Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Một điều khá nhiều bệnh nhân thắc mắc là liệu bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh ung thư hay không? Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này. Nhưng quả thật đây là một trong những thông tin rất quan trọng mà chúng ta nên có lời giải đáp sớm để có nhận thức đúng đắn hơn về căn bệnh này. 

Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư
Liệu bệnh trĩ không được chữa sớm có dẫn đến bệnh ung thư không

Giải đáp: Bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư?

Trước hết chúng ta cần hiểu bệnh trĩ là sự phồng lên của các đám rối tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Khi mắc bệnh này bệnh nhân thường cảm thấy ngứa rát, chảy máu khi đại tiện và vô cùng khó chịu.

bệnh trĩ nặng có dẫn đến ung thư không
Bệnh trĩ không biến chứng sang ung thư hậu môn như nhiều người vẫn nghĩ

Về việc bệnh trĩ có phát triển thành bệnh ung thư hay không thì các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định là không. Vì bệnh trĩ là bệnh lành tính còn ung thư thì phát triển theo hai xu hướng là lành tính và ác tính. Do đều hình thành cục u ở hậu môn nên hai căn bệnh này hay bị nhầm với nhau.

Việc nhầm lẫn gây rất nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh. Chính vì vậy, chúng ta cần được thăm khám ngay từ khi có các dấu hiệu đầu tiên để xác định đúng bệnh bà có hướng điều trị đúng đắn ngay từ đầu.

Những biến chứng của bệnh trĩ có thể gặp phải

Bệnh trĩ tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra không ít khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu chúng ta không điều trị sớm thì những biểu hiện bệnh sẽ ngày càng nặng và nguy cơ dẫn đến các biến chứng là rất cao. Cụ thể, chúng ta có thể gặp phải các trường hợp sau:

  • Mất máu: lượng máu chảy khi đi đại tiên ban đầu ít nhưng sau sẽ nhiều dần và tạo thành tia. Nếu không được cầm máu thì hiện tượng mất máu xảy ra là tất yếu.
  • Tắc mạch trĩ: hiện tượng máu không lưu thông mà dồn động lại ở tĩnh mạch hậu môn. Điều này gây ra các cụ máu đông và có thể gây hoại tử vùng hậu môn nếu không được kiểm soát sớm.
  • Trĩ sa nghẹt: hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không tự thụt vào trong được. Điều này làm bệnh nhân vô cùng đau đớn và dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Viêm nhiễm, bội nhiễm: khi bệnh trĩ xuất hiện thì búi trĩ lòi ra ngoài kèm theo đó là máu và dịch hậu môn xuất hiện. Đây là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu không kiểm soát sớm thì viêm nhiễm không chỉ xảy ra ở hậu môn mà còn lan sang khu vực lân cận.

→Xem thêm: 13+ Cách Trị Bệnh Trĩ Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Những điều nên làm khi biết bị bệnh trĩ

Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh trĩ, chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết để biết mình cần phải làm gì nếu không may mắc bệnh. Cụ thể như sau:

# Thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Khi có các biểu hiện bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Sau khi tiến hành các biện pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh và đề ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Hiện nay, việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thường có hai hướng chính như sau:

điều trị bệnh trĩ
Phẫu thuật là một trong những hướng đi trong điều trị bệnh trĩ
  • Dùng thuốc: theo chỉ định của bác sĩ, bao gồm các loại thuốc: thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt hậu môn. Trong quá trình uống thuốc cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ biểu hiện nào bất thường thì cũng phải liên lạc ngay với bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời, tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
  • Phẫu thuật: thường được chỉ định khi dùng thuốc không có tác dụng, các biểu hiện bệnh làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ đang được áp dụng, chẳng hạn như: cắt trĩ bằng laser, phương pháp HCPT,… Việc phẫu thuật đòi hỏi phải có bác sĩ có chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại, chính vì vậy nếu phải phẫu thuật hãy đến các bệnh viện lớn.

# Xây dựng chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn uống có vai trò không nhỏ trong việc điều trị bệnh trĩ, chính vì vậy nên người bệnh cần chú ý một vài vấn đề như sau:

người bị trĩ nên ăn
Chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ khá tích cực trong điều trị bệnh trĩ
  • Tăng cường uống nước để tăng cường trao đổi chất, giúp làm mềm phân, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón.
  • Tăng cường ăn nhiều rau quả và trái cây để bổ sung chất xơ cũng như các vitamin và dưỡng chất cần thiết.
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ… Bên cạnh đó cũng nên hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích…

# Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Ngoài những biện pháp được nêu ở trên, người bệnh cũng nên chú ý hơn vào việc xây dựng chế độ sinh hoạt thì việc điều trị bệnh mới nhanh chóng có kết quả. Cụ thể như sau:

chế độ sinh hoạt điều trị bệnh trĩ
Tập thể dục có tác động tích cực đến việc điều trị bệnh trĩ

Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định, không nhịn đại tiện và không xem điện thoại, xem phim… khi đang đi vệ sinh.

  • Tạo cho mình một tâm thế thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể gây áp lực cho toàn bộ cơ thể, trong đó có hậu môn.
  • Đừng ngồi nhiều, đứng lâu mà hãy thường xuyên vận động để hạn chế máu kém lưu thông ở hậu môn. Nếu đặc thù công việc thì cứ khoảng 1-2 tiếng hãy vận động khoảng 5 phút.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để tinh thần thoải mái, tăng cường hoạt động của nhu động ruột… Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ có những kết quả khả quan hơn.

Qua những gì được chia sẻ có lẽ bạn đã giải đáp được những thắc mắc xung quanh vấn đề nếu bệnh trĩ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có được những câu trả lời thỏa đáng nhất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 có tự khỏi không? Có cần trị?

Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 được xác định là cấp độ nhẹ nhất và là giai đoạn ít gây...

Mách bạn cách dùng bột sắn dây chữa trĩ cực đơn giản

Dùng bột sắn dây chữa bệnh trĩ là một trong những cách chữa dân gian khá phổ biến. Với tác...

Hướng dẫn chữa bệnh trĩ bằng nghệ theo cách người xưa

Với tác dụng kháng viêm và giảm đau, nghệ được dân gian sử dụng để chữa bệnh trĩ và một...

Chữa bệnh trĩ bằng cách tập yoga: Chuyện thật hay đùa ?

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh trĩ còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và hoạt...

Mách bạn cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả ít ai biết

Sử dụng phèn chua chữa bệnh trĩ có khả năng sát trùng, ức chế vi khuẩn và hạn chế nhiễm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *