Top 9 Thuốc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tốt nhất hiện nay
Dùng thuốc chữa bệnh mất ngủ là một trong những phương pháp điều trị nội khoa được phần đông người bệnh sử dụng ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và điều chỉnh lối sống lành mạnh. Dựa vào những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị phù hợp.
Tổng hợp 9 thuốc trị mất ngủ hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay
Ngủ là một nhu cầu thiết yếu ở mỗi đối tượng. Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa hệ thần kinh trung ương và cơ thể. Việc ngủ đủ giấc, đủ sâu sẽ giúp phòng tránh gặp phải tình trạng uể oải, mệt mỏi sau mỗi lần thức dậy, đồng thời hỗ trợ dung nạp năng lượng để tiếp tục bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, không ít người đang gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tiếng động nhỏ. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy và dễ rơi vào trạng thái đuối sức, từ đó có thể kéo theo một số tác hại khác của việc mất ngủ. Sớm nhận biết bệnh tình sẽ giúp người bệnh có những phác đồ điều trị phù hợp nhằm đẩy lùi tình trạng này để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.
Một số trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng mất ngủ. Thuốc trị bệnh mất ngủ có thể chứa các thành phần hoạt chất hóa học hoặc được điều chế từ các thảo dược tự nhiên. Dưới đây là 9 loại thuốc trị mất ngủ hiệu quả, thông dụng nhất hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Thuốc Diazepam -Thuốc trị mất ngủ phổ biến
Diazepam (tên biệt dược: Seduxen) là một trong những loại thuốc trị bệnh mất ngủ khá phổ biến hiện nay. Loại tân dược này là loại thuốc thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin có tác dụng giảm sự căng thẳng của thần kinh, giảm lo âu, mệt mỏi, đồng thời hỗ trợ an thần, điều chế sự kích động và căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, thuốc Diazepam còn có tác dụng chống co giật và giãn cơ bắp.
Thuốc Diazepam hoạt động trên cơ chế liên kết đặc hiệu với các thụ thể ở hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Khi đó, các thụ thể GABA sẽ liên kết chức năng với thụ thể benzodiazepin ở hệ thần kinh. Điều này giúp khu thần kinh giảm áp lực và mang lại cảm giác thư giãn.
Với cơ chế hoạt động trên, thuốc Diazepam được sử dụng cho các trường hợp bị kích động, lo lâu dẫn đến mất ngủ. Một số trường hợp khác, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc chống trầm cảm để gia tăng công dụng. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn dùng trong việc điều trị cơ co cứng do thần kinh ngoại biên hoặc do não bộ và dùng gây mê trước phẫu thuật.
Hướng dẫn sử dụng:
– Liều dùng cho trường hợp lo âu nặng (đường uống):
- Người lớn: Dùng 2mg x 3 lần/ ngày, liều tối đa là 30 mg/ ngày;
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: Liều tối đa là 10mg/ ngày.
– Liều dùng cho trường hợp mất ngủ kèm lo âu (đường uống):
- Người lớn: Dùng 5 – 15mg/ ngày. Liều tối đa là 30mg;
- Trẻ em: Dùng 1 – 5mg/ ngày. Nên dùng thuốc trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định sử dụng:
- Đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong sản phẩm;
- Tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm benzodiazepin;
- Nhược cơ;
- Suy hô hấp nặng;
- Loạn thần kinh mãn tính;
- Không dùng trong trạng thái ám ảnh hoặc sợ hãi.
Tuy nhiên, thuốc Diazepam chỉ được khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian ngắn với liều lượng duy trì và không được tạm ngưng liều đột ngột khi chưa được phép. Do đó, khi sử dụng loại thuốc này trị chứng mất ngủ, người bệnh cần cân nhắc một số vấn đề cũng như nguy cơ nghiện thuốc.
2. Zaleplon – Thuốc điều trị chứng mất ngủ
Zaleplon là thuốc thuộc nhóm thuốc hệ thần kinh trung ương, thuộc phân nhóm thuốc ngủ và an thần. Loại thuốc này được chỉ định sử dụng ngắn hạn cho các đối tượng mắc chứng khó ngủ, ngủ không được sâu giấc.
Cơ chế hoạt động của thuốc Zaleplon là tác động lên vùng não và khu thần kinh, khi đó kích thích các dây thần kinh giúp chúng được thư giãn, giảm căng thẳng và dễ vào giấc ngủ. Nếu so sánh với các loại thuốc cùng nhóm thì thuốc Zaleplon gây ra tác dụng phụ khá thấp nên có thể được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài nhưng không gây ra biến chứng hay các tác dụng nghiêm trọng khác.
Hướng dẫn sử dụng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn: Dùng 5 – 20mg, nên uống ngay trước khi đi ngủ hoặc sau khi đi ngủ nhưng gặp tình trạng khó ngủ
- Liều dùng thông thường cho người cao tuổi và người suy nhược cơ thể: Dùng 5mg/ lần.
- Liều dùng cho đối tượng dưới 18 tuổi: Chưa được chứng minh về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng.
Chống chỉ định sử dụng:
- Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần trong thuốc;
- Đối tượng dưới 18 tuổi;
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú;
- Suy hô hấp nặng;
- Suy gan nặng.
Người bệnh tuyệt đối không tạm ngưng thuốc Zaleplon đột ngột, điều này có thể gây ra một số phản ứng nghịch như co giật, mê sảng hay các triệu chứng ở mức độ nghiêm trọng khác. Do đó, nếu có ý định không tiếp tục dùng thuốc, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, không nên sử dụng loại thuốc này đồng với đồ uống có cồn hay các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khác.
3. Thuốc Phenobarbital chữa bệnh mất ngủ hay
Phenobarbital là thuốc điều trị chứng mất ngủ thuộc nhóm thuốc barbiturat. Loại thuốc này được giới chuyên môn đánh giá khá cao công dụng gây ngủ, an thần, ổn định thần kinh và giúp tạo giấc ngủ ngon. Ngoài công dụng gây ngủ, thuốc Phenobarbital còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bị động kinh cơn lớn, động kinh cục bộ và động kinh giật cơ.
Bên cạnh đó, thuốc Phenobarbital còn được chỉ định sử dụng để phòng co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ, vàng da ở trẻ sơ sinh, người lớn mắc chứng tăng bilirubin huyết, người bệnh ứ mật mãn tính trong gan và một số bệnh lý khác.
Hướng dẫn sử dụng: Dùng 100 – 320mg thuốc Phenobarbital trước khi đi ngủ. Lộ trình sử dụng thuốc không kéo dài quá 2 tuần.
Chống chỉ định sử dụng:
- Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong sản phẩm;
- Suy gan nặng;
- Suy thận;
- Suy hô hấp nặng, có khó thở hoặc tắc nghẽn;
- Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
Tương tự như các loại thuốc trị mất ngủ khác, thuốc Phenobarbital không được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong khoảng thời gian dài. Song song, các đối tượng bị trầm cảm, suy thận, người có tiền sử nghiện bia rượu, nghiện ma túy và bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
4. Thuốc Neuractine trị chứng mất ngủ, khó ngủ
Nueractine là loại thuốc ngủ nhóm thuốc hướng tâm thần. Loại sản phẩm này được đánh giá cao trong việc điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn và các trường hợp mất ngủ kinh niên. Từ đó, giúp ổn định thần kinh, điều hòa khu thần kinh trương, cân bằng chu kỳ cơ thể ngủ thật ngon, giảm sự lo lắng, căng thẳng.
Eszopiclone là thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Neuractine. Đây là một chất có tác dụng hiệu quả gây ngủ, đồng thời là chất đồng phân lập thể dextrorotatory hoạt động của zopiclone. Hiệu quả của thuốc là kết quả của sự tương tác của các phức hợp thụ thể GABA liên kết với các thụ thể benzodiazepine hoặc các thụ thể khác tại các miền liên kết.
Hướng dẫn sử dụng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn: Dùng 2 – 3 mg trước khi đi ngủ. Đối với trường hợp mất ngủ tạm thời nên dùng 2 – 5 ngày và mất ngủ ngắn hạn là 2 – 3 tuần. Nên uống trước khi đi ngủ khoảng 10 – 20 phút;
- Liều dùng thông thường cho người cao tuổi: Dùng 1 – 2 mg trước khi đi ngủ. Nên dùng thuốc trước khi đi ngủ khoảng 20 phút.
Chống chỉ định sử dụng:
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc;
- Tiền sử quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất Eszopiclone;
- Phản ứng phản vệ và phù mạch.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Neuractine cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi sức khỏe yếu và trẻ em. Bên cạnh đó, không sử dụng loại thuốc này đồng thời với các thức ăn có chất béo, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác, đặc biệt là thuốc an thần.
5. Lexotan – Thuốc trị chứng rối loạn giấc ngủ
Thuốc Lexotan thuộc nhóm thuốc hướng tâm tâm thần, được sử dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc, kích động, loạn tính khí đi kèm với tình trạng lo âu, trầm cảm và mất ngủ. Ngoài ra, loại thuốc này còn có tác dụng điều trị chứng rối loạn các chức năng của hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hóa.
