Ngứa hậu môn cần được điều trị dứt điểm ngay giai đoạn đầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ngứa hậu môn là hiện tượng xảy ra khi hậu môn bị kích thích. Nguyên nhân khiến hậu môn ngứa rát khá đa dạng, có thể là do kích ứng da, nhiễm trùng, mắc bệnh lý về da… Ngứa hậu môn gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt, đặc biệt là khi đứng trước đám đông. Việc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu nhưng không đảm bảo bệnh không tái phát trở lại.

Ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn là hiện tượng xảy ra khi hậu môn bị kích thích.

I. Ngứa hậu môn là gì?

Hậu môn là lỗ mở ở cuối ruột hoặc đường tiêu hóa, cho phép thải chất cặn bã trong đường tiêu hóa ra khỏi cơ thể.

Ngứa hậu môn là hiện tượng hậu môn hoặc khu vực quanh hậu môn bị ngứa ngáy. Cơn ngứa có thể dữ dội kèm theo cảm giác muốn gãi. Ngứa có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng nam giới phổ biến hơn so với nữ giới, trẻ em phổ biến hơn so với người già.

II. Nguyên nhân nào gây ngứa hậu môn?

Nguyên nhân gây ngứa hậu môn rất đa dạng, bao gồm:

Do kích ứng da quanh hậu môn

  • Sử dụng giấy vệ sinh, dung dịch tẩy rửa có chứa phẩm, hương liệu, sát khuẩn mạnh có thể gây kích ứng, ngứa hậu môn.
  • Chảy mồ hôi hoặc tiêu chảy có thể khiến cho da hậu môn bị ẩm ướt, gây ngứa.
  • Do đi vệ sinh không sạch sẽ, phân còn dính ở hậu môn gây kích ứng lên da, gây ngứa.
  • Những người bị đại tiện không tự chủ (ít hoặc không kiểm soát được nhu động ruột) có thể bị rò rỉ, có thể gây kích ứng và ngứa.

Do chế độ ăn uống

  • Sử dụng một số thực phẩm gây kích ứng hậu môn sau khi đi tiêu như: caffein, socola, bia, sản phẩm từ sữa, thực phẩm cay…

Do các bệnh da liễu

  • Bị chàm da, viêm da
  • Bị sẹo lồi và keloid
  • Bị ghẻ, nhiễm trùng da
  • Nhiễm nấm men (nấm tưa miệng, nấm candida), vi khuẩn (streptococcus beta tan máu, tụ cầu vàng) và các loại vi-rút như virut mụn cóc sinh dục (HPV) có thể gây nhiễm trùng da ở vùng hậu môn.
  • Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ngứa hậu môn.
  • Bệnh vẩy nến cũng có thể ảnh hưởng đến khu vực quanh hậu môn.

Do bệnh đường tiêu hóa

  • Bệnh trĩ có thể gây kích ứng tại hậu môn.
  • Ung thư hậu môn
  • Bệnh viêm ruột có thể gây ra tiêu chảy, gây kích ứng hậu môn.

Các vấn đề về sức khỏe khác

Một số vấn đề về sức khỏe có thể gây ngứa hậu môn gồm có:

  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh bạch cầu và ung thư bạch cầu
  • Suy gan hoặc thận
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
  • Thiếu máu (không đủ chất sắt trong máu)
  • Lo lắng và căng thẳng.

III. Triệu chứng ngứa hậu môn

Người bị ngứa hậu môn thường xuất hiện những triệu chứng sau:

triệu chứng ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn khiến cho nhiều người “khổ sở”.
  • Ngứa, nổi mẩn đỏ quanh hậu môn
  • Trầy da, xước da do gãi, cào
  • Ngứa nhiều hơn về đêm
  • Vùng da quanh hậu môn có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Người bệnh cũng có thể xuất hiện những biểu hiện khác không được liệt kê bên trên. Nếu như xuất hiện triệu chứng bất thường nào khác, nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để được tư vấn.

Khi nào nên đến thăm khám bác sĩ?

Phần lớn, các trường hợp ngứa hậu môn không cần phương pháp điều trị và chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Ngứa hậu môn nghiêm trọng, dai dẳng
  • Bị chảy máu hậu môn hoặc rò rỉ phân
  • Nhiễm trùng hậu môn
  • Hậu môn ngứa ngáy liên tục mà không tìm ra nguyên nhân.

IV. Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân gây ngứa hậu môn dựa vào triệu chứng mô tả, hỏi thăm về các vấn đề liên quan (chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh…).

Bác sĩ có thể tiến hành khám trực tràng da quanh hậu môn để chẩn đoán bệnh trĩ hoặc táo bón cũng như loại trừ các trường hợp nghi ngờ ung thư ruột.

Đôi khi, chuyên gia cũng có thể chỉ định bạn vi soi nấm, sinh thiết da… để tìm chính xác nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp điều trị.

V. Phương pháp điều trị ngứa hậu môn

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng triệu chứng, bạn có thể áp dụng những biện pháp điều trị sau đây:

Biện pháp khắc phục tại nhà

Để điều trị chứng ngứa hậu môn mức độ nhẹ, bạn có thể chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà bằng những cách đơn giản sau:

cách trị ngứa hậu môn
Giữ gìn vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh là cách tránh bị ngứa hậu môn.
  • Làm sạch da hậu môn nhẹ nhàng: Tránh để cho hậu môn bị ẩm ướt, nên lau khô mỗi khi đi vệ sinh.
  • Tránh xa chất gây kích ứng: Không dùng xà phòng, nước hoa, nước khử mùi, dung dịch vệ sinh có hương liệu, phẩm màu, chất gây kích ứng da khi đi vệ sinh.
  • Tránh gãi: Gãi có thể khiến cho da dễ bị trầy xước, khiến tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn. Để cải thiện cơn ngứa, bạn nên tắm nước bột yến mạch, cắt móng tay hoặc đeo bao tay trước khi đi ngủ.
  • Mặc đồ lót thoáng mát: Bạn nên mặc quần áo rộng, thoáng khí, tránh dùng chất liệu như acrylic và nylon vì chúng có thể gây đổ mồ hôi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm cà phê, nước ngọt có gas, rượu, trái cây họ cam quýt, sô cô la, thực phẩm cay, cà chua và thực phẩm có thể gây tiêu chảy. Tránh lạm dụng thuốc nhuận tràng.
  • Duy trì nhu động ruột: Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, bạn nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống. Một số thuốc uống bổ sung chất xơ như psyllium (Metamucil) và methylcellulose (Citrucel) cũng có thể hữu ích.

Điều trị theo toa

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể được các bác sĩ chỉ định những thuốc trị ngứa hậu môn sau đây:

  • Dùng thuốc kháng Histamin: Nếu cơn ngứa xuất hiện thường xuyên vào ban đêm, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng histamin như hydroxyzine (Vistaril).
  • Thuốc mỡ: Bismuth subgallate hoặc kẽm oxit có thể được dùng để giảm triệu chứng ngứa, kích ứng lên da hậu môn.
  • Thuốc Corticosteroid: Nếu như bị viêm da, bạn có thể được chỉ định thuốc Corticosteroid như hydrocortison (bôi 3 lần/ ngày) để trị viêm da, kiểm soát ngứa quanh hậu môn.
  • Thuốc gây tê tại chỗ: Benzocaine, rượu benzyl, lidocaine và pramoxine là thuốc có công dụng giảm đau và ngứa.
  • Thuốc co mạch: Thuốc hoạt động tương tự như thuốc gây tê nhẹ, có công dụng co mạch máu, từ đó giảm sưng. Một số loại thuốc thuộc nhóm này là: ephedrine sulfate và epinephrine.
  • Chất làm se da: Thuốc có công dụng thúc đẩy sự tổng hợp protein trong các tế bào, làm khô da và giúp giảm ngứa, rát và đau.
  • Keratolytics: Thuốc có tác dụng làm tan rã các lớp mô bên ngoài, giúp thuốc mỡ thấm sâu hơn.
  • Chất bảo vệ: Gồm gel nhôm hydroxit, bơ ca cao và glycerin. Những chất này có tác dụng bảo vệ da.

Trên đây là một số thông tin về chứng ngứa hậu môn và cách điều trị. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

triệu chứng và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu: Triệu chứng & hướng điều trị

Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ người mắc bệnh và khả năng di...

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau?

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau...

Trĩ ngoại tắc mạch là gì ? Điều trị như thế nào ?

Trĩ ngoại tắc mạch là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân trĩ. Biến chứng này có xu hướng phát...

Viêm đại tràng khi mang thai – mẹ bầu cần phải nhớ!

Mẹ bầu bị viêm đại tràng khi mang thai vẫn có thể duy trì được một thai kì khỏe mạnh....

Vì sao ăn xong hay bị đau dạ dày? Cách khắc phục không phải ai cũng biết

Mặc dù cơn đau dạ dày sau khi ăn là triệu chứng thông thường có thể không đáng quan ngại....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.