Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh do đâu? Cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Giấc ngủ chất lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, sự phát triển của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Chính vì thế khi bị rối loạn giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phát sinh ra nhiều bất thường. Để lựa chọn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả, bạn cần hiểu và nắm rõ nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Định tâm an thần thang – Bài thuốc chữa mất ngủ được ví là “thần dược” của người Việt

Chị Nguyễn Thị Ngọc Nguyên (Q.9 - Tp HCM) khỏi hẳn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ và lành bệnh dạ dày sau một thời gian ngắn sử dụng bài thuốc Định tâm An thần thang [Đọc ngay]
Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh do đâu? Cách khắc phục
Tìm hiểu rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh do đâu? Dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và khắc phục

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh là gì?

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mô tả rõ nét một giai đoạn khi một đứa trẻ đang ngủ ngon và ngủ tốt đột nhiên thức dậy rất nhiều lần vào ban đêm, thời gian ngủ của trẻ ngắn hơn mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng rối loạn giấc ngủ thường kéo dài trong một tháng. Ở một số trường hợp khác, tình trạng này có thể kéo dài trong vài tháng.

Tương tự như rối loạn giấc ngủ ở người lớn, trong nhiều trường hợp, bệnh lý này có thể khiến trẻ khó ngủ và thường xuyên thức giấc cả ngày lẫn đêm, thời gian ngủ ngắn hơn so với quy luật tự nhiên

Những ảnh hưởng của chứng rối loạn giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Ngủ chính là thời gian để não bộ phát triển. Chất lượng giấc ngủ tham gia vào quá trình bảo vệ sức khỏe và phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thông qua hormone tăng trưởng. Trong 3 năm đầu đời, có đến 80% tế bào não được sản sinh. Bên cạnh đó quá trình tạo ra tế bào não cũng có mối liên hệ mật thiết với chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của trẻ.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thể chất, giấc ngủ còn mang ý nghĩa và tầm quan trọng cao đối với sự phát triển trí tuệ. Bởi trong suốt thời gian ngủ, não bộ sẽ hoạt động và tiến hành xử lý những thông tin, suy nghĩ mà trẻ đã tiếp nhận trong suốt một ngày dài.

Nếu không có những lý do nào đánh giá là bất khả kháng, trẻ nên có được một giấc ngủ ngon trong mọi điều kiện, trong đó cả chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ cần được đảm bảo. Nếu mắc chứng rối loạn giấc ngủ, trẻ sẽ thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, đồng thời giảm khả năng tiếp thu thông tin và học tập. Trường hợp nặng có thể gây rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi khi trẻ bước sang độ tuổi trưởng thành.

Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ
Rối loạn giấc ngủ kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ, hạn chế khả năng tiếp thu thông tin, gây rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi

Trẻ sơ sinh cần ngủ trong bao lâu?

Đối với trẻ sơ sinh, rất khó để xác định chính xác thời gian ngủ bao lâu là đủ. Bởi thời gian ngủ ở trẻ còn phụ thuộc vào đặc điểm thể chất. Trung bình trẻ sơ sinh ngủ từ 18 – 20 giờ mỗi ngày. Thời gian ngủ ở mỗi giấc của từng trẻ là khác nhau. Trung bình dao động trong khoảng 30 – 180 phút. Đôi khi thời gian ngủ có thể lên đến 5 – 10 giờ/giấc ngủ.

Không giống như người trưởng thành trở sơ sinh thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Thời gian ngủ vào ban ngày của trẻ càng ngắn lại khi trẻ càng lớn.

Xem ngay: VTV2 giới thiệu bài thuốc Định tâm An thần thang chữa mất ngủ hiệu quả và an toàn

Biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Thời gian ngủ ngày và đêm ở từng độ tuổi

  • Đối với trẻ <6 tháng: Trẻ ngủ theo nhu cầu. Những trẻ có độ tuổi <6 tháng đã bắt đầu hình thành và duy trì chu kỳ thức – ngủ. Trong đó thời gian ngủ vào ban đêm kéo dài trong khoảng 9 ,5 đến 11,5 giờ đồng hồ. Vào ban ngày thời gian ngủ ngắn hơn, trung bình khoảng 3,5 đến 5,5 giờ.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ở độ tuổi này, trẻ ngủ theo nhịp sinh học và nhu cầu. Giấc ngủ ban ngày ở mức 3 đến 4 giấc giảm còn 1 đến 2 giấc. 14 giờ/ngày là tổng số thời gian ngủ đối với những trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 1 tuổi.
  • Trẻ từ 18 tháng: Nhu cầu ngủ vào ban ngày ít xảy ra.
  • Trẻ từ 2,5 đến 5 tuổi: Ngủ ngày ở trẻ có độ tuổi từ 2,5 đến 5 tuổi ít khi xảy ra. Bỏi ở độ tuổi này, trẻ thích khám phá thế giới xung quanh, tìm hiểu những điều mới lạ và tiếp nhận nhận nhiều kích thích, sự kiện từ môi trường bên ngoài. Đa số trẻ nhỏ có thể tự ngủ vào ban đêm.

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, bệnh rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh được biểu hiệu bằng những triệu chứng sau:

  • Ngủ gật
  • Sụp mí
  • Ngáp nhiều
  • Chơi đùa ít
  • Giảm linh hoạt
  • Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ
  • Biểu hiện của bệnh.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ theo điều kiện và nhiều kiểu khác nhau. Gồm:

  • Xuất hiện cơn ngừng thở ngắn kèm theo biểu hiện ngáy khi ngủ
  • Giật cơ khi ngủ
  • Những cử động chân và tay mang tính chu kỳ
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Cơn miên hành
  • Xuất hiện những cơn hoảng sợ vào ban đêm
  • Mất ngủ.

Trong số những biểu hiện nêu trên, cơn miên hành và những cơn hoảng sợ vào ban đêm xảy ra phổ biến.

Cơn miên hành

Cơn miên hành là những triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh. Triệu chứng này được thực hiện gần như có mục đích khi trẻ nhỏ đang ngủ sâu đột ngột choàng dậy. Khi đó, trẻ có thể thực hiện một số hành vi, động tác đơn giản như tỉnh giấc và ngồi dậy tại giường. Các động tác, hành vi tự động phức tạp hơn xảy ra ở một số trường hợp khác. Cụ thể như: Bò, đi lại, ăn uống, mặc quần áo.

Cơn miên hành
Cơn miên hành được xác định là những triệu chứng của bệnh rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh

Cơn miên hành thường xuất hiện vào thời điểm sau khi ngủ 1 – 2 giờ (tức là vào giai đoạn thứ 3 và giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ chậm). Trẻ thường mở mắt nhìn trong cơn miên man. Tuy nhiên nếu nói chuyện với trẻ thì trẻ gần như hoàn toàn không hiểu.

Cơn miên hành kéo dài khoảng 30 phút. Sau 30 phút, trẻ lại ngủ tiếp. Nếu hỏi lại trẻ vào buổi sáng hôm sau, trẻ sẽ không nhớ gì về tình trạng tỉnh giấc vào ban đêm.

Cơn hoảng sợ ban đêm

Cơn hoảng sợ ban đêm thường gặp ở những trẻ có độ tuổi từ 1 đến 8. Tình trạng này có thể xuất hiện đồng thời với cơn miên hành. Cơn hoảng sợ vào ban đêm thường xuất hiện vào giai đoạn thứ 3 và giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ chậm.

Triệu chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong cơn hoảng sợ gồm:

  • Đột nhiên trẻ vùng vẫy hoặc ngồi dậy, khóc lóc và la hét sau khi đã chìm vào giấc ngủ được vài giờ.
  •  Trẻ nhỏ bộc lộ cảm xúc về sự sợ hãi, bồn chồn, căng thẳng, mắt mở to nhưng dường như mệt và vẫn đang thiếp ngủ, mẹ không thể đánh thức để giúp trẻ tỉnh hẳn được hoặc không thể dỗ dành và giúp trẻ yên.
  • Cơn hoảng sợ của trẻ kéo dài khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau khi cơn hoảng sợ xảy ra, trẻ thường ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng hôm sau, trẻ thường không nhớ gì.

Xét nghiệm

Trong trường hợp trẻ mất ngủ, có cơn miên hành, cơn ngưng thở khi ngủ, nghi ngờ hoặc đã xảy ra cơn động kinh vào ban đêm, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ bằng cách thực hiện một số xét nghiệm. Cụ thể như:

  • Điện cơ đồ
  • Điện não đồ
  • Điện tâm đồ
  • Quay video
  • Nhãn cầu đồ.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh

Tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh có thể xuất hiện do sự tác động của một số nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ được chia thành hai loại gồm:

  • Rapid Eye Movement (REM): Chuyển động mắt nhanh, xảy ra với những biểu hiện gồm nhịp thở nhanh, nhịp tim nhanh, não tăng chuyển hóa…
  • Non Rapid Eye Movement (NREM): Không chuyển động mắt nhanh.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ Rapid Eye Movement và giấc ngủ Non Rapid Eye Movement xuất hiện với thời gian gần như bằng nhau, khoảng 50%. Trong khi đó, ở những người trưởng thành, giấc ngủ Non Rapid Eye Movement chiếm 75% trên tổng thời gian ngủ, giấc ngủ Rapid Eye Movement chỉ chiếm 25%.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ Rapid Eye Movement nhiều hơn so với người lớn. Điều này khiến cho việc đánh thức trẻ trở nên dễ dàng hơn. Trẻ có thể tỉnh giấc hoàn toàn chỉ với một cử động nhẹ.

Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ của trẻ có thể bị tác động và ảnh hưởng trước khi đi đến những mốc phát triển của trẻ như sắp mọc răng, sắp bò, sắp đi, sắp ngồi… hoặc khi trẻ sinh hoạt, vận động quá nhiều.

Chế độ ăn uống quá ít hoặc ăn uống quá nhiều cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát sinh chứng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Việc sinh hoạt, vận động quá nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Việc sinh hoạt, vận động quá nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân bệnh lý

Một số vấn đề,  bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa, thần kinh, tim mạch, hô hấp… để có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu và làm tăng nguy cơ phát sinh chứng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh.

Ngoài ra giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, suy giảm chất lượng, rối loạn nghiêm trọng bởi một số bệnh lý mãn tính. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển cở thể và trí não của trẻ nhỏ.

3. Sai lầm trong việc cho trẻ ngủ

Một số sai lầm trong việc cho trẻ ngủ có thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển chứng rối loạn rất ngủ. Cụ thể:

  • Duy trì thời gian ngủ quá dài: Việc kéo dài thời gian ngủ ngày của trẻ, nhất là quá 5 giờ chiều có thể khiến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ không thể ngủ ngon giấc, khó chìm vào giai đoạn ru ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ bị lệ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh: Một số vật dụng ru ngủ thường xuyên được sử dụng như võng, nôi có thể khiến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ bị lệ thuộc. Trong trường hợp không có những vật dụng này thì trẻ không thể ngủ được. Có thể kể đến trường hợp thường gặp hơn là giấc ngủ của trẻ nhỏ bị phụ thuộc quá nhiều vào mẹ. Nếu không có mẹ, trẻ nhất định không ngủ.
  • Môi trường ngủ quá sáng chói, quá ồn ào: Ánh sáng mạnh, tiếng ồn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc chứng rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra trẻ cũng có thể khó ngủ khi thay đổi không gian ngủ.

Cách khắc phục và phòng ngừa chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục và phòng ngừa tái phát chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý và thực hiện một số điều sau đây:

  • Hình thành nhịp sinh học thức – ngủ cho trẻ bằng cách duy trì thời gian thức và thời gian ngủ vào một khung giờ cố định và thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  • Giúp trẻ luyện tập và duy trì những thói quen tốt trước khi đi ngủ. Cụ thể như vệ sinh thân thể, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo rộng rãi, thoáng mát, massage cho trẻ. Hoạt động này cần được thực hiện một cách đều đặn, thường xuyên trước khi cho trẻ chìm vào giấc ngủ sâu. Việc giúp trẻ luyện tập và duy trì những thói quen tốt trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện có phản xạ, trẻ nhỏ có thể ý thức được rằng việc đi ngủ là cần thiết sau khi tắm rửa sạch sẽ.
  • Trong khi ngủ, mẹ có thể cho trẻ ngủ cùng với những vật dụng yêu thích. Bởi những vật dụng yêu thích sẽ tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Từ đó giúp trẻ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
  • Trước khi đi ngủ bạn cần tránh cho trẻ sinh hoạt và vận động quá nhiều.
  • Phụ huynh nên sớm tập luyện cho con trẻ phân biệt giữa ban ngày và ban đêm. Bạn cần để ánh sáng đầy phòng vào ban ngày. Không để ánh sáng lọt vào không gian ngủ vào ban đêm. Trong trường hợp không thể phân biệt được sáng và tối, khả năng cao trẻ sẽ không ngủ suốt cả đêm.
  • Tránh cho trẻ ăn khi đang nằm.
  • Tránh việc quá lạm dụng nôi điện, võng và nhiều vật dụng giúp ru ngủ khác trong thời gian cho trẻ ngủ. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị lệ thuộc quá nhiều vào các vật dụng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có các yếu tố ru ngủ, trẻ sẽ khó ngủ hơn.
  • Không nên cho trẻ sử dụng một số loại thuốc chứa hoạt chất có khả năng kích thích thần kinh trước khi trẻ chuẩn bị ngủ. Bởi điều này có thể khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh phát sinh.
Cho trẻ ngủ cùng với những vật dụng yêu thích
Cho trẻ ngủ cùng những vật dụng yêu thích để tạo cảm giác thoải mái, an toàn

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến, làm ảnh hưởng đến sự phát triển và các hoạt động sinh hoạt của trẻ. Bệnh phát sinh bởi nhiều nguyên nhân như nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý và những sai lầm diễn ra trong việc cho trẻ ngủ. Thông thường, bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa và khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ bằng một số biện pháp đơn giản.

Tuy nhiên nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc trẻ rơi vào một trong những trường hợp dưới đây, bạn nên sớm đưa con đến bệnh viện và khám chữa bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa.

  • Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục tại nhà không có khả năng cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ của trẻ.
  • Rối loạn giấc ngủ thường xuyên xảy ra (3 – 4 lần/tuần) hoặc xảy ra liên tục 3 ngày.
  • Cơn hoảng sợ ban đêm và cơn miên hành vào ban đêm phát sinh.
  • Phát sinh cơn ngưng thở khi ngủ
  • Có nghi ngờ hoặc đã xảy ra cơn động kinh vào ban đêm.

Rối loạn giấc ngủ trẻ sơ sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế ngay khi nhận thấy trẻ khó ngủ, mất ngủ hoặc phát sinh những triệu chứng bất thường liên quan đến chứng rối loạn, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn các phương pháp chữa trị phù hợp. Đối với những trường hợp nhẹ, bạn có thể thử cho trẻ áp dụng các biện pháp phòng ngừa và khắc phục tại nhà.

Xem thêm:

Tin bài nên đọc

mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên là gì? Giải pháp khắc phục?

Tình trạng mất ngủ kinh niên có sức tàn phá ghê gớm với cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Hơn nữa, nếu diễn tiến lâu dài nó còn...
Bác Hoàng Thị Đức chia sẻ kinh nghiệm khỏi mất ngủ trên VTV2

10 năm mất ngủ bác Hoàng Thị Đức chia sẻ bí quyết ngủ ngon trên VTV2

Bác Hoàng Thị Đức (63 tuổi, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội), suốt 10 năm ròng phải đối mặt với...

bấm huyệt chữa mất ngủ

Bấm huyệt chữa mất ngủ – Giải pháp đơn giản, hiệu quả

Bấm huyệt chữa mất ngủ là giải pháp quen thuộc trong y học cổ truyền. Không chỉ chăm sóc tốt...

Nghệ sĩ Hương Dung chia sẻ hành trình chữa mất ngủ trên VTV2

NSƯT Hương Dung chia sẻ trên VTV2 về hành trình tìm lại giấc ngủ ngon

Trong hơn 7 năm phải sống chung với căn bệnh mất ngủ, NSƯT Hương Dung từng phải đối mặt với...

Mất ngủ có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm việc ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, hay...

Các thảo dược trị mất ngủ hiệu quả quanh nhà

Trị bệnh mất ngủ bằng các loại thảo dược thiên nhiên đang dần trở thành xu hướng và được phần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.