Da bị nổi mụn nước khắp người nhưng không ngứa
Tình trạng da bị nổi mụn nước khắp người không ngứa do nhiều nguyên nhân. Việc xác định rõ ràng nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị đúng bệnh.
Mụn nước là gì?
Mụn nước là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng có màu trong, trắng, vàng hoặc lẫn với máu, thường xuất hiện trên da. Mụn nước thường có kích thước khoảng 5 đến 10 mm. Nếu chúng lớn hơn sẽ được phân loại là mụn rộp. Nếu mụn nước có đường kính ít nhất nửa cm, chúng được gọi là bọng nước (bullae).
Nguyên nhân nổi mụn nước không ngứa
Mụn nước phát triển khi chất lỏng bị giữ lại dưới lớp biểu bì – lớp trên cùng của da. Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra mụn nước. Tình trạng nổi mụn nước khắp người không ngứa có khá nhiều nguyên nhân như:
- Viêm da tiếp xúc với các chất gây dị ứng như cây thường xuân độc, cây sồi độc, cây sơn độc,…chất gây kích thích như hóa chất, thuốc trừ sâu,…
- Bỏng từ nhiệt, hóa chất, cháy nắng có thể gây mụn nước không ngứa
- Bệnh chàm dị ứng
- Frostbite là ít phổ biến hơn, nhưng nó có thể gây mụn nước trên da tiếp xúc với cực lạnh trong một thời gian dài.
- Một số bệnh nhiễm trùng như chốc lở, thủy đậu, bệnh zona, herpes, viêm miệng, mụn rộp sinh dục, Erysipelas
Mặc dù hiếp gặp hơn nhưng mụn nước không ngứa có thể là do một số tình trạng da gồm:
- Bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria
- Bệnh bọng nước tự miễn Pemphigus
- Bọng nước Pemphigoid
- Viêm da herpetiformis
Nếu mụn nước nhỏ, bạn có thể không cần chăm sóc y tế, tuy nhiên nếu nó trở nên nghiêm trọng thì đây có thể là báo hiệu một vấn đề phức tạp cần được điều trị y tế. Mụn nước cũng có thể lan rộng nhanh chóng khi nó bị vỡ, dịch lây sang những vùng da khác. Lúc này nếu không giữ vệ sinh thì mụn nước có thể bị nhiễm trùng.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Hầu hết mụn nước không ngứa có thể cải thiện bằng các phương pháp điều trị, các biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp nên được thăm khám với bác sĩ chuyên môn. Đó là khi bạn:
- Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, da đỏ hơn,…
- Thường xuyên bị nổi mụn nước khắp người không ngứa mà không biết tại sao
- Xuất hiện một dải mụn nước đau ở một bên cơ thể hoặc bên mặt, đây có thể là bệnh zona
- Bị tiểu đường và nổi mụn nước ở bàn tay, chân
Hoặc nếu bạn nhận thấy mụn nước lây lan nhanh chóng, đặc biệt phát ban kèm theo hiện tượng khó thở, đau, chóng mặt thì nên nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Làm sao chẩn đoán mụn nước?
Khi bắt gặp da bị nổi mụn nước không ngứa mà không giải thích được nguyên nhân thì bạn hãy thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể hỏi bạn về tình trạng sức khỏe gần đây, bất kỳ vấn đề y tế nào liên quan đến sự hình thành mụn nước.
Một cuộc kiểm tra làn da sẽ được thực hiện để chẩn đoán nguyên nhân gây ra mụn nước không ngứa dựa trên thông tin mà bạn cung cấp. Nếu bác sĩ không chắc chắn về chẩn đoán, họ có thể sẽ đề nghị thực hiện một số xét nghiệm bằng cách lấy một mẫu chất lỏng hoặc sinh thiết mô da từ mụn nước để gửi đến phòng thí nghiệm. Việc phân tích mẫu mô sẽ được xác nhận.
Xem thêm: Mụn nước ở môi coi chừng dấu hiệu của bệnh nguy hiểm
Nổi mụn nước không ngứa được điều trị như thế nào?
Các loại thuốc không kê đơn như thuốc mỡ để làm dịu da tại chỗ, thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng liên quan đến dị ứng thường được sử dụng. Tuy nhiên, việc điều trị mụn nước không ngứa còn phụ thuộc vào nguyên nhân.
Ví dụ như, đối với bệnh bọng nước Pemphigoid, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng corticosteroid để giúp giảm viêm và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đường uống để tình trạng mụn nước không nặng thêm. Mụn nước do bệnh chàm thường được điều trị bằng thuốc bôi, bao gồm retinoids và glucocorticoids.
Vết bỏng có nổi mụn nước không ngứa sẽ được điều trị bằng kem trị bỏng theo toa. Bạn cũng có thể được kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thông thường nếu bị mụn nước không ngứa do phản ứng dị ứng, viêm da tiếp xúc thì thông thường bạn sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị. Nhưng các trường hợp nghiêm trọng hơn do kết quả của di truyền hay nhiễm virus, mụn nước mãn tính thì mụn nước có thể tái phát trong suốt cuộc đời.
Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa mụn nước?
Nếu bạn bị nổi mụn nước không ngứa do dị ứng, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, cố gắng không mặc quần áo bó sát, chà xát khó chịu trên da đặc biệt là trong thời tiết nóng, ẩm ướt. Khi hoạt động thể chất, nên mặc trang phục phù hợp chẳng hạn như có thêm vớ, quần áo thấm hút.
Luôn giữ cho làn da của bạn sạch sẽ, giữ vệ sinh làn da bằng cách tắm ngay sau khi làm việc hoặc tiếp xúc với một chất gây kích ứng da.
Trên đây là những thông tin về tình trạng da nổi mụn nước không ngứa, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, người bệnh hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay cho bác sĩ chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Mụn nước ở tay cảnh báo điều gì? Nên làm gì để điều trị?
- Viêm da nổi mụn nước ngứa là bị bệnh gì, muốn trị phải làm sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!