5 món ăn ngon và tốt cho người bị bệnh Gout
Các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá trị dinh dưỡng phải được cân bằng. Nếu không thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Vì vậy cần chế biến món ăn đúng cách để tình trạng bệnh không bị ảnh hưởng. Bạn có thể tham khảo 5 món ăn được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau.
5 món ăn cho người bị bệnh Gout vừa tốt lại ngon
Món ăn phù hợp với người mắc bệnh Gout phải chứa ít đạm và dầu mỡ. Vì các thành phần này khi được hấp thu vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric khiến bệnh chuyển biến trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây vào món ăn để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình đào thải của thận.
1. Salad rau
Salad rau là món ăn mà người mắc bệnh gout nên bổ sung hằng ngày. Rau xanh có tính kiềm nên sẽ giảm độ axit trong thận, giúp thận bài tiết tốt hơn. Đồng thời các khoáng chất, vitamin và hàm lượng nước dồi dào trong nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ cơ thể trao đổi chất, thanh lọc những độc tố và cân bằng thành phần điện giải.
Món ăn này không chỉ dễ thực hiện mà bạn còn có thể linh hoạt thay đổi loại rau để phù hợp với khẩu vị. Người bị bệnh gout nên bổ sung món ăn này ít nhất 3 lần/ tuần để hỗ trợ quá trình bài tiết và giải phóng axit uric ra khỏi cơ thể.
Nguyên liệu:
- Rau xà lách
- 1 quả dưa leo
- 2 quả cà chua
- Ớt chuông
Thực hiện:
- Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu
- Trộn đều và dùng trực tiếp
- Dùng cùng mayonnaise hoặc nước chấm
Salad rau còn giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế tình trạng béo phì và nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm.
2. Canh nấm rơm đậu hũ
Người bệnh gout phải kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, nội tạng động vật và hải sản. Vì vậy bạn nên bổ sung nguồn đạm thực vật để cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động. Nấm rơm là loại thực vật chứa nguồn đạm vừa đủ, thích hợp với người bệnh Gout. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều loại vitamin và axit amin, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Đậu hũ được chế biến từ đậu nành, chứa đạm thực vật, chất xơ và vitamin. Nguồn đạm từ đậu hũ dễ hấp thu và không quá dồi dào như đạm động vật, vậy nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. Món ăn này có tính mát, thanh nhiệt và giàu chất xơ, bạn nên bổ sung từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe.
Nguyên liệu:
- 200g nấm rơm
- 4 miếng đậu hũ non
- 1 nắm hẹ
- Hành tím và gia vị
Thực hiện
- Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu
- Cho ít dầu vào và phi hành tím
- Đổ khoảng 2 lít nước vào đun sôi
- Cho đậu hũ và nấm rơm vào
- Nấu cho các nguyên liệu chín và cho thêm hẹ
- Nêm nếm vừa ăn
Canh nấm đậu hũ có hương vị thơm ngon, dễ ăn và tốt cho sức khỏe nên không chỉ dành với bệnh nhân gout mà phù hợp với nhiều đối tượng.
Tham khảo thêm: Bị bệnh gout ăn được thịt gì và lưu ý khi chế biến
3. Rau củ hầm
Rau củ hầm bao gồm những nguyên liệu từ thiên nhiên rất phù hợp với bệnh nhân gout. Không chỉ cung cấp chất xơ, món ăn này có chứa nhiều tinh bột cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- 1 trái bắp ngọt
- 2 củ cà rốt
- 3 củ khoai tây
Thực hiện:
- Làm sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu
- Đem hầm trong khoảng 30 phút
- Nêm nếm và dùng nóng
Món ăn này rất thanh đạm và tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung 3 lần/ tuần để cung cấp năng lượng và cải thiện sức khỏe cho cơ thể.
4. Cà tím xào
Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Huyết áp và bệnh gout là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết, phần lớn bệnh nhân gout dễ gặp biến chứng về mạch máu và tim mạch.
Để ngăn chặn những biến chứng này, bạn nên bổ sung cà tím để điều hòa axit uric, giảm áp lực lên mạch máu và tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- 300g cà tím
- Hành lá
- Dầu oliu và gia vị
Thực hiện:
- Rửa sạch cà tím và cắt miếng vừa ăn
- Hành lá xắt nhỏ
- Đổ dầu olive vào chảo
- Xào hành tím chín và cho hành lá vào
- Tắt bếp và nêm nếm
Bạn nên sử dụng dầu olive thay cho mỡ động vật để tránh gây hại cho cơ thể. Mỡ động vật làm tăng cholesterol, gây béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
5. Canh cá
Mặc dù người bệnh gout không được khuyến khích ăn hải sản nhưng bạn vẫn có thể bổ sung 1 bữa cá/ tuần để đảm bảo hàm lượng canxi cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn những loại cá chứa ít purin như cá lóc, cá chép,… hạn chế ăn cá biển vì chúng chứa nhiều đạm và có tính lạnh, có khả năng khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- 2 quả cà chua
- 1 nắm giá
- Gia vị
Thực hiện:
- Sơ chế cá và các nguyên liệu
- Xào sơ cà chua và đổ nước nấu sôi
- Chiên sơ cá để giảm mùi tanh
- Khi nước sôi, cho cá vào nấu thêm 15 phút
- Thêm giá và nêm nếm gia vị…
Ngoài những món ăn được chúng tôi tổng hợp trong bài viết, bạn có thể linh hoạt trong việc chế biến để đa dạng hương vị, giúp món ăn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên cần chú ý cách chế biến, hạn chế món ăn nhiều dầu hoặc món nướng. Kết hợp chế độ dinh dưỡng với các loại thuốc điều trị, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Có thể bạn quan tâm
- Chữa bệnh Gout bằng thuốc đông y cổ truyền
- Người bị bệnh gout nên ăn rau gì là tốt nhất?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!