10 mẹo chữa ợ nóng giúp bạn giảm khó chịu tức thì

Tổng hợp các mẹo chữa ợ nóng để loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu, chúng thường xuất hiện khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả do tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, bia rượu hoặc thực phẩm có chứa nitrate/nitrite, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Ợ nóng còn là biểu hiện của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, tiêu biểu nhất là chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cần được phát hiện kịp thời.

Triệu chứng ợ nóng
Triệu chứng ợ nóng thường gây cảm giác khó chịu vùng cổ họng

Bạn dễ dàng nhận thấy triệu chứng ợ nóng sau tiếng nấc nhẹ, sau đó là cảm giác nóng rát ở cổ họng và ngực. Các triệu chứng này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số cách chữa ợ hơi nóng đơn giản mà chúng ta có thể áp dụng tại nhà.

10 mẹo chữa ợ nóng đơn giản, hiệu quả

Nếu chứng ợ nóng của bạn mới xuất hiện và nó chưa kèm theo biểu hiện khác, bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây. Nhưng nếu chúng có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bạn nên liên hệ đến bác sĩ để được hướng dẫn cải thiện đúng cách.

1. Nới lỏng quần áo đang mặc

Chứng ợ nóng được diễn ra khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản – nơi axit dạ dày tập trung. Ợ nóng khiến cho thực quản và một số vị trí trong đường tiêu hóa bị tổn thương. Ngoài việc dung nạp thực phẩm không phù hợp thì ợ nóng còn xuất hiện ngay cả khi bạn sử dụng quần áo chật chội làm cho dạ dày bị chèn ép. Nếu bạn đang trong trường hợp này thì hãy nhanh chóng nới lỏng thắt lưng quần, váy hoặc các đồ đang bó sát người bạn.

2. Đứng thẳng người

Tư thế đứng hoặc ngồi của bạn có thể góp phần làm gia tăng chứng ợ nóng, trào ngược. Vì vậy, khi có biểu hiện ợ nóng khi đang ngồi hoặc nằm thì hãy nhanh chóng đứng thẳng người. Nếu bạn đang đứng thì hãy thẳng người hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết, tư thế thẳng đứng có khả năng làm giảm áp lực đè lên cơ thắt thực quản dưới (LES) – một vòng cơ có tác dụng ngăn chặn axit dạ dày xâm nhập vào thực quản.

3. Nhai kẹo cao su

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Healthlife năm 2014 cho biết, nhai kẹo cao su sau bữa ăn khoảng 30 phút có thể làm giảm nguy cơ gây ợ nóng. Các nhà nghiên cứu cũng lý giải thêm việc nhai kẹo cao su giúp kích thích sản xuất nước bọt để làm loãng và sạch axit dạ dày được đẩy lên thực quản. Vì vậy, khi có biểu hiện ợ nóng bạn có thể nhai kẹo cao su để làm giảm triệu chứng.

Mẹo chữa ợ nóng bằng kẹo cao su
Nhai kẹo cao su làm giảm nguy cơ gây ợ nóng ở một số trường hợp

4. Kê cao gối khi ngủ

Nằm nghỉ có thể làm cho chứng ợ nóng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy cải thiện ngay điều này bằng cách dùng gối cao để nâng phần thân trên. Cụ thể là dùng gối kê cao từ thắt lưng trở lên thay vì chỉ nâng cao phần đầu. Nếu bạn nằm trên một chiếc giường có thể điều chỉnh thì hãy đặt nó ở một góc phù hợp để mang lại sự thư giãn. Giả sử giường của bạn không thể điều chỉnh thì hãy thay đổi tư thế đặt gối để không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Có thể bạn quan tâm: Ợ nóng đầy bụng khó tiêu là bị gì?

5. Hãy thử với gừng

Gừng tươi có chứa tinh dầu zingiberen có tác dụng làm ấm cơ thể và hạn chế tình trạng trào ngược, sưng viêm. Nhờ đó mà từ lâu gừng được đánh giá là phương thuốc dân gian được sử dụng nhiều cho việc chữa ợ nóng. Ngoài ra, gừng còn có khả năng làm giảm cảm giác buồn nôn, do đó nhiều người càng tin về tác dụng chữa ợ nóng của gừng.

Bạn có thể dùng 1 củ gừng tươi gọt sạch vỏ, thái hạt lựu để làm gia vị món ăn yêu thích hoặc sử dụng chúng trong các lần pha trà hoặc ngâm rượu. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng nước có gas hoặc rượu gừng được bày bán bên ngoài thị trường.

6. Dùng baking soda và nước

Một mẹo chữa ợ nóng nữa được gợi ý đó là dùng bột baking soda và nước lọc. Đây cũng là một cách giúp bạn làm dịu ợ nóng, trung hòa lượng axit dạ dày bằng các nguyên liệu vô cùng đơn giản. Khi bạn phát hiện triệu chứng ợ nóng, hãy dùng 1 thìa bột baking soda hòa với một cốc nước và uống từ từ. Trên thực tế, bạn cần phải uống từ từ, ăn chậm khi có dấu hiệu ợ nóng.

7. Uống nước rễ cam thảo

Ngoài gừng thì cam thảo cũng được xem là một phương thuốc dân gian có khả năng khắc phục chứng ợ nóng. Các nghiên cứu y học cổ truyền cho rằng, cam thảo có chứa một số thành phần giúp kích thích màng nhầy niêm mạc thực quản, bảo vệ thực quản tránh những tổn thương do axit tăng tiết.

Mẹo chữa ợ nóng bằng rễ cam thảo
Rễ cam thảo không chỉ rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng

Y học hiện đại tìm thấy trong rễ cam thảo có chứa thành phần deglycyrrhiziated có khả năng loại bỏ được thành phần glycyrrhizin trong đường tiêu hóa, kích thích ợ nóng. Tuy nhiên, khoa học hiện đại cũng đưa ra khuyến cáo đối với các trường hợp lạm dụng cam thảo. Bởi nó có khả năng làm tăng huyết áp, giảm lượng kali và gây tác dụng phụ đối với một số thành phần của thuốc.

Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng cam thảo để ngăn chặn ợ hơi hoặc sử dụng quá nhiều cam thảo trong thời điểm hiện tại.

Tham khảo thêm: Những thực phẩm gây ợ nóng bạn nên hạn chế sử dụng

8. Cách chữa ợ nóng bằng giấm táo

Giấm táo có khả năng khắc phục được chứng ợ nóng? Người ta tin rằng, giấm táo có thể khắc phục được triệu chứng ợ nóng và làm trung hòa lượng axit dạ dày. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc uống giấm táo pha loãng sau bữa ăn có thể giúp cải thiện được chứng ợ nóng ở một số người. Tuy nhiên, những hiệu ứng này không chiếm tỷ lệ cao trong các nghiên cứu khác. Nếu bạn quyết định thử phương thuốc này, hãy pha loãng giấm táo với nước và uống sau bữa ăn.

9. Tránh khói thuốc lá

Hút thuốc lá gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe của bạn. Nhưng chắc bạn không biết, thuốc lá có thể góp phần làm giảm chứng ợ nóng? Tuy nhiên nếu bạn đang hút thuốc lá nhưng vẫn bị ợ nóng, cũng đừng quá lo lắng. Bạn có thể thử nghiệm bằng các phương pháp khác để dứt điểm triệu chứng. Mặc dù thuốc lá có thể giúp bạn đối phó với chứng ợ nóng, nhưng triệu chứng này có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

10. Sử dụng thuốc trị ợ nóng không kê đơn

Hiện nay, trên thị trường có một số loại thuốc được sử dụng để điều trị ợ nóng không kê đơn. Tiêu biểu đó là:

  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc chẹn H2
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI và thuốc chẹn H2 có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày được điều tiết. Nhờ vậy mà có thể ngăn ngừa và làm giảm triệu chứng ợ nóng.

Mẹo chữa ợ nóng bằng thuốc không kê đơn
Các loại tân dược đều có khả năng gây dị ứng và để lại tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách

Tóm lại: 

Khi bị ợ nóng thường xuyên, bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị trên hoặc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để khắc phục tại nhà. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sống để cải thiện triệu chứng ợ nóng phát triển. Cụ thể như:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay, nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích như cà phê, bia, rượu,…
  • Ăn chậm, nhai kỹ và thời gian ăn cách thời gian ngủ khoảng 3 tiếng.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn.
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải.
  • Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài hơn 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên nói chuyện trực tiếp với bác sĩ. Trong một số trường hợp, bạn cần phải điều trị theo phác đồ.

Trên đây là 10 cách trị ợ nóng cổ đơn giản, có thể áp dụng thực hiện tại nhà. Nhưng trước khi thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán thay thế chỉ định bác sĩ.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ bạn cần cảnh giác

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh...

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm, loét kéo dài ở đại tràng. Bệnh lý này nên được điều...

Mẹo Xoa Bóp Bấm Huyệt Giảm Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Xoa bóp bấm huyệt giảm trào ngược dạ dày là một trong những cách cải thiện triệu chứng đơn giản,...

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp mới nhất hiện nay.

Nội soi dạ dày gây mê là gì? Bảng giá & quy trình

Nội soi dạ dày gây mê là phương pháp đưa ống nội soi vào ống tiêu hóa để khám và...

chế độ ăn cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày

Chế độ ăn uống luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn, nhất là khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *