Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề

Tình trạng khô miệng mất ngủ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân thường liên quan đến các vấn đề về gan, bệnh lý hoặc cũng có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm giúp bạn có lại giấc ngủ ngon, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Mất ngủ khô miệng do nguyên nhân nào gây ra?

Mất ngủ khô miệng là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Nếu không cải thiện, việc mất ngủ kéo dài có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể. Để chuẩn bị tốt nhất cho việc điều trị, trước hết bạn cần tìm hiểu, xác định nguyên nhân khiến gây mất ngủ khô miệng.

Mất ngủ khô miệng do nguyên nhân nào gây ra?
Mất ngủ khô miệng là một trong những trường hợp mà nhiều người gặp phải hiện nay

Theo các chuyên gia, có rất nhiều yếu tố tác động đến giấc ngủ, dẫn đến tuyến nước bọt hoạt động kém làm nhiều người thức giấc giữa đêm vì khát. Trong đó, các vấn đề về gan là nguyên nhân thường gặp nhất. Như các bạn đã biết, lá gan là nơi đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng, giúp đào thải độc tố trong cơ thể.

Trường hợp người lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất độc hại,… làm gan bị quá tải, không hoạt động ổn định như bình thường tạo cơ hội cho độc tố tích tụ, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như mất ngủ, cơ thể suy nhược, miệng khô, chán ăn, nổi mụn,…

Những triệu chứng bất thường xuất hiện cảnh báo nguy cơ lá gan của bạn đang quá tải. Vậy lý giải vì sao suy giảm chức năng gan lại làm bạn bị mất ngủ khổ miệng? Các chuyên gia giải đáp rằng khi gan quá tải, không hoạt động như bình thường khiến cho hormone melatonin được bài tiết ít đi.

Hormone này có khả năng tạo cảm giác thư giãn, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Khi cơ thể không được sản sinh đủ lượng hormone cần thiết sẽ rơi vào trạng thái khó ngủ, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, hoạt động gan suy giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết nước bọt,…

Do đó, ngoài hiện tượng mất ngủ, bạn còn thấy miệng khô và thường xuyên khát nước ngay cả vào ban đêm. Tình trạng này khi kéo dài còn có khả năng gây ra các vấn đề răng miệng khác, ảnh hưởng sức khỏe tổng thể,…

Các yếu tố ảnh hưởng gây mất ngủ khô miệng

Bên cạnh tình trạng suy giảm chức năng gan gây mất ngủ khô miệng, có rất nhiều yếu tố tác động gây nên vấn đề này. Theo đó, đa số các trường hợp có liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt dẫn đến cơn khát khô miệng vào ban đêm làm cho bạn mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Các yếu tố ảnh hưởng gây mất ngủ khô miệng
Bên cạnh vấn đề về chức năng gan, có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng khát nước khô miệng mất ngủ về đêm

Cùng điểm qua một số yếu tố chính có nguy cơ làm cơ thể mất ngủ khô miệng vào ban đêm:

  • Ăn uống quá nhiều đồ mặn, đồ ăn cay nóng, thức uống chứa cồn,… trước khi đi ngủ có thể là nguyên nhân khiến khoang miệng khô, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Liên quan đến yếu tố tuổi tác, người càng cao tuổi càng khó ngủ, kèm theo đó là hoạt động của tuyến nước bọt cũng suy giảm dần.
  • Làm việc quá sức, không ngủ đủ giấc khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi nhưng không ngủ được. Ngoài ra, các yếu tố tâm lý tác động cũng có khả năng gây mất ngủ, khô miệng. Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, không riêng hiện tượng mất ngủ hay khoang miệng tiết ra ít nước bọt mà còn dễ phát sinh các bệnh lý khác.
  • Ảnh hưởng bởi nhiều bệnh lý khác, trong đó kể đến như bệnh dạ dày, tiêu hóa, rối loạn tuyến giáp, bệnh tiểu đường,…

Trường hợp bạn nhận thấy hiện tượng mất ngủ khô miệng kéo dài nên chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra sớm. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị, can thiệp nhằm phòng ngừa biến chứng gây hại sức khỏe.

Mối nguy hại của tình trạng mất ngủ khô miệng

Mất ngủ khô miệng là hiện tượng mà nhiều người gặp phải. Mặc dù không phải là triệu chứng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên giấc ngủ bị ảnh hưởng trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều hệ lụy cả về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Đặc biệt là khi bạn không chủ động tìm hiểu nguyên nhân khiến cơ thể mất ngủ kéo dài, kèm theo tình trạng khô miệng khát nước vào ban đêm. Nhiều trường hợp như đã đề cập có liên quan đến bệnh lý, nếu kéo dài có khả năng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi đó các nguy cơ tiềm ẩn có thể bùng phát. Việc giấc ngủ bị rối loạn không chỉ làm bạn ngủ không ngon giấc mà khi kéo dài còn gây cạn kiệt nặng lượng, ảnh hưởng não bộ, cơ thể thiếu sức sống, làm việc không tập trung. Ngoài ra, hiện tượng mất ngủ khô miệng còn phát sinh nhiều vấn đề khác, suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Cách khắc phục chứng mất ngủ khô miệng

Tình trạng mất ngủ khô miệng nếu kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cả đời sống lẫn sức khỏe của nhiều người. Để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả và an toàn, trước hết bạn cần tìm hiểu, xác định nguyên nhân. Dựa vào tình trạng của mỗi người để lựa chọn cách xử lý phù hợp.

Dưới đây là một số cách giảm khô miệng vào ban đêm, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:

Áp dụng các mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian giúp cải thiện chứng mất ngủ khô miệng là cách làm được nhiều người áp dụng. Theo đó, các phương pháp được thực hiện đều dùng nguyên liệu thiên nhiên, lành tính và an toàn. Sử dụng mẹo chữa giúp làm mát cơ thể, cải thiện chức năng gan, phòng tránh tình trạng khô miệng mất ngủ kéo dài.

Cách khắc phục chứng mất ngủ khô miệng
Áp dụng các mẹo dân gian chữa khô miệng tại nhà

Tham khảo ngay một vài mẹo chữa đơn giản như sau:

  • Dùng nha đam: Nha đam giúp làm mát cơ thể, cải thiện hiện tượng nóng trong, giảm áp lực cho gan giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh. Thông thường cách sử dụng được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng nha đam tươi nấu nước uống. Uống nước nha đam giúp tăng bài tiết nước bọt, đồng thời cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, giảm nóng trong và khắc phục nhiều vấn đề khác.
  • Uống trà mật ong, chanh: Ngoài sử dụng nha đam tươi, bạn có thể sử dụng trà chanh mật ong ấm giúp cải thiện tình trạng khô miệng. Các nguyên liệu giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch. Không những thế, trong nguyên liệu này còn có chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Dùng trà ấm trước khi đi ngủ giúp hạn chế khô miệng, khó ngủ.
  • Uống trà hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc giúp làm ấm cơ thể hỗ trợ cải thiện giấc ngủ. Loại trà này cũng giúp thanh nhiệt, thải độc giúp làm mát, giảm tình trạng khô miệng và các vấn đề liên quan khác. Uống trà hoa cúc mỗi tối trước khi đi ngủ, kết hợp thư giãn để có giấc ngủ ngon và sâu giấc.

Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa dân gian, bạn đọc nên kết hợp việc điều chỉnh các thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý hơn. Đồng thời xây dựng một thực đơn lành mạnh, nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe để cải thiện chức năng gan, hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác giúp tình trạng mất ngủ khô miệng sớm thuyên giảm.

ĐỌC NGAY: 9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Nhanh Chóng Ngay Tại Nhà

Điều trị theo hướng dẫn bác sĩ

Trường hợp tình trạng mất ngủ khô miệng xảy ra do ảnh hưởng bởi các bệnh lý liên quan khác như bệnh nha khoa, bệnh hô hấp, tiêu hóa,… cần khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ. Bởi, nếu không can thiệp sớm, bệnh chuyển biến nặng có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe.

Người bệnh được thăm khám, kiểm tra thận trọng trước khi đưa ra chỉ định điều trị. Mỗi trường hợp sẽ được hướng dẫn cách khắc phục tương ứng nhằm giúp người bệnh ngủ ngon và giảm hiện tượng miệng khô khát nước vào ban đêm.

Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu trong quá trình dùng thuốc gặp phải dấu hiệu bất thường nên chủ động thông báo với bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ sớm, phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe.

Chăm sóc và phòng ngừa mất ngủ khô miệng

Mất ngủ khô miệng là hiện tượng thường gặp, nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều triệu chứng như một số bệnh lý khác, tuy nhiên nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, không được khắc phục có thể phát sinh nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.

Chăm sóc và phòng ngừa mất ngủ khô miệng
Phương pháp chăm sóc cơ thể đúng cách giúp giấc ngủ ngon, giảm tình trạng khô miệng

Do đó, bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp đã được đề cập bên trên, người bệnh nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp hơn. Một số vấn đề như sau:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể để cung cấp đủ chất lỏng cho hoạt động sống, tránh tình trạng khát nước về đêm. Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ có thể dẫn đến việc tiểu đêm thường xuyên.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp, không nên ăn những món cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn các món luộc, không chế biến quá cầu kỳ để đảm bảo an toàn, giảm hiện tượng suy giảm chức năng gan gây khó ngủ, khô miệng.
  • Ăn rau củ quả, trái cây tươi, cung cấp vitamin khoáng chất cho cơ thể.
  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ mỗi ngày, dùng bàn chải, kem đánh răng phù hợp, đánh với lực vừa phải, không tác động lực quá mạnh. Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn, không gây kích ứng cho khoang miệng.
  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, thay đổi thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ cân đối, khoa học hơn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra các bất thường và sớm khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro không mong muốn, nhất là các biến chứng gây hại sức khỏe.

Trên đây là thông tin về tình trạng mất ngủ khô miệng và những ảnh hưởng khi chức năng gan suy giảm. Bạn đọc có thể tham khảo và nhanh chóng khắc phục, phòng tránh rủi ro gây hại cho sức khỏe tổng thể.

THAM KHẢO THÊM

Lưu ý khi dùng bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng

Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Khô Miệng Theo YHCT

Dùng các bài thuốc Đông y trị chứng khô miệng được nhiều người quan tâm. Trong Đông y, tình trạng...

Khô môi và nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Khô Môi và Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân và Cách Xử Lý

Khô môi và nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu, nhất là khi bạn ăn phải đồ ăn cay nóng,...

Khô miệng rát lưỡi là gì? Triệu chứng thường gặp

Khô Miệng Rát Lưỡi Là Bệnh Gì? Triệu Chứng – Cách Chữa

Khô miệng rát lưỡi mặc dù không phải là vấn đề nguy hại tính mạng nhưng triệu chứng khó chịu...

Mẹo vặt chữa khô miệng ngay tại nhà siêu đơn giản

9 Mẹo Vặt Chữa Khô Miệng Ngay Tại Nhà Hay Mà Ít Ai Biết

Một vài mẹo vặt chữa khô miệng đơn giản được áp dụng tại nhà có thể kể đến như uống...

Tình trạng khô miệng khát nước tiểu nhiều

Khô Miệng Khát Nước Tiểu Nhiều Báo Hiệu Bị Bệnh Gì?

Khô miệng khát nước tiểu nhiều gây khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống, nhất là giấc ngủ. Ngoài ra,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *