Những bệnh dạ dày có lây qua đường ăn uống không bác sĩ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày và biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng của mỗi người. Trước đây, các chuyên gia xác định nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bị vấn đề về thần kinh (căng thẳng, lo lắng, áp lực). Tuy nhiên cho đến 1983, các chuyên gia mới phát hiện loại xoắn khuẩn sống ở niêm mạc dạ dày là vi khuẩn HP đây là thủ phạm chính gây ra các bệnh về dạ dày. Điều khiến cho nhiều người lo ngại hơn nữa là loại vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua đường ăn uống.

Bệnh dạ dày có lây qua đường ăn uống
Bệnh dạ dày có lây qua đường ăn uống hay không?

Bệnh lý dạ dày – bệnh thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ

Dạ dày (còn được gọi là bao tử) là nơi phình to nhất của ống tiêu hóa, nối thực quản với ruột non. Dạ dày có dung lượng khoảng 1 – 1.54 lít. Thành dạ dày được cấu tạo thành bốn lớn: thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và trong cùng là niêm mạc. Dạ dày có nhiệm vụ chính là nghiền nát thức ăn, thấm dịch vị và dùng enzym để phân hủy thức ăn.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh), đau dạ dày là tình trạng niêm mạc của dạ dày bị tổn thương do viêm, loét.

Người mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày hay những biến chứng của nó đều có thể xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn và nôn, đau tức thượng vị dạ dày, mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu (xuất huyết).

Nguyên nhân khiến cho dạ dày bị tổn thương chủ yếu là do:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori
  • Sử dụng thuốc NSAID (aspirin, ibuprofen…) trong thời gian kéo dài.
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Rối loạn miễn dịch (còn được gọi là viêm dạ dày tự miễn, đây là hiện tượng cơ thể tự tấn công tế bào niêm mạc, gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày. Phản ứng này thường xảy ra chủ yếu ở đối tượng bị thiếu vitamin B12, bị tiểu đường loại 1…)
  • Mắc một số bệnh lý như: bệnh về gan, ruột, Crohn, HIV/AIDS…

Bệnh dạ dày có lây qua đường ăn uống hay không?

Việc bệnh dạ dày có lây nhiễm qua đường ăn uống hay không còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu như những cơn đau dạ dày của bạn là do vi khuẩn Hp gây ra thì khả năng bệnh có thể lây nhiễm sang người khác bằng con đường ăn uống là rất cao.

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống ký sinh bên dưới lớp chất nhầy của dạ dày. Tại đây, chúng tiết độc tố kích thích niêm mạc dạ dày tiết nhiều axit, pepsin hơn bình thường, đồng thời bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc bảo vệ. Sự mất cân bằng giữa hai yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công là một trong những nguyên nhân chính gây nên 80% các bệnh lý về dạ dày (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới).

 bệnh dạ dày có lây qua đường ăn uống hay không
Vi khuẩn Hp sống bên dưới lớp niêm mạc dạ dày là nguyên nhân khiến cho bệnh dạ dày có thể lây qua đường ăn uống.

Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong khoang miệng, nước bọt, cao răng. Do đó, loại xoắn khuẩn này có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu như tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của người bị bệnh. Do đó, việc ăn uống chung mâm, gắp thức ăn cho nhau, dùng đũa khuấy thức ăn, mẹ mớm thức ăn cho trẻ… có thể gây lây nhiễm vi khuẩn Hp từ người sang người.

Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn được lây nhiễm theo các con đường khác như:

  • Lây qua đường miệng – miệng: Vi khuẩn tồn tại trong phân người, có thể lây nhiễm thông qua các vật thể trung gian như kiến, gián, côn trùng, rồi bám lại vào thức ăn. Hay, dùng các loại rau củ được tưới nước phân cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây lây nhiễm.
  • Lây qua đường dạ dày – miệng: Người bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nếu như hít phải luồng hơi (do ợ chua, ợ hơi) của người bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này khá hiếm gặp.
  • Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Hp nếu như dụng cụ được dùng để nội soi không được vệ sinh sạch sẽ sau khi nội soi người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày trước đó.

Biện pháp phòng các bệnh dạ dày lây qua đường ăn uống

Trong tất cả những con đường lây nhiễm trên, con đường nhiễm khuẩn thông qua đường ăn uống vẫn là cách thức phổ biến nhất. Để tránh hiện tượng trên, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Không gắp thức ăn cho nhau, dùng chung chén, đũa, hay dùng đũa ngoáy vào thức ăn.
  • Nếu như bố mẹ, ông bà bị nhiễm vi khuẩn Hp thì không nên mớm thức ăn cho trẻ.
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân vì điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Tránh ăn thức ăn bẩn, bị nhiễm khuẩn, thức ăn vỉa hè hay lòng lề đường, hạn chế ăn tiết canh, gỏi sống…
  • Đậy kín thức ăn sau khi chưa ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dùng thuốc xịt tiêu diệt các loại côn trùng có hại.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra vấn đề bất thường của cơ thể, từ đó chủ động hơn trong ứng phó.

Tóm lại, bệnh dạ dày có thể lây nhiễm qua đường ăn uống nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Hp. Do đó, cần áp dụng biện pháp phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để tránh những triệu chứng khó chịu của bệnh.

 

Tin xem thêm

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực...

Bệnh trĩ ở dân văn phòng: Căn bệnh phổ biến cần cảnh giác

Do tính chất công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, thói quen nhịn đại tiện, ít vận động, ăn uống...

Cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn cùng với lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực...

bệnh án nội khoa viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày ruột cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp xảy ra khi dạ dày và ruột của bạn bị kích thích, viêm nhiễm từ...

Bác sĩ Tuyết Lan chữa dạ dày - Vị “cứu tinh” của hàng ngàn người

Ths. Bác Sĩ Tuyết Lan: 40 Năm Tận Tâm Cứu Giúp Người Bệnh Dạ Dày

Với bài thuốc YHCT đặc trị cùng trình độ chuyên môn cao và sự tận tâm, chuyên nghiệp trong từng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.