Cây ngải cứu: công dụng, cách dùng và lưu ý cần thiết
Cây ngải cứu là một loại cây thân thảo, sống lâu năm có nguồn gốc ở Châu Á, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska và ở Bắc Mỹ. Tại Việt Nam, cây ngải cứu phân bố trên khắp lãnh thổ từ Bắc vào Nam và được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày.
- Tên khoa học: Artemisia vulgaris.
- Tên gọi khác: thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngãi, quá sú, cỏ linh li.
- Bộ phận thường được sử dụng: lá và thân cây.
- Thông tin mô tả: cây ngải cứu thường cao từ 0,4 – 1 m, ở những cây non thường có lông ở thân. Lá cây có màu xanh nhạt ở mặt trên và màu xám ở mặt dưới. Vào mùa hè cây thường cho ra hoa màu vàng ở đầu cành.
1/ Các chất có trong cây ngải cứu
Ngải cứu là một loại cây có vị đắng đặc trưng bởi các chất có trong cây tạo nên:
- Các chất chống viêm gồm absinthin và anabsinthine tạo nên vị đắng của cây, giúp cải thiện và kích thích hệ tiêu hóa.
- Một số hoạt chất khác như thujone, silica, tannin, flavonoid và inuline cũng được tìm thấy trong cây ngải cứu.
2/ Công dụng của cây ngải cứu
Cây ngải cứu có đặc tính chống nhiễm trùng nhẹ nên được sử dụng để điều trị tại chỗ các vết thương, vết cắt hoặc vết bầm. Giúp quá trình chữa lành vết thương được diễn ra nhanh chóng hơn, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Giúp giảm các triệu chứng đau liên quan đến viêm khớp và thấp khớp nhờ tác dụng gây tê tự nhiên của nó.
Được sử dụng như một phương thuốc truyền thống để thúc đẩy kinh nguyệt bằng cách cải thiện lưu thông máu, giảm các triệu chứng đau bụng do kinh nguyệt gây ra.
Điều trị các triệu chứng chán ăn nhờ tính đắng của ngải cứu giúp kích thích sự thèm ăn.
Với những người bị mắc chứng động kinh, co thắt cơ bắp, trầm cảm nhẹ có thể sử dụng ngải cứu để điều trị vì tính năng làm dịu của nó.
Ngoài ra, chiết xuất được làm từ cây ngải cứu được sử dụng như một loại thuốc thảo dược để tẩy giun ra khỏi đường ruột.
Bên cạnh việc sử dụng cây ngải cứu như một loại thảo dược có lợi nó còn được dùng làm thuốc trừ sâu và thuốc chống côn trùng.
Xem thêm: Lá lốt: Tác dụng dược lý và Một số bài thuốc hay
3/ Cách sử dụng ngải cứu
Ngải cứu được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, tùy vào từng trường hợp mà nó được sử dụng với liều lượng và công thức khác nhau.
- Để cầm máu nhanh có thể nghiền nát lá ngải cứu tươi cùng với một ít muối và đắp vào vết thương.
- Trà làm từ ngải cứu có thể sử dụng từ 2,5 đến 5 gram pha với 250 ml nước sôi để uống thường xuyên.
- Rượu thuốc ngâm từ ngải cứu nên dùng trước bữa ăn từ 10 đến 20 giọt.
Với một số trường hợp khác ngải cứu sẽ được dùng với công thức và liều lượng riêng, điều này bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong từng trường hợp.
4/ Những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
1/ Tác dụng phụ của ngải cứu
Không nên sử dụng quá 4 lần một tuần sẽ gây nên những tác dụng phụ sau:
- Co thắt dạ dày và ruột.
- Buồn nôn, ói mửa.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Tổn thương thần kinh.
- Suy thận.
- Suy nhược.
- Run rẩy.
- Thay đổi nhịp tim.
- Bí tiểu.
- Tê tay chân.
- Gây đỏ da hoặc bỏng rát
2/ Tương tác
Cây ngải cứu có thể làm giảm hiệu quả các loại thuốc chống co giật như carbamazepine (Tegretol), phenytoin (Dilantin) và một số loại thuốc khác.
Vì vậy khi đang sử dụng các thuốc này bạn không nên ăn hoặc dùng các sản phẩm có liên quan tới ngải cứu để không gặp phải những tác dụng xấu.
3/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
Để bảo đảm an toàn cho người sử dụng cây ngải cứu bạn nên lưu ý những điều sau:
- Hoạt chất thujone có trong cây ngải cứu sẽ gây nên tác dụng phụ nếu như sử dụng quá nhiều, tốt nhất không nên dùng quá 4 lần/ tuần.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng cây ngải cứu dưới mọi hình thức.
- Những người bị dị ứng với các loại thực vật trong họ Asteraceae như cúc vạn thọ, cây cúc,.. không nên dùng ngải cứu vì sẽ bị dị ứng tương tự.
- Người bị tình trạng máu di truyền porphyria không nên dùng sẽ làm bệnh tồi tệ hơn.
- Dầu ngải cứu có thể gây suy thận vì vậy những người có vấn đề về thận không nên sử dụng.
- Người bị rối loạn đường ruột tránh dùng ngải cứu vì nó làm cho quá trình điều trị bệnh khó khăn hơn nhiều.
Mặc dù cây ngải cứu có nhiều công dụng để điều trị bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, mọi người nên thận trọng trong quá trình sử dụng cây ngải cứu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng chúng.
Có thể bạn quan tâm
- Cây tô tử cùng những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- Cây kinh giới có tác dụng gì? Cách sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Hỏi đáp cùng chuyên gia
có 1 bài thuốc về Ngải cứu giúp an thai
Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.
nhưng trên lưu ý lại viết là phụ nữ có thai không nên dùng dưới mọi hình thức, nhờ bác sĩ giải đáp giúp để em yên tâm dùng ạ