Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không? Cách điều trị
Bệnh giời leo xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên so với các vị trí khác, giời leo ở mắt có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn bởi bệnh có thể khiến thị lực bị tổn thương vĩnh viễn. Vì thế ngay khi các biểu hiện đầu tiên bùng phát, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa và tiến hành chữa trị. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.
Bệnh giời leo ở mắt là gì?
Bệnh giời leo là một tên gọi khác của bệnh zona thần kinh. Bệnh thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng da cấp tính xảy ra sự tác động của Varicella zoster – virus gây bệnh thủy đậu.
Khi bệnh thủy đậu bùng phát và được điều trị, virus Varicella zoster có xu hướng khu trú tại các dây thần kinh nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi và yếu tố môi trường kích thích, virus gây bệnh thủy đậu sẽ tái hoạt và gây nhiễm trùng da.
Giời leo là một dạng nhiễm trùng da không quá nghiêm trọng. Bệnh có thể bùng phát và thuyên giảm sau 7 – 10 ngày áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu những biểu hiện của bệnh giời leo xảy ra ở mắt, virus có thể khiến dây thần kinh và giác mạc bị tổn thương. Đồng thời làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Tham khảo thêm: Cách chữa giời leo bằng đậu xanh nhanh khỏi
Nguyên nhân bị giời leo ở mắt
Virus varicella zoster tái hoạt trở lại được xác định là nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh giời leo nói chung và bệnh giời leo ở mắt nói riêng xuất hiện. Ngoài ra, theo các chuyên gia, bệnh còn hình thành và phát triển do một số yếu tố nguy cơ sau:
- Cơ thể mệt mỏi
- Hệ miễn dịch suy giảm
- Người mắc bệnh về máu
- Viêm màng não hoặc viêm não
- Stress, căng thẳng kéo dài
- Bệnh nhân bị ung thư thực hiện hóa trị, xạ trị.
Dấu hiệu nhận biết giời leo ở mắt
Bệnh giời leo ở mắt gây ra những triệu chứng nghiêm trọng sau:
- Khu vực da xung quanh mắt có biểu hiện đỏ, hồng và ấm hơn so với những vùng da xung quanh
- Ngay tại những mảng da có màu đỏ bắt đầu hình thành các mụn nước bên trong có chứa dịch lỏng kèm theo cảm giác đau rát và ngứa
- Sau khoảng 1 – 2 ngày, những nốt mụn nước có chứa dịch lỏng chuyển dần sang màu trắng đục
- Mụn nước vỡ ra, lở loét và liền sẹo.
Trong trường hợp những tổn thương da do bệnh giời leo gây ra quá gần với mắt, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm hơn. Cụ thể:
- Mờ mắt
- Đau nhức mắt
- Rối loạn điều tiết mắt
- Có cảm giác cộm khi chớp mắt
- Bỏng rát mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Ngứa mắt
- Chảy nước mắt.
Bị giời leo ở mắt có nguy hiểm không?
Virus varicella zoster gây bệnh giời leo ở mắt có thể hoạt động mạnh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời áp dụng các phương pháp kiểm soát. Ngoài ra, không giống như các vị trí khác trên cơ thể, mắt là khu vực nhạy cảm. Bệnh giời leo khi xảy ra ở mắt sẽ khiến vị trí này dễ bị tổn thương và chịu nhiều ảnh hưởng bởi hoạt động của virus.
Virus varicella zoster có thể phát triển, di chuyển từ bên ngoài da vào mắt và tác động lên những bộ phận bên trong mắt, cụ thể như kết mạc, giác mạc, dây thần kinh thị giác… Đồng thời làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, viêm loét giác mạc, hoại tử giác mạc, sẹo giác mạc, bội nhiễm, trường hợp nặng có thể gây mù lòa.
Trong trường hợp virus varicella zoster hoạt động mạnh, xâm nhập và tác động vào những dây thần kinh của vùng mặt, một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra. Bao gồm: Tê liệt mặt, đau tai, mất vị giác, tai biến mạch máu não, điếc, viêm màng não…
Tham khảo thêm: Chữa giời leo bằng mật ong có thực sự hiệu quả?
Phương pháp điều trị bệnh giời leo ở mắt
Để phòng ngừa các triệu chứng nguy hiểm nguy hiểm xuất hiện, bạn cần tiến hành kiểm soát bệnh giời leo ở mắt ngay khi các triệu chứng bùng phát.
