bữa tối

  • Cháo đậu xanh thịt bằm
  • 1 ly nước ép dứa (anh đào, dâu tây,…) hoặc thay bằng giấm táo
thực đơn tốt cho người bị axit uric cao
Salad hoa quả hoặc salad rau là món không thể thiếu khi xây dựng thực đơn tốt cho người bị axit uric cao

Thứ sáu

Bữa sáng

  • Ăn sáng
  • 1 ly trà xanh hoặc trà thảo mộc, 1 tách cà phê

Bữa trưa

  • Cơm + 1 loại cá đồng + canh bí đỏ (bí xanh, cải bẹ,…)
  • 1 ly nước cam
  • Các loại hạt: óc chó, macca, hạnh nhân

Bữa tối

  • Salad trộn dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu olive
  • Súp cà chua
  • Sữa chua hoặc sữa ít béo

Thứ bảy

Bữa sáng

  • Yến mạch + sữa + trái cây (các loại quả mọng, trái cây có vị chua dịu nhẹ)

Bữa trưa

  • Phở, hủ tíu, cơm, …
  • Anh đào hoặc dâu tây

Bữa tối

  • Cháo thịt bằm (cháo đậu xanh, cháo bí đỏ,…)
  • Trà gừng mật ong hoặc nước chanh

Chủ nhật

Bữa sáng

  • Bánh mỳ
  • Ngũ cốc với sữa ít béo
  • Cà phê hoặc giấm táo

Bữa trưa

  • Cơm gạo lức + thịt gà/ thịt lợn hấp/luộc + rau xanh
  • Salad trộn với dầu thực vật
  • 1 quả táo hoặc bưởi, lê, cam

Bữa tối

  • Mỳ ống (miến, bún )
  • Sữa chua hoặc nước đậu rang

Thực đơn tốt cho người bị axit uric cao là thực đơn có sự thay đổi và kết hợp nhiều nhóm thực phẩm khác nhau (Không vượt quá 100g thịt/cá mỗi ngày). Khẩu phần ăn cần được làm mới thường xuyên để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cũng như kiểm soát axit uric hiệu quả. Điều này sẽ khiến bệnh nhân cần đến sự trợ giúp của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng y tế. Ngoài ra, nhu cầu vận động và nghỉ ngơi cũng là các yếu tố quyết định chi phối đến nồng độ axit uric. Vì vậy người bệnh cũng cần chú ý thêm về mặt này trong suốt thời gian điều trị.

Thuocdantoc.vn chỉ đưa đến thông tin tham khảo, không thể thay thế cho bất kỳ phương pháp chẩn đoán điều trị. Người bị axit uric cao muốn xây dựng thực đơn lành mạnh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ sau khi thực hiện các xét nghiệm, thăm khám.

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu

Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình chuyển hóa purin. Thành phần này vô hại, chúng được...

Bệnh Gout: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, được đặc trưng bởi những cơn đau, sưng đột ngột ở...

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout

Ăn gì để phòng ngừa bệnh Gout? không phải ai cũng biết

Dù gout hiện nay là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết ăn gì để phòng ngừa...

Phân biệt gout cấp và mãn tính

Bệnh Gout cấp và mạn tính rất dễ bị nhầm lẫn!

Rất ít người có thể phân biệt bệnh gout cấp và mạn tính dù gout đang là một trong những...

Ăn nhiều đạm bị gout – Vậy ăn bao nhiêu đủ, ăn gì thay?

Gout là một trong những bệnh viêm khớp mãn tính và khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một trong những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *