Da bị nứt nẻ ở tay chân do nguyên nhân nào? Xử lí ra sao?

Da bị nứt nẻ ở tay chân là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra nhiều vào mùa đông khi thời tiết hanh khô. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, á sừng… Do đó người bệnh không nên chủ quan và có tâm lý coi thường triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân da bị nứt nẻ và cách điều trị hiệu quả bằng thảo dược thiên nhiên.

Dấu hiệu nhận diện tay chân bị nứt nẻ

Không khó để nhận biết tình trạng tay chân bị nứt nẻ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà có thể nhận biết nứt nẻ tay chân qua một số dấu hiệu như:

  • Có cảm giác khô da, đôi khi ngứa nhẹ, độ nhạy cảm ngoài da cũng tăng lên. Đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bị nứt nẻ da nhẹ.
  • Những trường hợp nặng hơn, da của bệnh nhân thường khô ráp. Bề mặt da cũng rải rác những vảy da, có một số vết nứt.
  • Một số trường hợp thương tổn nặng trên bề mặt da có thể khiến da trở nên thô ráp, khó chịu, thúc đẩy viêm da và một số bệnh ngoài da khác.
những nguyên nhân gây nứt nẻ chân tay
Tay chân bị nứt nẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Những nguyên nhân khiến da bị nứt nẻ ở tay, chân

Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tay chân bị nứt nẻ, khó chịu. Đa số thường liên quan trực tiếp đến môi trường sống, thói quen sinh hoạt hoặc do một số bệnh lý về da. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tay chân bị nứt nẻ.

  • Tay, chân là những vùng da ít được bảo vệ hơn cả trên cơ thể và liên tục phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó khi khí hậu thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm dễ khiến vùng da tay, chân bị tổn thương, mất nước và trở nên khô rát.
  • Những người có đặc thù công việc mà tay chân thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, các loại chất tẩy, dung môi, sơn… dễ gặp phải tình trạng tay chân nứt nẻ.
  • Tác động của quá trình lão hóa cũng khiến da tay, chân dễ bị nứt nẻ do thiếu collagen, mất nước.
  • Lạm dụng các thiết bị sưởi, điều hòa khiến da khô và dễ nứt nẻ.
  • Một số trường hợp khô da, nứt nẻ tay chân liên quan đến những thói quen trong sinh hoạt, đời sống. Thường gặp nhất là những trường hợp chăm sóc da không đúng cách, thường xuyên sử dụng nước nóng, tắm quá lâu,…
  • Một số bệnh lý về da như: viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc cũng có thể gây nên tình trạng da khô và tay chân bị nứt nẻ. Đặc biệt là căn bệnh viêm da cơ địa.
da chân tay bị nứt nẻ, rướm máu, khó chịu
Da chân bị nứt nẻ, rướm máu, khó chịu

Điều trị và chăm sóc tay chân bị nứt nẻ

Tình trạng tay chân bị nứt nẻ nếu không xử trí đúng cách rất dễ bị tái đi tái lại. Do đó những trường hợp mới khởi phát các triệu chứng cần phải chú ý thăm khám, xử trí sớm để tránh ảnh hưởng không mong muốn. Song song với điều trị, bệnh nhân cũng cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da phù hợp để có kết quả tối ưu nhất.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Với tình trạng tay, chân bị nứt nẻ thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc có công dụng làm ẩm, mềm da. Đồng thời có thể kết hợp một số loại kem trị nẻ chuyên dụng để làm giảm triệu chứng khô nứt.

Ngoài ra, một số loại thuốc kháng viêm, giảm ngứa có thể được kê đơn kèm theo để chống viêm nhiễm và ngăn chặn nhiễm trùng.

Trường hợp các vùng tay, chân nứt nẻ bị nhiễm trùng, mưng mủ bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thêm kháng sinh.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để trị chứng nứt nẻ tay chân, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ và liều lượng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm.

điều trị chân tay nứt nẻ
Điều trị chân tay nứt nẻ cần được tiến hành sớm và tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc vùng da bị nứt nẻ tại nhà

Bên cạnh việc điều trị tích cực, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh lối sống, sinh hoạt và chú trọng chăm sóc da hàng ngày để phòng tránh tình trạng nứt nẻ tái phát.

  • Rửa tay chân, tắm với nước ấm, tránh sử dụng nước nóng để không gây khô và kích ứng da.
  • Không vệ sinh da quá lâu, chỉ cần từ 10 – 15 phút là đủ.
  • Sau khi vệ sinh da ở tay, chân cần chú ý lau khô da tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên vùng da bị khô, nứt nẻ.
  • Khi đã vệ sinh da xong, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưỡng ẩm theo hướng dẫn của bác sĩ để da được sạch.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày (tương đương khoảng 8 ly nước).
  • Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin A, C, D, E,… Có thể bổ sung các loại vitamin này qua một số loại hạt, rau quả, những thực phẩm như cá, thịt,…

Trên đây là một số nguyên nhân gây nứt nẻ da tay, chân thường gặp và giải pháp điều trị. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chuẩn đoán thay cho bác sĩ chuyên môn.

Bị ngứa da phải làm xét nghiệm gì, ở đâu?

Xét nghiệm da là một trong những cách để xác định những nguyên nhân gây ngứa, dị ứng da, từ đó có giải pháp điều trị đúng hướng. Cần khám...
Nổi mề đay khắp người là gì?

Bị nổi mề đay khắp người do đâu? Cách khắc phục

Nổi mề đay khắp người là một trong những căn bệnh da liễu thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm...

Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng hải sản có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân....

Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bìu mãn tính: nguyên nhân và cách điều trị

Nếu không kịp thời điều trị, chàm bìu có thể chuyển thành chàm bìu mãn tính. Và thời gian điều...

Hà Nội và TP.HCM có một số cơ sở y tế uy tín khám viêm da dị ứng.

Khám viêm da dị ứng ở đâu uy tín tại Hà Nội và TP. HCM?

Viêm da dị ứng có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Nếu thấy da có các triệu...

Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *