Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? không chữa có hết không?
Bệnh tổ đỉa là tình trạng các mụn nước xuất hiện trên da gây ngứa rát, bong tróc da. Bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi sau 2 – 4 tuần nhưng cũng rất dễ tái phát.
Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?
Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) là một căn bệnh da liễu, xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tổ đỉa là một trường hợp đặc biệt của bệnh chàm (Eczema), nên bệnh còn được gọi bằng cái tên cụ thể hơn là chàm tổ đỉa.
Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa thì rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể phân loại thành hai nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân nội sinh: Do rối loạn thần kinh giao cảm, do biến chứng của bệnh nấm ở kẽ chân,…
- Nguyên nhân ngoại sinh: Do dị ứng khi tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, nước hoa, xăng dầu, xi măng, bùn đất, thời tiết thay đổi,…
Người mắc bệnh tổ đỉa sẽ thấy lòng bàn tay, mé bên của ngón tay hoặc lòng bàn chân xuất hiện những mụn nước. Các mụn nước xuất hiện thành chùm, chúng ăn sâu vào thượng bì, khiến cho bề mặt lớp da trông sần sùi. Các mụn nước trên da thường tự xẹp, không tự vỡ. Khi khô, mụn nước có màu vàng, sau đó da sẽ bong tróc, để lộ lớp da bên dưới màu hồng.
Bệnh tổ đỉa gây ngứa rát, càng gãi, các mụn nước sẽ các xuất hiện nhiều.
Nếu bị bệnh tổ đỉa cấp tính, bệnh có thể kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Sau đó da sẽ lành lặn, bệnh tự khỏi, không cần điều trị nhiều. Nhưng nếu bệnh ở dạng mãn tính, bệnh có thể sẽ trở lại nhiều lần do cơ địa có tính dị ứng với môi trường.
Điều trị bệnh tổ đỉa
Hiện nay, bệnh tổ đỉa đã có cách điều trị nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh và hạn chế tái phát. Bệnh nhân có thể uống thuốc kháng sinh chống nấm, chống nhiễm khuẩn, chống dị ứng toàn thân,… Bên cạnh uống thuốc Tây, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng kem thuốc bôi ngoài da, bổ sung thêm một số loại vitamin cho cơ thể như vitamin B6, vitamin C, vitamin PP,…
Người bệnh cũng có thể được điều trị bằng phương pháp chiếu tia tử ngoại để đốt chết vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp với việc tự điều trị, tự chăm sóc tại nhà. Người bệnh chàm tổ đỉa cần:
- Giữ gìn vệ sinh vùng da bị tổn thương;
- Dùng loại xà phòng hợp với da, an toàn cho da;
- Có thể dùng thuốc tím pha loãng để ngâm rửa tay và chân;
- Hạn chế tiếp xúc với xăng dầu, hóa chất, nước hoa, mỡ,…
- Khi lao động, làm việc trong môi trường khói bụi, dầu mỡ, hóa chất, bùn đất, nước bẩn,… người bệnh cần mang khẩu trang, bao tay, ủng,… để giữ vệ sinh cho vùng da bị bệnh.
- Không gãi, nặn lễ mụn nước, bóc vảy khi da đang bong,… Điều này sẽ làm xây xước da và làm nhiễm trùng vùng da đang bị bệnh.
- Rửa tay, chân nhẹ nhàng, dùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh;
- Cắt ngắn móng chân, móng tay, giữ móng sạch sẽ.
Xem ngay: Top 5 Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Hiệu Quả Nhất
Cách phòng ngừa tổ đỉa
Để phòng tránh bệnh tổ đỉa, mỗi người trong chúng ta cần ý thức về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách. Bạn có thể tuân theo những lời khuyên sau:
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau một ngày làm việc, học tập, vui chơi,…
- Dùng loại xà phòng, nước hoa, dầu gội an toàn cho da;
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất như xăng dầu,…
- Khi tiếp xúc với hóa chất, khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, bùn đất,… cần phải có các dụng cụ bảo vệ như khẩu trang, găng tay, ủng,…
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu;
- Kết hợp ăn uống khoa học với nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục rèn luyện sức khỏe,… Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, tránh được bệnh tật nói chung và bệnh chàm tổ đỉa nói riêng;
- Khi thấy có bất kỳ triệu chứng lạ nào xuất hiện trên vùng da lòng bàn tay, bàn chân,… bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị.
Tóm lại, bệnh tổ đỉa là một căn bệnh ngoài da, chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh gây ngứa rát, nổi mụn rộp, bong tróc da,… Bệnh có thể tự khỏi, không cần chữa. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát lại nhiều lần. Do đó, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám để được biết về tình trạng bệnh và cách điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?
- Bài thuốc chữa tổ đỉa bằng lá lốt giúp ích cho nhiều người
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn phương pháp chữa trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!