Sử dụng thuốc là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh giời leo. Trong trường hợp những tổn thương xuất hiện trên da có phạm vi nhỏ, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc bôi chữa bệnh giời leo.
Tuy nhiên nếu nhận thấy nguy cơ giời leo bùng phát, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng phối hợp thuốc bôi cùng với thuốc đường uống:
- Dung dịch sát trùng: Dung dịch sát trùng (Xanh methylene, Tím methyl, Hồi nước…) thường được dùng để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương với mục đích sát trùng, hạn chế tình trạng lây lan và ngăn chặn bội nhiễm.
- Thuốc kháng virus tại chỗ: Thuốc kháng virus tại chỗ (Acyclovir cream) có tác dụng ức chế sự phân đôi tế bào của virus varicella zoster. Từ đó giúp ức chế hoạt động và kìm hãm quá trình bùng phát của loại virus này. Tuy nhiên trước khi bôi thuốc vào vùng da mắt hoặc những vùng da nhạy cảm khác, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra thuốc kháng virus tại chỗ không được khuyến cáo sử dụng cho sản phụ và trẻ em dưới 12 tuổi.
- Thuốc kháng virus đường uống: Thuốc kháng virus đường uống được chỉ định trong trường hợp tổn thương da do bệnh giời leo gây ra có phạm vi lớn hoặc bệnh nhân không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị tại chỗ. Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng virus đường uống liên tục từ 7 – 10 ngày.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Virus varicella zoster không chỉ gây ra những biểu hiện trên da mà còn khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, đau nhức, sốt, chán ăn, suy nhược… Trong trường hợp này người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau (Acetaminophen, NSAIDs) để cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên những người bị loét dạ dày tá tràng, bệnh nhân bị suy gan nặng… không được khuyến cáo sử dụng loại thuốc này.
Trong trường hợp tổn thương và triệu chứng của bệnh giời leo xuất hiện quá gần mắt, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn không sử dụng thuốc bôi. Bởi việc sử dụng các loại thuốc bôi trên vùng da quá nhạy cảm có thể khiến triệu chứng quá mẫn, kích ứng… phát sinh.
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát bệnh giời leo ở mắt
Những tổn thương ngoài da hình thành do bệnh giời leo ở mắt có nguy cơ bội nhiễm, thậm chí có thể gây hoại tử giác mạc nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc vùng da này.
Tham khảo thêm: Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?
Biện pháp chăm sóc da trong quá trình điều trị bệnh giời leo
- Tuyệt đối không chà xát, gãi hoặc dụi lên vùng da bị tổn thương. Bởi hoạt động này có thể làm tăng tiết dịch trên da. Đồng thời gây lở loét nghiêm trọng. Ngoài ra, việc bạn dùng tay dụi mắt còn gián tiếp đưa virus gây bệnh giời leo vào bên trong giác mạc và khiến thị lực bị ảnh hưởng.
- Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng da mắt đều đặn mỗi ngày. Để thực hiện bạn nên sử dụng một lượng vừa đủ bông gòn thấm vào nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng thoa lên những vùng da có dấu hiệu bị tổn thương.
- Sau khi tiếp xúc với vùng da bị bệnh, bạn nên vệ sinh tay cùng với xà phòng diệt khuẩn. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế lây nhiễm virus cho người xung quanh.
Biện pháp dự phòng bệnh giời leo ở mắt tái phát
- Thiết lập chế độ luyện tập và ăn uống khoa học để tăng cường sức chống chịu và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Kiểm soát căng thẳng, áp lực từ công việc hay cuộc sống. Để tránh tình trạng stress, căng thẳng, bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi, chia sẻ với người thân hoặc bạn bè những suy nghĩ tiêu cực và giảm áp lực công việc.
- Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang mắc bệnh zona thần kinh, bệnh thủy đậu.
- Chủ động đến bệnh viện và tiêm vắc xin phòng ngừa nhiễm virus varicella zoster là biện pháp phòng ngừa bệnh giời leo an toàn và hiệu quả.
So với các vùng da khác trên cơ thể, bệnh giời leo ở mắt có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Do đó ngay khi những triệu chứng mới phát sinh, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện và chữa trị cùng với bác sĩ chuyên khoa. Đối với những trường hợp giời leo gây tổn thương thị lực hoặc khiến mắt bị đau, bạn cần gặp bác sĩ để được theo dõi và áp dụng biện pháp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm
- Bị giời leo có cần kiêng nước, kiêng gió không?
- Cách trị giời leo bằng tỏi – Hướng dẫn chi tiết A-Z
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!