Trong mỗi viên thuốc Lexotan là thành phần hoạt chất bromazepam. Hoạt chất này đảm nhận vai trò tác động lên hệ thần kinh và cả trung ương nhằm cân bằng lại cảm xúc và trạng thái. Từ đó, giúp điều hòa tinh thần, an thần và dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Liều khuyến cáo cho điều trị ngoại trú: Dùng 1, 5 – 3mg/ lần và uống 2 – 3 lần mỗi ngày. Liều lượng tối đa là 3 lần/ ngày;
- Liều dùng cho các trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị bệnh tại bệnh viện: Dùng 6 – 12 mg/ lần và uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chống chỉ định sử dụng:
- Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần hoạt chất bromazepam;
- Đối tượng bị nghiện rượu hoặc nghi ngờ bị nghiện rượu.
Việc sử dụng trong khoảng thời gian dài có thể khiến người bệnh sẽ bị lệ thuộc vào thuốc và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Để tránh gặp phải tình trạng này, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc không được vận hành máy móc, điều khiển phương tiện giao thông hay làm việc mang tính chất quyết đoán bởi thuốc Lexotan có thể làm giảm phản xạ và độ tập trung của từng đối tượng khi được dung nạp vào cơ thể.
6. Trị bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ bằng thuốc Zolpidem
Zolpidem là thuốc trị bệnh mất ngủ thuộc nhóm dẫn xuất của imidazopyridine. Loại thuốc này có tác dụng an thần kinh với liều thấp so với liều dùng phù hợp gây co giật, giãn cơ, chống lo âu và giảm thiểu sử căng thẳng và mệt mỏi.
Nhờ tác động mạnh lên khu thần kinh trung ương, thuốc Zolpidem có tác dụng làm dịu não bộ, ổn định hệ thần kinh. Đồng thời, giúp giảm tần suất thức đêm và kéo dài tổng thời gian ngủ, từ đó giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, thuốc Zolpidem chỉ phù hợp cho các đối tượng trên 15 tuổi, không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em và thiếu niên bị mất ngủ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Người lớn: Nữ giới dùng 5mg/ lần và nam giới dùng 5 – 10mg/ lần. Cả nam và nữ dùng mỗi ngày 1 lần và không nên dùng quá 10mg/ ngày.
- Người cao tuổi: Dùng 5mg/ lần và mỗi ngày chỉ dùng một lần duy nhất.
Chống chỉ định sử dụng:
- Quá mẫn cảm với một số thành phần có trong viên uống;
- Loạn thần;
- Suy thận nặng;
- Suy gan nặng;
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
- Ngưng thở đi ngủ;
- Suy hô hấp cấp;
- Chứng nhược cơ;
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
Thuốc Zolpidem chỉ được khuyến cáo sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần hoặc dùng thuốc theo lộ trình của bác sĩ. Bên cạnh đó, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc một số biến chứng khi sử dụng. Nếu gặp phải những trường hợp bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc Tây y trị bệnh mất ngủ, người bệnh cũng có thể sử dụng một số viên uống được điều chế từ các thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm này được đánh giá là khá an toàn nếu so với thuốc Tây y.
7. Vị thuốc trị mất ngủ an toàn và hiệu quả – Cây trinh nữ
Cây trinh nữ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây xấu hổ, cây mắc mỡ. Đây là một loại cây mọc dại ở các bãi đất hoang, bờ đê, ven đường hay các vùng đất khô cằn, chịu được khô hạn không chịu ngập úng kém.
Một số tài liệu y học cổ truyền cho biết, cây trinh nữ có vị ngọt, tính hơi hàn, se và được quy vào kinh Phế. Loại dược liệu này có tác dụng hóa đờm chỉ khái, chỉ huyết, thu liễm. Đặc biệt, trong cây trinh nữ còn chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng trấn tĩnh, an thần, giúp ổn định hệ thần kinh, đồng thời giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp dễ đi sâu vào giấc ngủ và hỗ trợ trị mất ngủ.
Ngoài công dụng trị chứng mất ngủ, ngủ không đủ giấc, cây trinh nữ còn giúp trị chứng suy nhược thần kinh, viêm phế quản, viêm gan, viêm ruột non, sỏi niệu, viêm kết mạc mắt, phong thấp tê bại và huyết áp cao.
Nếu gặp khó khăn trong việc đi sâu vào giấc ngủ, người bệnh có thể sử dụng viên uống có chứa thành phần này hoặc có thể dùng 10 – 15gr dược liệu để sắc lấy nước dùng.
8. Cây nữ lang trị mất ngủ hiệu quả
Cây nữ lang vốn nổi tiếng là thảo dược chữa bệnh mất ngủ và được khá nhiều người tận dụng để cải thiện bệnh lý. Theo sự ghi nhận của một số tài liệu cho biết, trong cây nữ lang có chứa một số thành phần có tác dụng an thần, ổn định thần kinh và chống hồi hộp. Song song, lượng tinh dầu và muối sinh vật có trong dược liệu có tác dụng tăng cường quá trình ức chế vỏ đại não, từ đó giúp chống lại các cảm hứng tột độ của hệ thần kinh trung ương, đồng thời hỗ trợ giãn cơ và giảm căng thẳng.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, người bệnh có thể sử dụng các viên uống bổ sung được chiết xuất từ cây nữ lang hoặc sử dụng 10 – 15 gram dược liệu để sắc lấy nước uống.
9. Cây lạc tiên – Vị thuốc thiên nhiên hỗ trợ trị chứng mất ngủ hiệu quả
Nếu liệt kê tất cả các loại thảo dược có tác dụng trị chứng mất ngủ thì không thể không nhắc đến cây lạc tiên. Đây là loại cây mọc hoang có thể dễ dàng bắt gặp ở các vùng đồi núi, ven rừng hoặc các bãi đất bỏ hoang ẩm ướt. Trong Đông y, cây lạc tiên có vị ngọt, đắng, tính mát, tất cả các bộ phận của cây đều được tận dụng để làm thuốc chữa một số bệnh lý như: viêm da, tiểu rát, mẩn ngứa, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,…
Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, trong cây lạc tiên có chứa các hoạt chất chống oxy hóa như saponin, flavonoid, alkaloid,… Các thành phần này có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ làm giảm tình trạng căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ. Bên cạnh đó, cây lạc tiên còn chứa nhiều thành phần khoáng chất và một số vitamin có lợi cho sức khỏe giúp, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa suy nhược.
Với những lợi ích đã được liệt kê, người bệnh có thể sử dụng các loại viên uống an thần được chiết xuất từ cây lạc tiên để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon, hoặc thu hái lá con để nấu canh ăn hay sắc lấy nước để uống.
Dùng thuốc thảo dược, thuốc Tây y trị mất ngủ cần lưu ý những vấn đề gì?
Để phát huy tối đa công dụng của thuốc điều trị chứng mất ngủ cũng như phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra, người dùng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Các loại thuốc trị mất ngủ chỉ đem lại hiệu quả điều trị nếu sử dụng đúng liều trong đúng lộ trình dùng được quy định. Sử dụng thuốc quá liều có thể làm giảm khả năng nhận thức, nhìn mờ, đau đầu, rối loạn nhịp thở, thậm chí gây hôn mê và tử vong. Trong trường hợp lạm dụng thuốc có khả năng cao khiến cơ thể bị nghiện hoặc lờn;
- Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt cách dùng và liều lượng sử dụng thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn. Không được tự ý tăng liều khi chưa được phép;
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa được phép, nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người già. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng;
- Sử dụng thuốc còn hạn sử dụng, không bị hư hỏng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh dùng thuốc kém chất lượng, thuốc có vấn đề về bao bì;
- Hầu như các loại thuốc chữa mất ngủ đều có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Vì thế, trong khoảng thời gian sử dụng, nên tránh điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc hay làm việc cần sự tập trung cao và mang vai trò quyết định quan trọng;
- Nên ưu tiên sử dụng thuốc ngủ được điều chế từ thảo dược thiên nhiên trước khi sử dụng thuốc đặc hiệu;
- Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường, bạn nên tạm ngưng việc sử dụng thuốc và theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp các triệu chứng có diễn biến phức tạp hơn, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ đang sớm càng tốt để có những cách khắc phục kịp thời;
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc hay sản phẩm khác nhau. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra hiện tượng tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ. Tốt nhất, nên thông báo cho bác sĩ được biết tất cả các loại thuốc hay sản phẩm đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng,…;
- Không tự ý ngưng thuốc đột ngột hoặc điều chỉnh liều lượng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh những vấn đề trên, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ lạm dụng thuốc bằng cách: ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, không nên ăn quá khuya hoặc ăn no trước giờ đi ngủ, luôn giữ cho đầu óc ở trạng thái thư giãn, hạn chế uống rượu bia, cà phê hay chất kích thích khác,…
Bài viết đã tổng hợp các loại thuốc trị mất ngủ phổ biến và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc được phần nào trong việc tìm kiếm sản phẩm sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa được phép. Đồng thời, nhận sự hỗ trợ tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết chính xác thông tin của sản phẩm cũng như liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Thực Phẩm Trị Mất Ngủ – 20 Loại Bạn Nên Ăn Để Dễ Ngủ
- 7 Thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon nên dùng nhất
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!