Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu, giữa, cuối mẹ bầu cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sức khỏe của người phụ nữ rất quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai. Việc đau dạ dày ở mẹ bầu là một căn bệnh không thể tránh khỏi gây ra các triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và em bé. Mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi xuất hiện các triệu chứng bất thường và hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Mệt mỏi, khó chịu là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai đau dạ dày
Mệt mỏi, khó chịu là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ mang thai đau dạ dày

I. Đau dạ dày trong thời kỳ mang thai

1. Đau dạ dày trong 3 tháng đầu

Trong khoảng thời gian đầu của quá trình mang thai, phụ nữ thường hay mệt mỏi, áp lực do cơ thể bị thay đổi rất nhiều khi có một cơ thể sống trong cơ thể mình.

3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thường hay có biểu hiện nghén, nếu tình trạng nghén kéo dài, nôn liên tục sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương nặng gây ra các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…

Mẹ bầu đau vùng bụng không hẳn là có vấn đề về dạ dày, có thể là dấu hiệu sảy thai, hiện tượng này thường xuất hiện trước tuần thứ 12.

Triệu chứng nhận biết khi mẹ bầu bị cả hai trường hợp (đau dạ dày và sảy thai) như: chất lỏng từ âm đạo, đau lưng, đau thắt ở bụng, xuất hiện đốm máu, chảy máu,…

2. Đau dạ dày ở thời kỳ giữa

Trong giai đoạn thai kỳ từ 4 – 6 tháng, thai nhi tăng trưởng rất nhanh. Giai đoạn này, tử cung làm việc liên tục trong việc giãn nở và to lên dần, chèn ép vào vị trí của dạ dày. Quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến việc viêm loét dạ dày.

Thời kỳ giữa cũng chính là thời kỳ mẹ bầu có cảm giác không ngon miệng, chán ăn, hay mệt mỏi, buồn nôn,… cũng là nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày.

Các mẹ bầu nên tìm những phương pháp điều trị dân gian thay vì dùng thuốc và nên điều trị dứt điểm để không ảnh hưởng đến sức khỏe ở thời kỳ cuối.

3. Đau dạ dày ở thời kỳ cuối

Ở thời kỳ 3 tháng cuối, mẹ bầu sẽ cảm nhận được con đã lớn. Và cũng chính là thời kỳ mà tâm lý của các bà mẹ bị chùm xuống bởi sự mệt mỏi, áp lực sắp phải đối diện với những công việc được gấp đôi lên dẫn đến tình trạng ăn không ngon, ngủ không yên.

Khi mang thai không phải tất cả mẹ bầu đều bị đau dạ dày. Có những trường hợp, mẹ bầu chỉ đau dạ dày vào 3 tháng cuối trước khi “lâm bồn”.

Hiện tượng đau dạ dày ở thời kỳ cuối thai kỳ thường hay gặp phải do nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Phần tử cung to lên, chèn ép vào vị trí của thai kỳ. Việc chèn ép đó làm ảnh hưởng đến hóa trình tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa, bị ứ động lại gây ra đầy hơi, ợ nóng.

Một số trường hợp nghiêm trọng cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh để được giúp đỡ khi xuất hiện các triệu chứng như: ngứa, sốt cao, buồn nôn, chảy máu vùng âm đạo, nhiễm khuẩn HP.

Trường hợp nhiễm khuẩn HP không phổ biến nhưng nếu xảy ra thì để lại những hậu quả nghiêm trọng: sảy thai, rối loạn tiêu hóa, giảm chức năng nhau thai.

II. Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai

Khi mang thai cơ thể sản sinh rất nhiều hormone progesterone làm tăng các cơn đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác dẫn đến đau dạ dày khi mang thai như:

  • Ốm nghén kéo dài.
  • Lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Trào ngược axit.
  • Vấn đề về gan, túi mật.
  • Táo bón.
  • Tiền sử đau dạ dày.

III. Mẹ bầu cần làm gì khi bị đau dạ dày?

Trong suốt quá trình điều trị đau dạ dày khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để cơn đau dạ dày không bị kéo dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Chế độ ăn uống:

  • Chia ba bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ, để quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng được dễ dàng.
  • Thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như: cháo, sữa, trứng,… không được ăn các thức ăn khô và dai như: trái cây sấy, mực khô, cá khô,…
  • Không ăn các món mặn, chua, cay và các đồ uống như: cà phê, trà đặc, rượu, bia,… những thực phẩm đó có chứa chất kích thích lên niêm mạc dạ dày.
  • Bổ sung các vitamin có trong trái cây, rau củ, sữa,…
  • Ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm hôi, tanh.
Mẹ bầu cần bổ sung vitamin có trong trái cây, rau củ
Mẹ bầu cần bổ sung vitamin có trong trái cây, rau củ

Sinh hoạt hằng ngày:

  • Tránh vận động mạnh, có thể tập các bài tập nhẹ: đi bộ, tập yoga, tập các bài tập chuyên cho bà bầu, nằm thư giãn,…
  • Luôn giữ cho tình thần được thoải mái, không bị căng thẳng.
  • Nên nằm kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người.
Tập yoga giúp mẹ bầu thư giãn, giảm bớt căng thẳng
Tập yoga giúp mẹ bầu thư giãn, giảm bớt căng thẳng

Sử dụng thuốc: 

Mẹ bầu có nhu cầu sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của dược sĩ chuyên môn.

Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai khá quan trọng, sử dụng không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

Đau dạ dày khi mang thai không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến việc không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Cần phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị tốt nhất, không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình sinh sản.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi vấn đề về sức khỏe người bệnh cần liên hệ trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm

Liệu bệnh ung thư dạ dày có thể lây truyền, di truyền không?

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư dạ dày, chẳng hạn như thường xuyên hút thuốc, uống rượu, chế độ...

Các nguyên nhân gây bệnh táo bón không phải ai cũng biết

Theo các chuyên gia y tế, một chế độ ăn uống không lành mạnh cộng với việc thiếu tập luyện...

Tìm hiểu về tình trạng ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày di căn sang gan: Những điều bạn cần biết

Một khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ di căn sang...

Vi khuẩn Hp có đặc điểm gì, sống được bao lâu?

Vi khuẩn hp sống được bao lâu trong và ngoài dạ dày?

Vi khuẩn Hp là gì? Vi khuẩn hp sống được bao lâu? là những vấn đề có không ít người...

Tìm hiểu về phương pháp mổ nội soi polyp dạ dày

Phương pháp mổ nội soi polyp dạ dày được thực hiện để ngăn chặn các biến chứng phát sinh như...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.