Ăn đồ nóng đi cầu ra máu – Cách xử lý, điều trị

Ăn đồ nóng đi cầu ra máu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt có thể gây mất máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ăn đồ nóng đi cầu ra máu

Tại sao ăn đồ nóng lại đi cầu ra máu?

Khi ăn quá nhiều đồ nóng, nhiệt sẽ không được chuyển hóa và đào thải ra ngoài cơ thể mà tích tụ nhiều ở đại tràng và một số cơ quan nội tạng khác như gan và thận. Đây chính là nguyên nhân gây bệnh trĩtáo bón. Trong trường hợp nặng, nóng trong người có thể gây chảy máu đại tràng và khiến bệnh trĩ, táo bón chuyển nặng dẫn đến hiện tượng đi cầu ra máu.

Những thực phẩm gây nóng người dẫn đến táo bón, đi cầu ra máu như:

  • Trái cây: Một số loại trái cây có tính chất giải độc, thanh nhiệt mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số loại có tính ôn nhiệt, chứa nhiều đường, nếu sử dụng nhiều có thể có thể gây nóng trong người với biểu hiện mụn nhọt, đi cầu ra máu,… Một số loại trái cây có tính nóng như vải, nhãn, măng cụt,…
  • Các loại hạt có vỏ cứng: Theo các chuyên gia, các loại hạt có vỏ cứng như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt dẻ cười hoặc hạt hướng dương,… có tác tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều. Bởi những loại hạt này có chứa lượng lớn nhiệt, tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng sản sinh nội nhiệt dẫn đến nóng trong người, gây táo bón hoặc trĩ.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Khi ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Khi đó, lượng huyết dịch lưu lại ở hệ tiêu hóa suy giảm, làm tăng nguy cơ chướng bụng do thức ăn không tiêu khiến người bệnh mệt mỏi. Ngoài ra, thực phẩm nhiều dầu mỡ còn gây táo bón hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể gây chảy máu khi đại tiện.
  • Thịt đỏ: Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, thịt đỏ giúp cung cấp sắt và nhiều dưỡng chất có ích đối với sức khỏe. Nhưng, chúng không được khuyến khích sử dụng hàng ngày trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi hàm lượng protein chứa trong thịt đỏ khá cao, thường gây khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và táo bón dẫn đến tình trạng đi cầu ra máu tươi.
Ăn đồ nóng gây đi ngoài ra máu
Tiêu thụ quá nhiều hạt dẻ cười chính là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Cách khắc phục tình trạng đi cầu ra máu do ăn đồ nóng

Khi bị đi cầu ra máu do ăn đồ nóng, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược hoặc đồ uống, thực phẩm có tác dụng giải độc và làm mát theo cơ chế bổ âm nhằm giúp cải thiện bệnh. Sau đây là các cách điều trị ăn đồ nóng đi cầu ra máu, bệnh nhân có thể áp dụng.

1. Thảo dược kiểm soát triệu chứng đi ngoài ra máu do ăn đồ nóng

Dưới đây là một số thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ thận, tiêu độc, mát gan, giúp giải khát và giải nhiệt, hữu ích đối với những đối tượng bệnh nóng trong người gây táo bón hoặc trĩ.

  • Diếp cá: Thảo dược có mùi tanh, vị chua và hơi có độc, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, thanh nhiệt và sát trùng. Vì vậy, chúng thường được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ hoặc bệnh táo bón với biểu hiện đi cầu ra máu. Liều lượng dùng của thảo dược là 6 – 12 gram/ ngày dưới dạng khô, còn tươi là 20 – 40 gram. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, người bệnh có thể ăn lá diếp cá sống mỗi ngày hoặc ép lấy nước uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể sắc thuốc lá diếp cá chúng với một số loại thảo dược khác giúp hỗ trợ điều trị.
  • Đương quy: Có tác dụng bổ máu, chống suy nhược và thiếu máu. Không những thế, đương quy còn có công dụng giảm đau, nhuận tràng và chống táo bón, viêm loét. Do đó, thảo dược thường được chỉ định làm triệu chứng đại tiện ra máu khi ăn thực phẩm nóng. Bài thuốc chữa bệnh bằng đương quy đơn giản. Bệnh nhân dùng 20 gram đương quy, 63 gram đào nhanan, 20 gram khương hoạt, 20 gram đại hoàng và 63 gram ma nhân. Tất cả các vị thuốc đem nghiền thành bột và luyện mật, hoàn thành viên. Mỗi lần uống 8 gram, mỗi ngày uống 2 lần.
  • Hoa hòe: Thảo dược chứa hoạt chất Rutin. Đây là một Flavonoid Aglycon có tác dụng  làm bền thành mạch và tăng sức bền của hồng cầu. Bên cạnh đó, chúng còn giúp giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt. Chưa kể đến, Rutin tìm thấy trong hoa hòe còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột, giúp nhuận tràng. Vì vậy, chúng thường chủ trị bệnh táo bón, phân có máu,… Người bệnh sử dụng 16 gram hoa hòe sao vàn sắc chung với các vị thuốc như 16 gram kim ngân, 16 gram mạch môn, 10 gram mộc thông, 12 gram sinh địa, 8 gram chỉ xác, 12 gram sinh địa, 10 gram trần bì. Mỗi ngày 1 thang, chia uống 2 lần.
  • Nghệ: Hoạt chất Curcumin chứa trong nghệ có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, thảo dược tự nhiên này còn giúp thông mật, ức chế khối u và lợi tiêu hóa. Đặc biệt, nghệ giúp làm lành các vết tổn thương do trĩ gây ra nhanh. Vì vậy, chúng giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu. Bệnh nhân sử dụng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ hòa tan với nước ấm và 1 muỗng cà phê mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 1 ly vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ giúp kiểm soát triệu chứng đại tiện phân có lẫn máu.
ăn đồ nóng đi cầu ra máu
Chữa ăn đồ nóng đi cầu ra máu bằng thuốc sắc từ hoa hòe

2. Thực phẩm thanh nhiệt cải thiện ăn đồ nóng đi cầu ra máu

Người bệnh cũng có thể bổ sung thực phẩm có tính giải nhiệt và giải độc vào khẩu phần ăn hàng ngày để khắc phục chứng đi cầu ra máu do ăn đồ nóng. Một số loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể như:

  • Dưa hấu: Trái cây chứa nhiều vitamin A, C và hoạt chất chống oxy hóa. Đặc biệt, dưa hấu còn chứa nhiều Licopene và Beta-Caroten. Những hoạt chất này có tác dụng ngăn chặn gốc tự do gây hại phát triển. Đồng thời, chúng còn giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động giúp đào thải phân ra ngoài dễ dàng. Để hạn chế tình trạng đi cầu ra máu, bệnh nhân nên bổ sung dưa hấu vào khẩu phân ăn hàng ngày.
  • Quả lê: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, quả lê có tác dụng bổ sung và hấp thu nước ở ruột già. Vì vậy, chúng giúp làm mềm và tạo khối phân, tống xuất ra ngoài dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng táo bón gây đại tiện ra máu.
  • Quả việt quất: Nhờ chứa chất chống oxy hóa, quả việt quất giúp điều trị nhiễm trùng ở đường ruột. Bên cạnh đó, chúng còn chứa nhiều kali và magie, có tác dụng làm lành tổn thương ở niêm mạc đường ruột, giúp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu do trĩ, táo bón hoặc nóng trong người.

Lưu ý khi điều trị ăn đồ nóng đi cầu ra máu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thực phẩm hoặc thảo dược, bệnh nhân cần lưu ý các điểm sau đây tránh bệnh chuyển nặng.

  • Bổ sung thực phẩm, đặc biệt là hoa quả tươi có nhiều vitamin C giúp tăng cường sức khỏe và khắc phục triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên chú ý tránh sử dụng các loại trái cây hoặc thực phẩm chứa nhiều đường như nhãn, vải hoặc xoài,…
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống từ 1.5 – 2 lít/ ngày. Có thể thay nước lọc bằng một số loại nước ép trái cây có tính mát
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chứa nhiều dầu hoặc muối
  • Tránh thực phẩm cay nóng hoặc lên men chua như kim chi, cà pháp lên men hoặc dưa món,…
  • Không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, nhất là vào buổi tối để giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.
  • Hạn chế uống rượu bia hoặc đồ uống chứa chất kích thích

Ăn đồ nóng đi cầu ra máu là phản ứng bình thường của cơ thể do chế độ ăn uống không khoa học. Tuy nhiên, để ngăn ngừa chảy máu gây mất máu hoặc ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe khác, bệnh nhân cần điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ.

→ Có thể bạn quan tâm:

Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?

Nha đam chữa đau dạ dày là liệu pháp điều trị tự nhiên, an toàn đối với người thực hiện....

Giai đoạn ung thư đại tràng di căn xương

Ung thư đại tràng di căn xương có mức độ nguy hiểm nhưng lại rất khó phát hiện. Nếu chậm...

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Ưu điểm, nhược điểm và chi phí

Khi việc dùng thuốc và các biện pháp khác không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu...

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi đơn giản dễ thực hiện

Tỏi không chỉ được sử dụng để kích thích vị giác và tăng hương vị món ăn mà còn đem...

Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)

Các cách làm giảm sưng đau búi trĩ tại nhà như thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *